Thursday, July 10, 2025

John E. Steinbeck --Đoàn Viên (Phần I)

 Nguyên tác: The Grapes of Wrath

 Dịch Thuật, hình ảnh cùng tựa bài : Đinh hoa Lư


                một cảnh trong Drama Film The Grapes of Wrath 1940,
   
          Trời chưa rạng, vẫn còn một màn đêm xám thẩm cùng nhiều ánh sao trời lấp lánh. Trăng hạ tuần lên trễ, ánh sáng nhợt nhạt, mơ hồ, rời rạc. Tom Joad cùng người thầy Jim Casy cắm cúi bước nhanh theo con đường đầy dấu bánh xe máy cày cùng xe hơi hằn sâu lồi lõm. Con đường đó xuyên qua cánh đồng trồng toàn bông gòn. Phía tây còn tối thẳm, nửa trời phía đông sáng dần lúc bình minh từ từ xuất hiện. Đường chân trời đằng tây chưa ai thấy nhưng chân trời hướng đông rạng dần. Hai người im lặng bước nhanh. Mùi bụi đất bốc lên từ những bước chân vội vã.
   tiếng Thầy Casy:
            -Ta mong con còn nhớ đường. Thầy sợ chuyện sáng bạch ra thì ôi thôi hai chúng ta lại lạc mất vào cái xó xỉnh nào rồi.



      Cánh đồng bông như tỉnh giấc vội vàng cho một ngày mới. Bầy chim vỗ cánh. Chúng bắt đầu moi móc kiếm ăn trên mặt đất. Vài chú thỏ sợ hãi vụt phóng qua những hòn đất mới đào. Hai người tiếp tục bước. Tiếng chân nện thình thịch trên đường. Nhiều hòn đất khô bị nghiến rào rạo dưới gót giày, âm thanh nghe khác hẳn với bao tiếng động tự nhiên của đất trời (secret noisestrong buổi bình minh.

    Ngậm ngừ một lúc, Tom đáp:

                  -Con nhắm mắt mà đi cũng tới được đó thầy ạ. Đời con chỉ có một chuyện lầm đó là nghĩ sai về một người con gái. Thôi quên quách nàng ta đi, sắp tới nơi rồi. Lạc quái gì đâu thầy, con sinh ra ngay vùng này. Thuở bé, con từng nô đùa quanh đây. Chắc thầy thấy cái cây đằng kia? Cha con có lúc treo đầu con sói lên đó. Treo cho đến khi xác nó mục rả, và đem xuống, chỉ còn cái xác khô đét.

                - Lạy Chúa!  ước sao hôm nay MÁ con có nấu món gì. Bụng con trống hốc rồi đây!

            -Ta cũng thế, thầy Casy trả lời...con nhai thuốc không? nó giúp con bớt đói. Biết thế, chúng ta đừng đi sớm quá. Trời sáng đi hay hơn.

Ông ngừng nói, nhai một ít thuốc,
            -Tối qua ta ngủ khá ngon.
           
             -Chính ông điên Muley làm ra cả, Tom nhớ …chú đó làm con hoảng hồn, nhổm dậy …'Chào Tom ta đi đây, ta phải tới nơi ẩn náu của ta bây giờ ' ông còn khuyên tiếp… 'hai người tốt nhất nên đi ngay giờ, nên rời khỏi đất của họ trước khi trời hừng sáng' …  tánh ông quái dị thật, chuột đồng (gopher)  sống sao thì ông y vậy. Thầy nghĩ bọn Da Đỏ có thể theo rình và tóm ông, thầy có cho rằng ông ấy mất trí không?

            -Thầy không biết.

