Tuesday, June 17, 2025

VIỆT BÁO: Từ George III đến Donald I: Một Triều Đại Không Ngai


17/06/2025



Một biểu ngữ biểu tình No Kings tại thành phố Tustin, CA ngày thứ Bảy, 14 tháng 6, là một phần của cuộc biểu tình No Kings với 13.14 triệu người biểu tình xuống đường chống chính quyền độc tài Trump trên toàn quốc. Ngày 14 tháng 6 cũng là ngày sinh nhật của TT Trump. Ảnh: VQHN.


Ở những quốc gia bình thường, người ta biểu tình để đòi cơm, đòi nhà, đòi quyền sống. Còn ở nước Mỹ, mùa xuân năm 2025, người ta biểu tình để nhắc nhau một điều nghe có vẻ buồn cười: nước này không có vua. Phải, họ xuống đường, giương biểu ngữ “No Kings,” không phải để chống một thế lực ngoại bang hay giáo chủ nào, mà để nhắc... chính mình rằng Hiến pháp chưa bị đốt, rằng một người đàn ông – dù tóc nhuộm màu cam, dù có máy bay riêng, dù có đài truyền hình riêng – vẫn không được gọi là “bệ hạ.”

Trớ trêu thay, người bị nhắm đến lại không mấy phiền lòng. Ông ấy đang ngồi thoải mái ở Phòng Bầu Dục, ăn burger thịt bò loại đắt tiền và nhấm nháp chiến thắng như thể mình là hậu thân của Julius Caesar – nếu Caesar có tài khoản Truth Social và thích kiện tụng.

Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.

Adam Serwer gọi đó là “bài trắc nghiệm bạo chúa”: một nhà lãnh đạo sử dụng vũ lực để đàn áp đối lập chính trị thì không còn xứng đáng cầm quyền. Và Trump – theo ông – “đã thất bại ngay từ đầu.”[1]

Đó là bản phác thảo thô thiển của một chế độ độc tài kiểu Mỹ – dành cho người làm biếng suy nghĩ. Trump không cần Machiavelli; chỉ cần xem lại chính mình trên truyền hình và sao chép.[2]

Giữa lúc người dân giương cao biểu ngữ “No Kings,” ông lại tổ chức một cuộc diễu binh mừng sinh nhật 79 tuổi, với xe thiết giáp chạy ngang đại lộ Pennsylvania và máy bay chiến đấu gầm rú qua bầu trời thủ đô. Không phải để tưởng niệm chiến tranh, không phải để vinh danh cựu chiến binh, mà để tự mãn. Những trống kèn phô trương ấy không khác gì những cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng, ngoại trừ việc khán giả lần này là người Mỹ – và họ phải trả tiền cho buổi biểu diễn ấy bằng chính thuế của mình.

Trump là tổng thống, nhưng hành xử như một diễn viên đóng vai tổng thống quá lâu đến mức quên mất rằng sân khấu đã đóng rèm. Ông phát động “cuộc chiến văn hóa” như thể đang bán vé xem đấu vật. Ông tấn công di dân như thể đó là cách kiếm điểm trên mạng xã hội. Và ông đối xử với quân đội như thể đó là đội vệ binh hoàng gia riêng – mà không cần trả lương.

Simon Tisdall gọi ông là “bạo chúa vô dụng.”[3]  Nhưng đó là điều nguy hiểm nhất. Bởi một bạo chúa hữu dụng biết điểm dừng, biết chơi cờ, biết sợ. Còn Trump thì không. Ông ta chơi bằng xúc xắc, và khi thua, ông lật bàn.


Ông ta đòi hoà bình ở Trung Đông bằng cách ném bom Yemen. Ông rút khỏi hiệp ước khí hậu như thể Trái Đất là căn nhà thuê, sắp dọn đi. Ông mở chiến tranh thuế với cả thế giới, rồi bảo đó là “nghệ thuật đàm phán.” Ông sa thải những người kiểm toán chính phủ – 17 cơ quan – như thể sự minh bạch là một căn bệnh truyền nhiễm. Ông gây áp lực với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bằng cách giữ lại viện trợ quân sự, để buộc Kyiv mở cuộc điều tra đối thủ chính trị của ông – một hành vi bị luận tội, nhưng được tha bổng nhờ Thượng viện do cận thần của ông kiểm soát.

Và trong khi dân chúng biểu tình “No Kings,” Trump đứng trên ban công Bạch Ốc, như một Louis XVI thời digital, giơ tay chào đám đông với nụ cười ngạo mạn: “Các ngươi không cần vua – nhưng các ngươi cần ta.”

‘Tyrants fall’ – bạo chúa thì sụp đổ. Đó là câu chuyện an ủi ta kể nhau nghe trước giờ ngủ. Nhưng cũng nên nhớ: trước khi sụp đổ, họ thường được vỗ tay. Họ thường thắng cử. Họ thường được xem là “cần thiết cho trật tự.” Và chỉ khi họ lạm dụng mọi thứ, người ta mới chợt tỉnh và nhận ra: à, hoá ra cái vương miện mà ta cười cợt năm nào – giờ đã chụp trên đầu chính mình.

Trump có thể tự hủy hoại mình – như Simon Tisdall đã chỉ ra – không phải vì ông ta yếu, mà vì ông ta không biết giới hạn. Tham vọng, lòng kiêu hãnh và sự ngu ngạo sẽ dẫn ông ta đến vách đá.[4] Nhưng nếu ta chỉ ngồi đợi, cười thầm và vỗ tay khi ông ta lỡ miệng, thì khác gì những thần dân cũ của Rome – chỉ biết nhìn đế quốc suy tàn trong im lặng.

“No Kings,” người biểu tình hô to. Nhưng lời hô ấy không phải dành cho Trump. Nó là lời nhắc nhở cho chính chúng ta, rằng nếu không can đảm giữ lấy nền cộng hoà, thì ngai vàng sẽ không cần người leo lên – chính ta sẽ tự dựng nó, đánh bóng nó, và trao vương miện cho kẻ đầu tiên hứa sẽ dẹp loạn bằng máu và lệnh hành pháp.

Và khi lịch sử hỏi: “Làm sao một quốc gia được xây dựng để chống lại vua chúa lại ngã gục dưới chân một bạo chúa tầm thường?” – chúng ta chỉ có thể đáp rằng: “Vì chúng tôi tưởng ông ấy chỉ là một vai diễn truyền hình. Chúng tôi tưởng chỉ là mục giải trí.”