           - Con thấy đó, hôm qua chúng ta mới nhóm một ít lửa mà chiếc xe kia tới ngay. Bằng cách nào nhà con tan nát thế kia? Họ đang áp bức, lắm điều tệ hại kéo dài mới làm Muley điên lên như thế. Phải lũi quanh như con sói, điều này chắc làm ông càng lúc càng điên thôi. Không ngờ ông ta giết người thế càng làm chó càng lúc càng lục sục ráo riết. Thầy nói ra đây như điều tiên tri rằng Ông ta sẽ càng hung dữ, càng xa lánh loài người, con  hiểu không?

             -Không đâu thầy, Joad quả quyết… con nghĩ giờ này chú ấy rất sợ giáp mặt con người. Vừa rồi chú gặp chúng ta cũng là điều lạ. 
Chắc chúng ta tới nhà Bác John trước lúc mặt trời lên thầy ạ.

nhà Bác John 

   Hai người tiếp tục đi trong im lặng. Vài con cú ăn đêm về trễ, vội vàng bay trên đầu hai người tới hướng cái vựa. Mấy bộng cây, cái tháp nước, trú ẩn tránh ánh sáng ban ngày. Hướng đông càng rạng dần, thấy được những gốc bông gòn và màu đất xám đen.

                -Thật khổ, nếu đúng nhà con giờ này đang ngủ tại nhà Bác John. Thầy biết không?  Bác chỉ có một phòng ngủ và một chái bếp (cooking leanto), một cái vựa nhỏ tí teo. Nếu thế, nơi đó y như một ‘đống người’ hỗn độn.

Thầy cố nhớ:

            -Ta không chắc John có gia đình chưa? Hình như cô độc? ta chẳng nhớ nhiều về John.

            -Bác ấy cô đơn đến chết khiếp’(lonest goddamn) trên thế giới này thầy ạ, Joad đoan chắc.

            -Cũng thêm một kẻ khốn nạn đến điên khùng nữa (Crazy kind of son-of-bitch). Bác đó cũng giống chú Muley, mỗi người có vài cách điên khác nhau. Người ta có thể thấy Bác bất cứ nơi nào -say sưa tại Shawnee, đi tán đàn bà góa cách xa tới hai mươi dặm,  hay nơi làm việc với cây đèn dầu, rõ là điên mới thế. Ai cũng cho Bác không thọ lâu. Thường người cô độc ít ai sống lâu. Nhưng bác John lại nhiều tuổi hơn Pa. Bác càng năm càng cao và gầy, gầy guộc hơn cả Ông Nội.

Thầy đạo chợt ngắt lời:

             -Nhìn kìa, có ánh đèn lấp lánh như ánh bạc đằng kia con thấy không?.... hình như John chưa lấy vợ?

            -Ô, không, bác ấy có vợ. Điều này cho biết bác là hạng người có lối sống ra sao. Pa kể cho cháu nghe Bác lấy vợ trẻ nhưng vỏn vẹn bốn tháng. Sống bình thường trong một gia đình,  cho đến một đêm bà kêu đau  bụng, hối Bác nên tìm ngay bác sĩ. Bác vẫn điềm nhiên nói 'bà đau bụng là do ăn nhiều quá. Hãy uống một liều thuốc giảm đau này vào. Bụng bà nhiều thức ăn mới sinh ra chứng đau bụng thôi' Trưa hôm sau bà vợ không biết gì nữa, rồi bà bác mất khoảng bốn giờ chiều.

            -Chuyện gì ? thầy Casy thắc mắc… bị đầu độc hay bà ấy ăn nhằm gì?