Nina HB Lê

Chú thích:

  1. Adam Serwer, “The Tyrant Test,” The Atlantic, ngày 16 tháng 6, 2025. https://www.theatlantic.com/ideas/archive/2025/06/donald-trump-military-force-protesters-los-angeles/676412
  2. Machiavelli (1469–1527) là tác giả cuốn Il Principe (Quân Vương), một trong những tác phẩm kinh điển về kỹ nghệ quyền lực. Nhắc đến ông ở đây là để đối chiếu sự tinh vi chiến lược của lý thuyết cầm quyền với thứ bản năng sân khấu hóa quyền lực của Donald Trump.
  3. Aoife O’Donoghue, “Donald Trump and Tyranny,” London Review of Books, tháng 4, 2025
  4. Simon Tisdall, “Tyrants like Trump always fall – and we can already predict how he will be dethroned,” The Guardian, ngày 27 tháng 4, 2025. https://www.theguardian.com/commentisfree/2025/apr/27/donald-trump-us-constitution-president

Monday, June 16, 2025

IRAN VÀ GIẤC MƠ LÀM GIÀU URANIUM ĐANG BỊ DO THÁI HỦY DIỆT

 

không ảnh vệ tinh ngày 14/6/2025 trung tâm tinh chế Uranium của Iran bị phá hủy nặng nề bởi chiến đấu cơ Do Thái Với sự tàn phá này Giấc Mơ của Iran tinh chế U đang bị kéo lui một thời gian khá dài mới có lại???


Iran cho hay đã hạ được 2 F35 của Do Thái và còn bắt được nữ phi công, nhưng chưa được phía Do Thái công nhận

Từ 13/6/2025 Do Thái bắt đầu tung toàn lực không quân đánh phủ đầu Iran trong mục đích phá tan toàn bộ căn cứ tinh chế Uranium mà theo tình báo Iran có khả năng làm được 20 quả bom Nguyên Tử. Theo LHQ, rất có khả năng tất cả gần 15.000 máy ly tâm đang hoạt động tại nhà máy làm giàu uranium lớn nhất của Iran tại Natanz đã bị hư hỏng nặng hoặc bị phá hủy do mất điện do một cuộc không kích của Israel gây ra.




Chuyện LHQ lo ngại là tai nạn phóng xạ có khả năng xảy ra.  Viên chức đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc nói với BBC ngày thứ Hai hôm nay tức là 16/6/2025


Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và ông Tổng giám đốc Rafael Grossi trước đây từng cho rằng các máy ly tâm tại nhà máy làm giàu ngầm ở Natanz có thể đã bị hư hỏng nặng do một cuộc không kích vào nguồn cung cấp điện làm mất nguồn điện đột ngột cho nhà máy và có thể hội trường chứa nhà máy dường như không bị trúng đạn.


“Chúng tôi đánh giá rằng với việc mất nguồn điện bên ngoài đột ngột này, rất có thể các máy ly tâm đã bị hư hỏng nghiêm trọng nếu không muốn nói là bị phá hủy hoàn..."


Chào bạn đọc

Hiện nay thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng do không kềm chế được sự phát triển của các quốc gia có vũ khí hạt nhân. Cách đây hai thập kỷ, chính Bắc Hàn chỉ có non 20 đầu đạn nguyên tử nhưng giờ đây dù bao nhiêu "trừng phạt" quốc tế nhất là Mỹ, Kim jong Un vẫn có trong tay 40 vũ khí nguyên tử. Rõ ràng sở hữu vũ khí hạt nhân là một thảm họa tiềm tàng nhưng tại sao dù nghèo như Bắc Hàn và Pakistan người ta vẫn mơ có thứ "độc hại" đó? Câu trả lời là nhờ có nó thì dù có nhược tiểu nhưng vẫn không bị "ăn hiếp" hay xâm lăng. Nói đến vũ khí hạt nhân thì khi đã "bấm nút" thì dù cả hai hay toàn cảnh đều bị tận diệt...

Do Thái không công khai có vũ khí hạt nhân nhưng nhờ có một "ô dù" che chắn thông tin và nhờ và giàu có nên hiện từ 70 đầu đạn nay đã lên con số đáng sợ là 90

Bản đồ và số lượng các quốc gia có vũ khí hạt nhân hiện nay , trong đó Nga và Mỹ là hai nước nhiều nhất thế giới


Nhìn trên bản đồ của statista chúng ta thấy nghèo như Pakistan (Tây Hồi) qua sự bao che của Trung Cộng vẫn có 160 đầu đạn hạt nhân nhiều hơn cả Ấn Độ.

Do Thái là quốc gia bị bao vây bởi khối Hồi Giáo và chiến tranh từ khi Do Thái lập quốc đến nay không bao giờ ngưng. Sự thành lập Palestine và Do Thái sau Thế Chiến II từ bàn tay Đế quốc Anh và tiếp đến là bàn tay bảo trợ Do Thái từ Hoa Kỳ khiến cuộc chiến Trung Đông có thể nói là không bao giờ ngưng được. 

Từ khối đầu đạn hạt nhân của Do Thái, Iran không bao giờ ngủ yên. Tuy có nguồn dầu khổng lồ nhưng tây phương đứng đầu là Mỹ luôn luôn trừng phạt kinh tế và bắt buộc Iran phải chấp nhận từ bỏ Giấc Mộng Hạt Nhân...


Từ 13/6/2025 Do thái đã dốc toàn lực không quân đánh chính xác nhất là đầu não quân sự và trung tâm tinh chế Uranium đưa cuộc chiến đáp trả của Iran đối lại rất tàn khốc. 

                Giáo Chủ Iran Ali Khamenei 

Cuộc chiến hiện đang xảy ra và gia tăng cường độ rất ác liệt. Các tướng lĩnh hàng đầu của Iran đã bị tử trận rất đông. Mạng sống của Giáo Chủ Iran là Ali Khamenei đang bị Do Thái đe dọa. Người dân thủ đô Teheran hiện phải lo di tản để tránh thảm họa

Do Thái cũng hứng chịu nhiều trận mưa hỏa tiễn đạn đạo supersonic siêu vượt âm và tuy có hệ thống phòng không tối tân nhưng cũng khó lòng ngăn chận được loại hỏa tiễn siêu âm của Iran.