            -Không phải thầy ạ. Có thứ gì bùng vỡ  trong người bà bác, có thể ruột thừa hay gì đó. Ôi, Bác John tuy mộc mạc nhưng chuyện đó làm bác quá đau đớn . Bác cho là tội lỗi của bác. Suốt thời gian sau, bác chẳng hề nói với ai một lời. Bác đi quanh vùng này như chẳng thấy ai, miệng lâm râm cầu nguyện. Mất hai năm, sau này bác có thay đổi, nhưng ‘hơi rồ’, chuyên làm phiền người khác do quá hay lo. Mỗi khi bọn nhỏ như cháu có đứa nào bị sán chòi hay đau bụng một tí là bác kêu bác sĩ, cuối cùng Pa phải nói, ‘xin bác đừng làm thế nữa. Con nít đứa nào cũng đau bụng như vậy’. Nỗi ám ảnh người vợ mất vì Bác, thật buồn cười. Bác lay hoay chuyện giúp gì đó cho mọi người,  như  tặng lũ nhỏ quà, thả gói đồ ăn trước nhà một người nào đó. Bác cho đi mọi thứ bác có, nhưng vẫn chưa thực sự hạnh phúc trong lòng.  Có đêm bác đi lang thang quanh vùng. Dầu sao, bác làm nông giỏi, đất đai của bác trông nom thật đẹp.

              -Thật tội nghiệp, vị thầy thương hại...một người cô đơn đầy đau khổ. Sau khi vợ ông mất bác có năng đi nhà thờ không?

             -Không, bác không đi, bác không muốn chạm mặt mọi người. Bác thích một mình. Con chưa thấy đứa trẻ nào không mừng điên lên khi bác tới. Đêm nào Bác tới nhà là đêm đó tụi con chắc mẫm bác ra về sẽ để lại một gói kẹo cao su bên thành giường. Tụi con xem Bác chẳng khác gì Đấng GiêsuToàn Năng vậy.

      Người thầy tiếp tục bước, đầu nhìn xuống, chẳng nói lại Tom. Ánh sáng ban mai càng làm cho trán ông sáng bóng, hai bàn tay đánh nhịp, từng bàn tay lần lượt soi ra ánh nắng theo bước chân đi.

   Tom cũng im lặng. Nhường như anh cho là đã bộc lộ nhiều điều quá riêng tư, thân thiết, về gia đình nên hơi hổ thẹn. Anh bước nhanh hơn, người thầy bước nhanh theo. Họ vừa thấy con gì xam xám đằng trước. Một con rắn chậm chạp luồn lách thân mình len qua hàng bông gòn để vào con đườngTom dừng lại cách nó một khoảng gần, anh chăm chú nhìn:


-Rắn Lồng đây mà (gopher snake), thôi cho nó đi đi.

  Hai người cùng lách qua, tránh con rắn,  xong tiếp tục đi.  Hướng đông, một ít màu bắt đầu hiện lên nền trời. Tiếp liền sau đó ánh bình minh bò lan khắp mặt đất. Màu xanh lục từ nhũng hàng bông gòn hiện rõ ràng xen màu xám nâu của đất. Khuôn mặt hai người giờ hết tối . Da mặt Joad xem chừng đậm thêm lúc ánh sáng ban mai lên cao.
    Joad thì thầm:
              - Khoảng giờ này là thời gian tốt nhất;  lúc nhỏ con thường thức dậy giờ này, đi bộ quanh đây. Cái gì đằng kia vậy?

       Một đàn chó đang đứng với nhau trên đường. Chúng theo nhau ve vản (in honor), đòi động dục với một con cái. Có năm con đực- giống lai, chăn cừu -lai chăn cừu Collie, nhưng tất cả chẳng còn thuần giống do đi hoang (freedom of social life). Chúng đang 'tán tỉnh'  con cái.  Ngửi ngửi, rồi thay nhau chạy tới gốc bông gòn, nhếch chân sau “một cách điệu bộ(ceremoniously) đái vào gốc cây, xong chạy lui ngửi tiếp. Họ đứng lại nhìn. Joad chợt cười lớn ra chiều thích thú,

               -Chúa ôi, Chúa ôi!

    Bầy chó sừng sộ, lông dựng đứng, xông vào quần thảo với nhau. Chỉ một con phối được với con cái.  Mọi việc xong xuôi, mấy con đực còn lại nhường đường,  tỏ vẻ thích thú, lưỡi chúng thè ra, nước dãi  nhỏ giọt.

    Hai người tiếp tục đi.