Hôm nay tuy TT Donald Trump đi dự G7 tại Canada nhưng ông không ký vào Tuyên Bố Chung của G7 về vấn đề chiến tranh Trung Đông đang xảy ra hiện nay. TT Trump vội vàng rút ngắn chuyến đi và bay về Hoa Kỳ gấp đêm nay 16/6/2025 để theo sát cuộc chiến Do Thái /Iran có thể đến hồi nguy hiểm 

Tuy nhiên, thế giới đều hiểu Hoa Kỳ luôn là đồng minh của Do Thái trước sau như một và ép buộc Iran phải từ bỏ "giấc mơ vũ khí hạt nhân" mà thôi.

Trên Twitter (X) hôm nay ông Trump viết với sự đe dọa mạnh mẽ:

Iran nên ký vào thỏa thuận, tôi (Trump) đã bảo họ ký. Thật xấu hổ, Iran làm thế chỉ tổn thất thêm nhân mạng mà thôi. Iran không thể có vũ khí hạt nhân. Tôi đã lập đi lập lại mãi như thế. Mọi người hãy tránh xa Teheran ngay lập tức



Trong bài viết này, tác giả chỉ bàn qua vấn đề vũ khí hạt nhân mà nhu cầu chính là nguyên tố Uranium 

Nhưng có trong tay Uranium rồi thì người ta phải làm giàu hay còn gọi là tinh chế đến một hàm lượng cho phép mới có vũ khí nguyên tử được

TỪ KHỦNG HOẢNG TINH CHẾ HẠT NHÂN CỦA IRAN, CHÚNG TA HIỂU THẾ NÀO LÀ LÀM GIÀU URANIUM?

 

tổng thống Iran thị sát nồng độ Uranium làm giàu. Iran tuyên bố chỉ vì mục đích 'hòa bình'?


Theo RFI ngày 1/3/2023 tin nóng nhất cho biết Iran sắp đủ lượng URANIUM được làm giàu để đủ chế bom nguyên tử...

Trong báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được công bố hôm 28/02/2023, Iran đang tiếp tục phát triển chương trình làm giàu uranium ở tốc độ cao. Vẫn theo IAEA, mức uranium được làm giàu lên đến 83,7%, một ngưỡng gần với mức 90% được sử dụng để sản xuất vũ khí nguyên tử. Teheran đã phủ nhận cáo buộc trên.  

Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi cho biết cụ thể : 

Theo báo cáo của IAEA, trữ lượng uranium được làm giàu ở Iran hiện nay cao gấp 18 lần giới hạn cho phép trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Đáng chú ý là Teheran sở hữu 87 kg uranium được làm giàu tới 60%. Ngoài ra, cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc đã phát hiện các phân tử uranium được làm giàu ở mức gần đạt 90%, ngưỡng cần thiết để sản xuất bom nguyên tử. 

Những chỉ số mới này làm cho các nước phương Tây lo lắng. Theo người đứng đầu CIA, trong vài tuần nữa, Iran có thể sản xuất đủ lượng uranium được làm giàu ở mức độ cao để chế tạo bom nguyên tử. ..(RFI)

Có hai vấn đề cho chúng ta hỏi về khủng hoảng chuyện Uranium của Iran. 

-Liệu Iran có bao nhiêu kg Uranium 235 có nồng độ LÀM GIÀU TỚI 90% để làm nguyên liệu cho bom hạt nhân

-Khối lượng tối thiểu cho 1 quả hỏa tiễn (hay bom) hạt nhân hiện Iran cần 

LÀM GIÀU URANIUM LÀ GÌ

Ngày 3/7/2013 Hoa Kỳ và Nga giúp chuyển gần 16 kg Uranium được tinh luyện ở mức cao ra khỏi Việt Nam trong chiến dịch toàn cầu cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hạt nhân có thể dùng làm nguyên liệu chế bom nguyên tử.(xin bấm vào URANIUM Từ đó chúng ta hiểu ra rằng không phải có quặng Uranium là có thể có bom hạt nhân hay chạy ngay nhà máy điện hạt nhân! Muốn dùng Uranium chúng ta phải ứng dụng kỹ thuật. Trong đó, nguyên liệu U 235 cần cho bom hạt nhân vừa ít vừa khó làm giàu nó cần kỹ thuật cao từ các nước khoa học tiến bộ mới được.
 

   logo  Cơ Quan Kiểm Soát Hạt Nhân Hoa Kỳ


Phần lớn trong 500 lò phản ứng hạt nhân của thế giới hiện tại đang cần đến Uranium được LÀM GIÀU từ đồng vị U235

Vận hành chính trong tiến trình này đều ứng phương pháp  gaseous centifrige tam dich la` LY TÂM KHÍ  sẽ trình bày phần dưới- Phương thức của Austria (Áo Quốc) kết hợp với phương pháp ứng dụng năng lượng tia Laser phát minh của Hoa kỳ



Uranium tinh chế hay làm giàu (enrichment)- đó là U235,  nguyên liệu cần cho các lò phản ứng hạt nhân, kỹ thuật tại lò kiểm soát được phản ứng, và sử dụng nguồn nước nhẹ.

(Nước nhẹ H2O khác với nước nặng D2 do trong nhân (nucleus) của H nước nặng có 1 proton+ 1 neutron , trong khi trong nhân của H nước nhẹ chỉ có trơ 1 proton thôi )

1. THẾ NÀO LÀ LÀM GIÀU URANIUM ?

Làm giàu Uranium có nghĩa là làm sao gia tăng tỷ lệ các nguyên tử U mà chúng có khả năng bị chẻ đôi (split) bởi phản ứng phân hạch( fission reaction) cho ra năng lượng thông thuờng với dạng NHIỆT NĂNG từ đó  tạo ra điện lực. Không phải tất cả các nguyên tử U nào cũng mang tính chất giống nhau. KHi U mới được khai thác từ mỏ ra , nó thuờng chứa tới 99.3% loại U-238, 0,7% U235 và U234 lại còn nhỏ hơn cả 0.01% hay 1/10,000.

Như thế các đồng vị khác biệt như trên đều có cái giống nhau là đều mang 92 dương điện tử(proton) ở nhân (nucleus). Chuyện khác ở đây là U 238 có 146 trung hòa tử(neutrons), U 235 có 143 và U 234 chỉ có 142 neutrons. (tổng số>>> proton + neutron = khối lượng nguyên tử).

   Nguyên liệu để cung ứng cho các lò phản ứng hạt nhân cần phải có nồng độ U235 cao hơn nhiều khi so với quặng lấy từ thiên nhiên. Lý do tại sao ?vì U 235 là chất liệu có khả năng tạo ra phản ứng PHÂN HẠCH (fissionable), cũng đồng nghĩa tạo ra phản ứng hạt nhân và giữ cho phản ứng này LIÊN TỤC mãi.  

Thông thừong mà nói, số lượng đồng vị U 235 được làm giàu đi từ 0.7% đạt tới khoảng 5%.
                                                          
                                                         *
           3  PHƯƠNG PHÁP LÀM GIÀU URANIUM


1- KHUẾCH TÁN  KHÍ  (gaseous diffusion)

2- LY TÂM KHÍ (gas centrifuge)

3- PHÂN LY BẰNG TIA LASER (laser separation)


1- TIẾN TRÌNH LÀM GIÀU URANIUM BẰNG PHƯƠNG PHÁP  KHUẾCH TÁN KHÍ

Tiến trình làm giàu bằng cách khuếch tán khí ứng dụng phương pháp khuếch tán phân tử để cách ly một thể khí từ hỗn hợp hai dạng khí khác nhau. phương pháp cách ly các đồng vị được hoàn thiện bởi sự khuếch tán uranium( nó đã hợp với flourine tạo thành uranium hexaflouride (UF6) một dạng khí ) khi ngang qua một màng ngăn xốp (dùng để cản ), khi ứng dụng sự khác nhau trong vận tốc di chuyển giữa hai đồng vị để đạt được sự phân tách hợp chất này.



                 -KHUẾCH TÁN  KHÍ (gaseous diffusion )

Tiến trình: 
trong nhà máy làm ứng dụng phương pháp khuếch tán khí, khí uranium hexafluoride UF6 được chậm rãi bơm vào trong nhà máy qua ống lọc đặc biệt gọi là mạng lọc xốp. Những lỗ nhỏ trong màng xốp này nhỏ đến nỗi chỉ đủ kích thuớc cho các phân tử hơi UF6 xuyên qua thội. Các đồng vị trong khí UF6 nhẹ hơn gồm U 234 và U 235 có khuynh huớng bị khuếch tán nhanh hơn các UF6 nào nặng hơn gồm các đồng vị U 238. Một màn ngăn như vậy chưa đủ chúng ta cần có hàng trăm màng lọc như vậy liên tục nhau cho đến thời điểm chúng ta có đủ U 235 dùng cho lò phản ứng. Đoạn cuối của công đoạn này , khí UF6 đã được tinh luyện sẽ được rút ra dược đông lại dưới dạng lỏng để chứa vào thùng chứa. UF6 tiếp tục làm lạnh cho đến khi nào đổi qua thể đặc và chúng được vận chuyển tới xưởng chế tạo ra nguyên liệu để dùng cho nhà máy điện hạt nhân.(biểu đồ bên phải là tiến trình làm giàu bằng phương pháp khuếch tán khí )

Nguy hiểm : nguy hiểm đầu tiên chúng ta phải kể tới trong phương pháp tinh luyện Uranium bằng phương pháp khuếch tán khí trong nhà máy làm ra loại này bao gồm đe dọa về hóa học cùng phóng xạ xảy ra do UF6 xảy đến cho chúng ta khi xử lý sai uranium đã được làm giàu xong , những chất liệu đó có khả năng gây ra những tai biến rất nghiêm trọng(phản ứng hạt nhân giây chuyền bất ngờ )

 nhà máy ở đâu: nhà máy nhận nhiệm vụ chuyên về khuếch tán khí tại Hoa kỳ trú tại Paducah bang Kentucky. Một nhà máy tương tự đóng tại Piketon-Ohio, nhưng bị đóng cửa vào tháng 3 năm 2001. Cơ Quan Tinh Luyện Hoa Kỳ (USEC) thuộc bộ Năng Lượng Hoa kỳ đã thuê hai nhà máy này và được điều khiển bởi Cơ Quan Kiểm Soát Hạt Nhân Hoa Kỳ  từ mồng 4 tháng 3/1997

2- PHƯƠNG PHÁP   LY TÂM KHÍ (gas centrifuge)

phương pháp này dùng môt loạt trục máy ly tâm song song với nhau . Các dạng khí có chứa chất phóng xạ này được đem vào và quay với tốc độ rất cao , các phân tử có phân tử khối cao sẽ bị bắn ra bám vào thành máy ly tâm còn các phân tử khối nhỏ hơn sẽ tập trung vào phần trung tâm. Khí loại thải và chất liệu đã được làm giàu sẽ được lấy ra bằng những dụng cụ múc đặc biệt.

Những máy ly tâm này liên kết với nhau tạo thành một dãi dài từ cao xuống thấp. Trong quá trình này , khí UF6 được đặt vào từng xi lanh và quay tốc độ thật cao. Tốc độ quay như thế tạo ra lực ly tâm rất mạnh và các phân tử khối nặng hơn( chứa U 238) sẽ bị bắn ra thành ngoài và phân tử khí nhẹ hơn( có U 235) tập trung dần vào vùng trung tâm. Từ đó một dòng có một số nguyên tố nhẹ hơn U 235 sẽ được đi qua tầng  khác, còn những thứ khác tiếp tục quay đầu lại lại vào tầng thấp hơn để được ly tâm tiếp . Như thế càng lúc chúng ta càng có nhiều U 235 được làm giàu hơn là phương pháp khuyếch tán khí (biểu đồ bên phải)




                   PHƯƠNG PHÁP   LY TÂM KHÍ (gas centrifuge )


3- PHƯƠNG PHÁP PHÂN LY BẰNG TIA LASER  (laser separation)

phương pháp này đạt được dưa vào nguyên lý photoexicitation  (tạm dịch là QUANG KÍCH)

Laser Separation (kích thích các phân tử bằng hiệu ứng của tia laser). Kỹ thuật này được đặt cho cái tên là Cách Ly Đồng Vị Nguyên tử Khí Bằng Laser- Atomic Vapor Laser Isoptope Separation(AVLIS), có thể là Phân Ly Phân Tử Đồng Vị - Molecular Laser Isotope Separation (MLIS), hoặc là Cách ly Đồng vị Bởi Kích Thích Laser (SILEX). Một cách tổng quát , nó bao gồm 3 hệ thống:

   -Laser

   -Quang Học

   - Hệ thống chuyên dụng phân ly (hay module phân ly ) Những tia laser điều chỉnh được làm sao đạt đến tình trạng cao của bức xạ đơn sắc (monochromatic radiation- bức xạ đơn sắc - một màu duy nhất không do nhiều màu hợp lại). 

visible light spectrum 


[theo người viết ánh sáng trắng ban ngày chúng ta thấy được qua quang phổ (visible spectrum) nó bao gồm: đỏ, cam , vàng, lục, lam , chàm , tím cộng lại nên không phải là ánh sáng đơn sắc)

Những bức xạ này có công dụng ảnh huởng tới đồng vị đặc biệt nào và không ảnh huởng tới các đồng vị khác. Các đồng vị bị quang hóa này(photoionize) sẽ thay đổi lý tính hay hóa tính của chúng từ đó chất liệu chúng ta cần sẽ được phân ly ra. Ví dụ phuong pháp Phân Ly Khí Đồng Vị Bằng Laser(AVLIS) dùng Uranium-sắt(U- Fe)dùng như hợp kim nguyên liệu , trong khi đó các phương pháp khác có thể dùng UF6 như là nguyên liệu cung ứng.