        - Chúa ôi, Joad coi bộ mừng… con tin rằng con đực vừa phối kia là con Flash của nhà con. Con tưởng nó chết rồi, ai dè, lại đây, Flash.

    Anh lại cười khoái trá,
                - Quái gì thế ? nếu ai gọi con, thì con cũng không nghe như thế. Chuyện này làm con nhớ Willy Feeley lúc hắn còn trẻ. Hắn thật rụt rè, một sự rụt rè quái lạ. Một ngày, hắn dắt con bò cái tơ cho bò của bác Graves phối giống. Ai cũng lãng đi ngoại trừ Elsie Graves chẳng rụt rè chút nào. Willy, đứng đó mặt đỏ bừng, nói không ra lời. Elsie nói 'tôi biết anh đến vì gì rồi; con bò đực nhà tôi chờ sẵn sau vựa kìa'
   -Ồ, họ dẫn con bò cái tới đó. Willy và Elsie ngồi chờ trên thành rào. Chỉ một lúc Willy cảm thấy khác lạ, mặt đỏ lên (feelin' purty fly) Elsie nhìn qua, cô ngạc nhiên… 'sao thế , Will?'
   -Willy rất nông nỗi, hắn ta khó lòng kềm được. 'Lạy Chúa, lạy Chúa' ước gì con được như thế' Elsie vội chụp ngay 'Sao lại không được? Willy, nó là con bò cái của anh kia mà.'

      Thầy đạo cười lạt,
                -Con biết , đó là chuyện khá hay ngoại trừ những người giảng đạo. Lúc ta ở đó chưa ai kể ra chuyện này, nhưng họ kể ra ta không thể cười được. Ta không thể nguyền rủa họ lúc đó. Giờ thì ta tha hồ nguyền rủa mọi chuyện nếu ta thích, bất cứ lúc nào ta cần, một người tốt cần nguyền rủa lời nói đó nếu cần.




    Vầng dương đỏ ối cao dần từ chân trời hướng đông. Bầy chim đất bắt đầu hót líu lo.

           Nhìn xemJoad la to... tháp nước của bác John kìa. Chưa thấy cối xay gió nhưng đúng là tháp nước  của bác John. Đó, nó hiện lên nền trời,  thầy thấy chưa?

     Vừa nói, chân anh vừa bước nhanh.

     -Không biết mọi người có đó không?

   Cái bể nước nặng nề đứng yên trên dốc. Joad càng bước, càng tung đám bụi lên cao ngang gối.

           -Không biết có MÁ đó không?

      Dần dà mấy cái chân  tháp nước hiện ra, cái nhà, cái thùng vuông nhỏ không sơn, trơ trụi, cái nhà vựa thấp lè tè, chật ních đồ đạc. Một làn khói đang vươn cao từ cái ống khói thiếc trên mái nhà. Trong sân, bàn ghế cũ, rác rưởi bỏ đống, mấy cái cánh quạt gió và động cơ cho cái cối xay gió, vạt giường, ghế, bàn bỏ xó, ngã nghiêng.

     - Chúa ôi! Thánh Thần Ôi! mọi người sửa soạn đi rồi !...Joad kêu.


       Một chiếc xe tải (truck) có thành hông cao, đậu sẵn trong sân từ lúc nào. Có thể trước đây nó là loại xe bốn cửa, phần giữa, người ta cắt đi một nửa xong họ ráp vào đó sàn xe tải. Tới gần, hai nguòi nghe rõ tiếng nện thình thịch vang ra từ trong sân. Mặt trời đã nhô lên khỏi chân trời, chiếu sáng chiếc xe. Một người đàn ông đang nện búa, ánh sáng lấp loáng theo nhịp gõ của ông ta. Ánh nắng mai chiếu lấp lánh vào cửa kính trước nhà. Tấm phong chắn gió sáng hẳn lên. Hai con gà mái đỏ, dưới ánh nắng mai sắc lông của chúng càng đỏ rực.

 -Xin chớ kêu lớn, Joad yêu cầu...chúng ta đi thật nhẹ vào nhà xem sao?

      Anh tiến nhanh tới bên rìa cánh đồng làm bụi bốc lên tận hông. Hai người kín đáo tiến vào sân. Nền đất khô cứng, chai lì, bóng loáng, vài cây cỏ hoang bò trên mặt, bụi bám vàng ố. Joad đi thật chậm,  như không muốn tiếp tục chút nào. Vị thầy chăm chú, nối theo dấu chân anh. Tom từ từ gần lại, rón rén , hồi hộp tới sát chiếc xe. Nó là chiếc xe bốn cửa  hiệu Hudson Super Six, bị cắt đôi bằng dụng cụ đục thép. Già Tom đứng trên sàn, ông đang đóng đinh cho hàng dây treo theo hai thành xe. Khuôn mặt bờm xờm râu bạc, ông mãi cặm cụi cúi xuống,  miệng ngậm mấy chiếc đinh 6 (six penny nail). Ông tiếp tục đặt tiếp một chiếc đinh, rồi nhát búa nện lên đó. Có tiếng nắp song kêu loảng xoảng và tiếng vòi vĩnh trẻ con từ trong nhà vang ra. Joad nhẹ nhàng tiến gần thân sau chiếc xe, anh dựa lưng vào đó. -Người cha nhìn qua hướng Joad nhưng chẳng thấy anh , ông tiếp tục đặt tiếp cái đinh khác rồi đóng vào. Bầy chim bồ câu bay ra từ cái tổ trên tháp nước. Chúng đảo một vòng xong, đậu lại trên rìa tháp nước, lố nhố nhìn xuống. Bầy bồ câu ba loài trắng, xanh, xám mang những bộ cánh óng ánh qua nắng mai.

    Ngón tay Joad móc vào thanh ngang dưới cùng, bên thành chiếc xe tải, anh ngước mắt nhìn cha già, tóc tai bạc dần theo năm tháng, đang cặm cụi trong xe. Lưỡi liếm làn môi dày của mình, anh khẻ kêu:

   -Pa!?
   -Sao nữa! lại ra đòi gì đây?
       Già Tom ‘làm ràm’ cứ tưởng ai trong nhà đi ra, miệng đang ngậm mấy chiếc đinh. Chiếc mũ đen chụp xuống, dơ bẩn. Cái vest cũ không còn hạt nút nào, mặc ngoài cái sơ mi xanh lao động cùng cái nịt to bản bằng da yên ngựa, khóa nịt đồng vuông, dùng cho quần jeans. Ông bận như thế nhiều năm khiến da và đồng cái nịt đều láng bóng. Đôi giày da nứt nẻ, đế bong lên, giống hình dạng con tàu, qua nhiều năm chịu đựng nắng nôi, ướt át cùng đất bụi. Tay áo sít sao với cánh tay, kéo xuống gần mấy bắp thịt nhô cao, mạnh khỏe. Phần bụng và hông chắc nịch trên hai chân thấp, dáng nặng nề vững chắc. Gương mặt ông vuông vắn qua hàm râu muối tiêu, tất cả nằm trên cái cằm cương nghị. Từ đó, bộ râu chơm chởm mọc ra, không bạc hoàn toàn, là nơi cũng cố cho bộ râu mọc mạnh thêm. Đám da trên xương gò má không râu, mang màu nâu của đá bọt biển. Mỗi lần nheo, quanh mắt ông xuất hiện nhiều đường nhăn. Đôi mắt nâu, màu nâu đen của cà phê. Con mắt sáng xưa chẳng còn khiến ông phải gập đầu về trước khi gắng nhìn một vật nào. Mấy chiếc đinh đang nhú ra qua đôi môi mỏng, hồng.