Hiện chưa có nhà máy nào ứng dụng phương pháp Laser hoạt động tại Hoa kỳ. Tuy nhiên vài công ty như Gẻneral Electric-Hitachi đã nộp đơn xin phép ứng dụng để mở nhà máy lên Cơ Quan Kiểm Soát Hạt Nhân Hoa Kỳ  NRC. Và họ đang xem xét.

Tinh luyện Uranium cái giá rất đắt:

một viên nhỏ nhiên liệu hạt nhân U 235 trong lò phản ứng hạt nhân. Viên này cao nhất có tới 40% U 235. Khác với bom nguyên tử cần tới 80% U 235 tinh chất mới nổ được










Hiện nay Tây Âu và Hoa Kỳ trừng phạt Iran do nước này ỷ vào tiền dầu để đeo đuổi vấn đề tinh chế Uranium nhưng thực chất để tạo bom nguyên tử. Tin theo CNN ngày 1/3/2023 Iran hiện đang có đủ lượng Uranium tỷ lệ tinh chất cao tới gần 84% tức gần 90% của U-235 để chế ra bom hạt nhân. Thời gian hiện nay có thể đạt  trong vòng 12 ngày là có tỷ lệ đó tức là 90% tinh chất

Ngày xưa Hoa Kỳ cũng không phải dễ dàng để có được 2 trái bom hạt nhân dội vào 2 thành phố Nhật là Hiroshima và Nagasaki khiến Nhật phải đầu hàng đồng minh.

Theo lịch sử công bố, Mỹ cần 137 pounds Uranium 235 để làm bom Nguyên tử. Số lượng này tinh chế từ 4 tấn quặng uranium mới có. (Simon & Schuster,1995)

Hàng vạn người đã làm việc với tốn phí tới 500 triệu USD thời giá 1944 tương đương với 6 tỷ USD vào năm 2009 mới có được.

Cái giá tinh chế Uranium như thế để chúng ta biết rằng không những cần khoa học kỹ thuật mà quốc gia tinh luyện phải có tiền. 

Iran đang có nhiều tiền và từ đó chúng ta không ngạc nhiên Do Thái kể cả Hoa Kỳ bằng mọi giá phải hủy diệt giấc "vũ khí hạt nhân" trong tay Iran là thế
./.

ĐHL

edition
16/6/2025

các nguồn tham khảo






TUYỂN TẬP AUDIO HỒI KÝ CỦA ĐHL -SECTION 6

Tuesday, June 10, 2025

HOA KỲ RA SAO NẾU CALIFORNIA LY KHAI KHỎI MỸ

 

Thống Đốc California Gavin Newsom vừa nổi trội như một ngôi sao do "dám chống lại TT Trump"...


Chào bạn đọc

Trước cuộc diễn binh kỷ niệm 250 năm thành lập Lục Quân Hoa Kỳ và thâm ý là nhằm vào kỷ niệm 79 năm SINH NHẬT của TT Trump, chính trường Mỹ lại rối lên tranh chấp giữa chính quyền tiểu bang là Cali và Liên Bang do TT đã qua mặt thống đốc Gavin Newsom trực tiếp ra lệnh điều vệ binh Quốc Gia và Thủy Quân Lục Chiến nhằm trấn áp cuộc biểu tình tại Los Angeles chống lại chính sách bài trừ nhập cư của Lực Lượng Hải Quan và Di Trú Mỹ ICE. Chuyện  này nói cho kỹ rằng trên danh nghĩa xem chừng là cuộc trấn áp nhập cư tại một thành phố có đông đúc người nhập cư nhất. Nhưng đây là thủ đoạn gây kích động nhằm giúp Trump đánh thẳng vào tiểu bang Dân Chủ  bằng cách qua mặt quyền hạn của tiểu bang mà TT Trump đang lộ rõ ý muốn độc tài, quân phiệt coi thường hiến pháp Mỹ.

 



Nếu chuyện tranh chấp này qua con mắt thiên vị phò ông Trump thì đó đang giúp Trump chứng tỏ mình là 'một tổng thống cứng rắn giữ đúng lời hứa" hay "nói là làm" nhưng đây là một hành động lộng quyền bất hợp pháp của TT Trump coi thường Luật Pháp California một tiểu bang có QH có Tòa án Tối Cao có thẩm quyền điều khiển vệ binh theo Hiến Pháp Mỹ quy định.


Chúng ta nhớ lại ngày 4/4/1968 ngày Mục sự Luther King Jr. nhà tranh đấu dân quyền  bị ám sát thì Los Angeles từng bị người da đen nổi loạn cướp bốc tràn lan. Nhưng so với việc Donald Trump trở lại Bạch Ốc, ông đang  tiếp tục cuộc 'đấu đá' dai dẳng với tb California và các nhân vật chính trị của tiểu bang này, nổi bật nhất là Thống đốc Gavin Newsom. Chẳng qua California là tiểu bang của đảng DC nắm ưu thế mà ông Newsom là thống đốc DC.


Ô Trump gọi Newsom với danh từ miệt thị là "Newscum"(Newsom + scum=cặn bã) trong các bài đăng trên mạng xã hội của ông Trump. Hệ quả là TĐ Newsom đã triệu tập một phiên họp đặc biệt của Cơ quan lập pháp California để chi trả cho các bước nhằm ngăn chặn các sắc lệnh chính sách của Trump.


Việc chỉ trích từ Liên bang xuống Tiểu bang này đặt ra một câu hỏi trước đây từng xảy ra: Liệu California có thể ly khai với Hoa Kỳ và một lần nữa trở thành một nhà nước độc lập chăng ?


According to the IMF’s 2024 World Economic Outlook data released yesterday, and BEA data California’s nominal GDP reached $4.1 trillion, surpassing Japan’s $4.02 trillion, and placing California behind only the United States, China, and Germany in global rankings. California’s GDP figure is based on the latest state-level GDP data from the BEA.

Theo IMF, năm 2024California đã qua mặt Nhật Bản đứng hàng thứ 4 so với thế giới khi GDP đạt tới 4.10 trillions 

Independent California Institute is a 501(c)(3) tax-exempt think tank (EIN 83-1377726). We conduct research and educate the public on greater self-governance for California.

Viện California Độc lập (Independent California Institute- ICI) có trụ sở tại Hạt San Diego cho chúng ta biết rằng nó có. Viện này trích dẫn nền kinh tế phát triển so với thế giới của California là vị thế ưu việt là "một tác nhân có ảnh hưởng và nổi tiếng trên trường quốc tế, đặc biệt là trong cuộc chiến chung của nhân loại chống lại biến đổi khí hậu mà California luôn đi tiên phong".


 Viện California Độc Lập vừa báo cáo một cuộc thăm dò mới cho thấy hơn 60% người California đồng ý rằng họ "sẽ sống khá hơn nếu California tách rời khỏi Hoa Kỳ trong hòa bình vào một thời điểm nào đó trong 10 năm tới".


ICI cũng cho biết, đa số người Cali muốn California thành lập một "ủy ban chuyên lo về vấn đề độc lập "- từ đó sử dụng các trạm biên giới tiểu bang để kiểm tra ô tô nhập cảnh nhằm tìm ma túy, súng và các loại hàng lậu... trong vấn đề này phải tìm cách sở hữu lại đất đai do liên bang nắm và áp dụng các chiến thuật cứng rắn tại Quốc Hội ví dụ như không bỏ phiếu về ngân sách liên bang để thúc đẩy độc lập.


Tất nhiên, khó có khả năng nào đó xảy ra, nhưng về lý thuyết, một California độc lập có thể xảy ra nếu chúng ta nhìn qua Canada.

 Dân số California, non 40 triệu người, gần bằng Canada, nhưng GDP của California mạnh hơn Canada hai lần. Nền kinh tế Canada chỉ có trị giá 2,3 nghìn tỷ đô la đứng thứ 9 trên thế giới trong khi nền kinh tế trị giá 4.1 nghìn tỷ đô la của California đứng thứ 4 trên cả Nhật chỉ có 4.02 Trillions (2024 theo IMF).


58 quận hạt (counties) của CALIFORNIA


Ngân sách của Canada là 534,6 tỷ đô la Canada  tương đương 372 tỷ đô la Mỹ, không nhiều hơn nhiều so với ngân sách tiểu bang 322 tỷ đô la của Cali. Tuy nhiên, Cali nhận khoảng 100 tỷ đô la của California đến chính phủ liên bang.


Phần lớn ngân sách của Canada khá giống với California, cụ thể là cung cấp cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và nhà ở cho người dân. Một điểm khác biệt là Canada do là một nước nên Canada phải chi 40 tỷ đô la cho quốc phòng, chỉ gần 5% so với 825 tỷ đô la  mà Hoa Kỳ chi cho quốc phòng hàng năm?


 Từ so sánh trên chúng ta đi đến một câu hỏi thú vị nếu như California độc lập sẽ tự bảo vệ mình được chăng? Liệu khi California độc lập thì California có thoát được chi tiêu quốc phòng khi rời khỏi Liên Bang chăng ?


California hàng năm đóng 560 tỷ USD thuế liên bang cho Liên Bang. Như vậy khi thoát ra khỏi liên bang thì 560 tỷ USD còn nguyên vẹn để tiểu bang Cali tự lo liệu lấy không những quốc phòng mà còn các chương trình do Liên Bang tài trợ toàn hay bán phần chăng, ví như Medicaid, An Sinh xã hội SSI SSA v...v ? Đây là kịch bản mà chúng ta phải nghĩ đến giá như Cali ly khai khỏi Mỹ?


Liên Bang hiện chi tới 50% chi phí y tế cho dân Cali, ước tính 200 tỷ USD qua Medicare, Medicaid (Medicare & Medi Cal) Obamacare, bảo hiểm cho cựu quân nhân và cựu viên chức liên bang ...An Sinh xã hội Liên Bang tức SSI chi khoảng 100 tỷ USD hàng năm cho hơn 1 triệu người dân Cali gồm người già và tàn tật (SSI, SSDI)

                                    thủ tướng Canada Justin Trudeau từ chức ngày 6.1/ 2025

Viện California Độc Lập (ICI) nói trên hình dung trước một California ly khai đương nhiên sẽ tiếp tục các chính sách trung tả (mid - left) kể cả Canada hiện tại cũng có thể một mô hình như thế vì lo cho mọi tầng lớp trung lưu và nghèo khổ tức là số đông như ta đã biết. Tuy nhiên, chúng ta lưu ý nền kinh tế Canada gần đây không khá hơn do ngân sách của Canada thâm thủng 40 tỷ đô la khiến cho Justin Trudeau, thủ tướng lâu năm phải từ chức.


Nền kinh tế Cali quả là một nền kinh tế vượt trội so với 49 tiểu bang khác của Mỹ. Với số dân đông đảo của Cali khiến chúng ta tự hỏi liệu Cali  có thể ly khai để tự mình vươn lên thành một quốc gia độc lập hay không ? Nhưng liệu một nước "Cộng hòa California" có thực sự tốt đẹp hơn cũ chăng? 

Chúng ta có thể phân tích:

 Mặc dù California có đủ sức mạnh mọi thứ để có khả năng tồn tại như một quốc gia độc lập sau khi ly khai, nhưng những thách thức về kinh tế và nhất là chính trị khi ly khai khỏi Hoa Kỳ có thể sẽ là điều không thể vượt qua đó là không kể đến rào cản Hiến Pháp hiện tại.


Dù sao chúng ta phải nhắc tới điểm mạnh kinh tế đáng kể của California


Tổng sản phẩm tiểu bang (GSP) của Cali thật khổng lồ

California tự hào có tổng sản phẩm tiểu bang (Gross State Production- GSP) khổng lồ sánh ngang với một số nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vừa qua Cali đã vượt nhật khi GSP đạt mốc  4.1 Trillion qua mặt nước Nhật (4.02T). Đúng vậy, nếu California là một quốc gia sau khi ly khai, GSP của tiểu bang này sẽ được xếp hạng là nước có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, vượt qua các quốc gia như Vương quốc Anh và Pháp.