   Chiếc búa đưa cao giữ yên trong không khí, ông sắp đóng chiếc đinh khác. Chợt liếc về bên hông chiếc xe, phía Tom, ông thoáng bực bội do có "ai đó" cản trở công việc. Chiếc cằm nhọn hắt về trước kèm theo ánh mắt hướng về khuôn mặt Tom. Một thoáng linh tính bắt đầu báo động cho ông về những gì ông thấy. Cái búa từ từ hạ xuống, bàn tay trái lấy mấy chiếc đinh ra khỏi miệng...
Quá kinh ngạc cùng mừng rỡ, ông nói như tự hỏi chính mình...

              -Tommy đây mà... trong khoảnh khắc ông  hiểu ra ngay …Tommy về rồi!!!

      Miệng ông lần nữa, há hốc ra nhưng lại kèm ánh mắt chứa đầy lo ngại...

            -Tommy,  giọng ông thì thào...
con không vượt ngục chứ? con không phải trốn chứ?

      Già Tom gắng hết tâm trí nghe câu trả lời.

   -Không đời nàoTom nói ngay...con được làm giấy cam kết (Paroled) và được tự do rồi. Có giấy tờ đàng hoàng đây Pa.

  Tay anh nắm chặt thanh ngang của một bên hông chiếc xe tải, hướng nhìn lên.

    Già Tom nhẹ đặt chiếc búa lên sàn xe, bỏ đinh lại vào túi. Chân ông trèo qua thành xong, nhảy nhẹ nhàng xuống đất. Đứng cạnh đứa con trai phút đầu tự nhiên ông cảm thấy lạ lùng, bỡ ngỡ.

           -Tommy...chúng ta sắp đi California. Gia đình định viết thư cho con và nói điều đó.

   Giọng ông hơi nghi ngại,
            -Nhưng con về rồi. Con có thể đi cùng cả nhà, con có thể đi mà!
 Trong nhà vang ra tiếng nắp bình cà phê đậy lại. Già Tom nhìn xéo vào trong,
              - Hãy cho cả nhà ngạc nhiên chơi … mắt ông sáng lên, vui sướng.
           -MÁ con tinh thần suy sụp nhiều lắm do bà cho rằng không bao giờ gặp con lần nữa. Mắt bà nhìn như có ai chết không bằng. MÁ con hoàn toàn không muốn đi California vì  e sợ vĩnh viễn không còn thấy mặt con...

  Lại có tiếng nắp song loảng xoảng trong nhà.

        - Hãy làm cả nhà kinh ngạc đó nghe, Già Tom lập lại...con hãy vào nhà bình thường như chưa vắng nhà ngày nào. Xem MÁ con  nói gì cho biết.

    Cuối cùng ông đụng vào người Tom, nhưng chỉ chạm vào vai anh một cách rụt rè, thoáng chốc ông rút tay về ngay xong nhìn qua Jim Casy.

    Tom nói ngay:
           -Pa còn nhớ Thầy không Pa? Thầy cùng con đến đây đó.
   -Thầy cùng ở tù với con hả?
  -Không phải, con gặp thầy giữa đường. Thầy ở chỗ khác.
  Pa Tom kính cẩn bắt tay vị thầy đạo.
              -Rất hân hạnh gặp mặt thầy, chào thầy.

Thầy Casy đáp lại

            -Thật là vui khi tới được đây, thật là một ngày vui khi con trai được về nhà. Thật là ngày vui.

-Nào xin  tất cả vào nhà... Pa mời.
            -vào gặp những người thân yêu của cậu ấy... thầy Casy nhanh nhảu nói rõ thêm cho Già Tom.
            -Đêm qua hai chúng tôi có ghé lại căn nhà cũ của ông.

  Cằm Pa như ngẩng ra, ông đưa mắt huớng ra đường. Ông quay lại phía Tom:

        -Chúng ta cho MÁ con biết bằng cách nào đây nhỉ? 

Pa Tom hỏi, giọng hào hứng.