Ngành công nghệ, nông nghiệp và giải trí toàn cầu

California có một số ngành công nghiệp có ảnh hưởng và sáng tạo nhất trên thế giới, bao gồm công nghệ, nông nghiệp và giải trí. Thung lũng Silicon nổi tiếng là trung tâm công nghệ toàn cầu, thu hút những tài năng hàng đầu và đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.

Nông nghiệp của Cali không chỉ cung cấp thực phẩm cho một phần đáng kể của Hoa Kỳ mà còn xuất khẩu sản phẩm của mình ra thế giới. Ngoài ra, ngành công nghiệp giải trí phim ảnh của Hollywood tạo ra hàng tỷ đô la doanh thu hàng năm, biến California trở thành một cường quốc văn hóa và kinh tế.


Tài nguyên thiên nhiên phong phú


California có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế tiểu bang. Địa hình Cali thật đa dạng bao gồm đất nông nghiệp màu mỡ, rừng rộng lớn và bờ biển đẹp dài, tất cả đều mang đến cơ hội tốt cho nông nghiệp cung cấp đủ thứ rau trái củ ..., khai thác gỗ, du lịch cùng năng lượng tái tạo.


TAI HẠI KHI CALIFORNIA  LY KHAI


Mặc dù ý tưởng về việc California ly khai có vẻ hấp dẫn nhất là lúc chính sách chèn ép nhập của TT Trump đã đẩy Thống đốc Newsom phải đứng lên đấu tranh với Tư Pháp Liên Bang nhưng việc ly khai có thể mang bất lợi cho California từ kinh tế tới an ninh chính trị.

Chúng ta phải kể tới: 

Trước hết, Cali sẽ mất đi mối lợi buôn bán giao thương với liên bang.


Bao lâu nay, California hưởng lợi từ mối giao thương kinh tế chặt chẽ với các tiểu bang khác trong nội địa Hoa Kỳ khi hàng hóa và dịch vụ được lưu thông tự do rộng khắp qua các ranh giới tiểu bang. Kết nối đó từng tạo nên một nền kinh tế sôi động khi các doanh nghiệp California có được nguồn cầu to lớn là người tiêu dùng nước Mỹ do Cali từng là nhà cung cấp khắp nước. Nếu California ly khai, tiểu bang Cali sẽ mất quyền tiếp cận thị trường rộng lớn nói trên sẽ đưa đến một sự thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của tiểu bang.


Tiếp đến một California ly khai lại bắt đầu cần thiết lập các mối quan hệ thương mại nước ngoài như là một quốc gia độc lập. 


Khi còn là tiểu bang là một phần của Hoa Kỳ, California được hưởng lợi do các hiệp định thương mại và quan hệ đối tác nào đó bao lâu đều do Liên Bang đàm phán và lo liệu. Khi đã ly khai California tức nhiên phải đi đàm phán lại tất cả các thỏa thuận này, một quá trình phức tạp và tốn thời gian có thể phá vỡ các mối quan hệ thương mại hiện có và tạo ra sự bất ổn cho các doanh nghiệp.


Chi phí mới cho quốc phòng và an ninh trong nước


Đây là điều đáng bàn, do việc trở thành một quốc gia riêng biệt sẽ yêu cầu California phải thiết lập hệ thống quốc phòng và an ninh riêng biệt. Hiện tại, Hoa Kỳ cung cấp mức độ bảo vệ quân sự và an ninh đáng kể cho tiểu bang.

Nếu California ly khai, họ sẽ cần phải đầu tư mạnh vào việc xây dựng lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng an ninh của riêng mình. Điều này sẽ gây tốn kém đáng kể cho ngân sách của tiểu bang và có khả năng làm thiệt hại cho các nhu cầu khác của California. 

Liệu California còn có mức thu nhập cao như cũ khi các hợp đồng với Liên Bang biến mất và một số đông dân di cư đi tiểu bang khác do họ muốn ở với liên bang hơn? 

Liệu khi California tự do hơn trong vấn đề nhập cư lại là cơ hội cho rất nhiều băng đảng từ Nam Mỹ vào trú ngụ đóng "hang động" tại tiểu bang này? 


Tất cả các khó khăn nói trên, lợi bất cập hại chúng ta có thể kết luận lại ý tưởng "LY KHAI" CHỈ LÀ GIẢ THUYẾT ĐẦY ẢO VỌNG và một NƯỚC MỸ PHÁP QUYỀN TAM LẬP TOÀN VẸN, ĐOÀN KẾT, DÂN CHỦ LÀ Ý TƯỞNG HAY NHẤT MÀ THÔI./.


Đinh Hoa Lư 

 15/6/2025

Tuesday, June 3, 2025

NHỚ HỀ "SẠC-LÔ" cười lộn ruột và MỘT THỜI TUỔI NHỎ

 xin bạn bấm click vào "Watch Youtube" để xem phim 


================== 



Theo Wikipedia, Chaplin sinh năm 1889 tại  Anh. Thời thơ ấu của  Chaplin ở Luân Đôn là một thời thơ ấu nghèo khổ. Cha ông xa nhà để lại mẹ ông phải vật lộn về tiền bạc nuôi ông - Trước khi lên 9, ông từng hai lần phải ở vào trại tế bần. Khi ông  lên 14 tuổi, mẹ ông lại phải vào trại tâm thần.

 Chaplin bắt đầu  kịch nghệ từ nhỏ. Ông từng lưu diễn tại các phòng hòa nhạc và sau đó làm diễn viên sân khấu và diễn viên hài. Năm 19 tuổi, ông ký hợp đồng với công ty Fred Karno, công ty đó đã đưa ông đến Mỹ. Ông được tuyển cho kỹ nghệ điện ảnh Mỹ từ 1914. Hãng Mỹ Keystone Studios là hãng đầu tiên thu nhận sự nghiệp của ông. Tramp là nhân vật đầu tiên cho nhân vật màn ảnh của ông. Với The Tramp (1915) ông đạo diễn cho các bộ phim riêng cho mình. Càng lúc càng thu hút nhiều khán giả và càng thành công tài chính khi ông chuyển đến cho các tập đoàn điện ảnh như Mutual và First National. Vào năm 1918 Chaplin là nhân vật điện ảnh được trả lương cao nhất cùng nổi tiếng trên thế giới nhờ vào việc giúp cho thế nhân được CƯỜI ...

====================== 

MỘT NGÀY XƯA dưới khung trời quê hương Quảng Trị, người thành phố như chúng tôi thú giải trí Thứ Bảy quả thật hiếm hoi. Giải trí Thứ Bảy là một thuật ngữ để nói về giải trí cuối tuần. Những thành phố lớn miền nam chỉ có Sài Gòn có thể gọi là đầy đủ nhất. Chuyện này không lạ do SG là thủ đô của VNCH. Kịch nghệ, cải lương, rạp chiếu bóng còn gọi là rạp xi-nê dĩ nhiên SG không thiếu. Nhưng chỉ SG thôi còn các thành phố miền nam không thể sánh bì với thủ đô được.


rạp xi-nê Đại Chúng vẽ lại theo đồ họa vi tính của Trương Hòa 


Nói gì thì nói, thành phố Quảng Trị tỉnh Địa Đầu không ai quên "chó ăn đá gà ăn muối" phát âm cho đúng với xưa thì "chó ăn đá gà ăn MÓI" làm sao có cải lương kịch nghệ hàng ngày? Nghe các bậc tiền bối kể thành phố QT thời Pháp có một cái nhà Hát Bội nhưng tuyệt tích từ lúc người viết bài này ra đời (1953). Thành Phố QT sau 1960 chỉ có một cái rạp xi-nê duy nhất có cái tên là Đại Chúng mà tác giả đã có lần viết về rạp này.


Thời con nít, người viết là một đứa bé rất mê xem phim. Phim thời đó làm gì có phim màu? Trắng đen thôi. Nhưng có vài đồng vào rạp thì "sướng như tiên" rồi. Dù vé hạng 'chót bẹt' dành cho con nít tức là 3$ và sau này lên 5$, ngồi đầu sát với cái màn ảnh to tướng. Con nít một thời kể ra cũng tội nghiệp, không phải thời này là ưu tiên một? Rạp lại có một hàng kẽm gai 'phân biệt đối xử' ngăn hạng "chót bẹt" với các hạng nhiều tiền hơn tức là ba, nhì, nhất, cùng hạng lầu ở trên nữa.


Hạng chót đồng nghĩa với vấn đề 'kế cận những nơi đi tiểu' khai nồng...??? Thế mà chẳng ai có lời 'ca cẩm, xỏ xiên' nào cả? 


                             phim Ấn Độ 


Ngoài mấy cuốn phim Ấn Độ một thời trắng đen với những tuồng tích thần thoại. Coi phim Ấn Độ thì không ai quên tiếng trống và các vũ điệu, Đàn bà đẹp Ấn lại có cài cái khoen vào lỗ mũi, có cái chấm tròn "giai cấp quý tộc" chính giữa trán. Chuyện trai gái tán nhau lại phải vừa múa vừa hát đuổi theo nhau choán hết thì giờ. Nếu chê phim Ấn thì coi phim gì? Những cuốn phim Pháp đắt tiền thuê có khi nào ra tới "miền Hỏa Tuyến" ngày xưa?

Sạc-Lô= Charlie Chaplin (Anh) = Charlot (Pháp)

Kề cả kể lể người viết phải nhắc tới loại phim hề trắng đen có cái tên là Sạc Lô cũng một thời về đến Quảng Trị. Tuổi nhỏ nghe sao nhớ vậy. Cứ đinh ninh chú hề trong phim là Sạc-Lô té ra đó là phiên âm từ Charlot và nữa chẳng ai viết cho đầy đủ tên họ của chú hề. Viết vậy để thông cảm một thời thiếu thốn mọi thứ làm gì đầy đủ phương tiện tra cứu như bây giờ. Một chú hề chạy lăng quăng trong cuốn phim trắng đen, chẳng bao giờ nói ngoài tiếng nhạc lồng tuy thế mà khán giả cười muốn "lộn ruột"! (nhưng sau này hiểu ra có khi cười ra nước mắt) Thế là thỏa mãn rồi, vui rồi. Người mình thật bình dị, dễ tính, chẳng ai đòi hỏi gì hơn. 




Nhớ chú Sạc-lô ngày đó, cậu bé như tôi nhớ những gì đậm nét nhất cho đến hôm nay? Trước tiên là cái mũ (nón) nỉ độc đáo. Nếu thiếu cái nón thì chưa  ra khuôn mặt Sạc Lô được. Rồi gì nữa? Phải nói là bộ râu? Chuyện này tôi sau này hay thắc mắc không biết Hitler bắt chước chú Sạc hay chú Sạc bắt chước Hitler đây? Người viết làm biếng tra cứu mong bạn đọc giải thích. Cặp mắt chú Sạc có độc đáo chăng? Có đó với cặp mắt chú Sạc nói lên tâm trạng và trạng thái của chú. Sự đau khổ của người thất nghiệp, sự nhạy cảm hay cố tình làm vô hồn đớ đẫn lúc lâm nguy trong phim...cặp mắt chú Sạc liến thoắng và dễ dàng lừa được đối thủ. Nhưng đó là phân tích sau này thôi, còn tuổi nhỏ chỉ biết cười thật tình dù sau này bề sâu ẩn chứa bao nhiêu đau khổ cuộc đời...nào là đời sống giới nghèo khổ, sự phát triển chủ nghĩa tư bản, hay thất nghiệp cùng suy trầm kinh tế...


Phải nói bộ áo quần nhất là cái quần của chú Sạc nói lên một thời phát triển kỹ nghệ và nạn thất nghiệp triền miên. Cái gậy nữa chứ? Không có cái gậy thì chú Sạc làm sao diễn tả hết những ngày 'đói khổ lang thang' xưa kia? Chú Sạc đóng rất nhiều phim, nhiều thể loại. Nhưng nét chính là nói về cuộc đời giới công nhân cùng sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa




Phim chú Sạc giúp cho những đứa bé như chúng tôi cười và nhớ chú. Khán giả tây phương và kể cả đông phương cười giải trí và nhớ chú nhiều lắm. Nhưng trong trường thiên phim hài của chú SẠc có lồng vào đó những niềm đau xã hội khi nền kinh tế phát triển cao. '

        "máy ăn" hay bi hài của tự động hóa

Những bộ phim trắng đen cùng chú hề tên Sạc Lô một thời cống hiến mua vui cho đời. Thế mà qua hai thế kỷ nhân loại chẳng hề và không bao giờ quên chú. 

Cám ơn và nhớ về chú Sạc Lô một thời tuổi nhỏ của tôi./.


ĐHL  4/6/2025




HỐ ĐEN CÓ THẬT CHĂNG? HỐ ĐEN LÀ GÌ?

 HỐ ĐEN LÀ GÌ? HỐ ĐEN HAY LỖ ĐEN theo định nghĩa của THIÊN VĂN HỌC là một vùng không gian có lực hấp dẫn quá lớn không có thứ vật chất nào h...