            -Giả thử ta đi vào và nói rằng 'nè mình ơi, có hai người muốn vào xin chút gì ăn sáng đây' hay con cứ thè thẹ đi vào đứng cạnh mẹ cho đến lúc bà nhìn ra ? Làm sao đây nhỉ ?

  Sắc mặt ông càng tỏ nét hưng phấn sinh động.

  -Thôi  đừng để MÁ quá xúc động, Pa ạ, chớ để mẹ con qua giật mình. 

Tom e ngại.


     Hai con chó chăn cừu, loại chó cẳng dài (rangy) mừng rỡ, lăn quăng, chạy tới.  Cho đến lúc nhận ra mùi người lạ, chúng lùi lại ngay, canh chừng, đuôi vẫy chầm chậm vu vơ vào không khí; mắt và mũi chúng đang đặt vào tình trạng cẩn trọng,  sẵn sàng phản ứng một cách hung tợn. Một trong hai con, rướn dài cổ, dần dần di động như sắp chạy, nó từ từ tiến lại hai chân của Tom hít thật mạnh. Nó bước lùi, đón chờ phản ứng của Pa. Con kia áng chừng ít can đảm bằng nó; thấy con gà đỏ lục tục đằng xa, nó liền bỏ chạy rượt theo. Tiếng gà kêu  "quang quác" mấy cái lông đỏ bay tứ tung. Con gà mái chạy trốn, cánh vỗ phành phạch bay thêm. Chú chó ngoái nhìn ba người, như hãnh diện xong nằm phịch xuống sân, đuôi thả lên nền đất vẻ thỏa mãn.

   Pa Tom thúc hối :

          -Thôi vào … vào nhà đi ! Mẹ con phải gặp con trước tiên. Để ta xem khi gặp con khuôn mặt bà ra sao. Vào đi con. Một phút nữa thôi, mẹ con sẽ kêu to cho gia đình ăn sáng. Ta mới vừa  nghe tiếng mẹ con xào thịt heo muối xong rồi.


Má Tom đang săn sóc Ông Bà Nội (hình trong bộ drama film 1940 The Grapes of Wrath)

      Nói xong, ông dẫn hai người vào nhà theo lối vào đầy đất bột. Nhà không hàng hiên; bước qua tầng cấp là đến cửa.  Có cái thớt gỗ đặt cạnh, mặt nó nham nhúa vì dùng nhiều năm. Ván vách lổm nhổm, nham nhúa, nhiều hạt gỗ lòi ra do cát cắt sâu vào lớp ván mềm. Mùi củi thông lan khắp không khí. Ba người đến sát cửa; ngửi được mùi thịt chiên,  bánh nướng, cùng mùi thơm đậm đà của cà phê kho đang sôi trong bình. Người cha bước lên trước dẫn đường, tấm thân to lớn của ông ngáng hai người lại. Ông nói lớn:

   -Má mầy ơi, có hai người lang thang ngoài đường ghé đây, họ có ý xin chút gì ăn sáng đây nè ?!!!



     MA' Tom nhìn ra tưởng người lạ

     Tom nghe tiếng mẹ vọng ra. Làm sao anh quên được giọng nói đều, trìu mến, thân mật, pha trộn chút gì chịu đựng khiêm nhường:

              -Xin mời vào đi, thức ăn nhiều lắm, bảo họ rửa tay nghe. Bánh mỳ xong rồi, tôi đang gắp thịt ra đây.



còn tiếp ...
----------------------------  

Trần đình Phước- Người Viết Thư, Làm Đơn Từ, Phiên Dịch tại Bưu Điện Sài Gòn, Ông Dương Văn Ngộ



     (Vài hàng tưởng nhớ Ông Dương Văn Ngộ. Người đã hết lòng với bà con cần giúp đỡ bằng chữ Tâm)


     Sau ngày 30 tháng 04, năm 1975. Một công việc mới xuất hiện tại Bưu Điện Sài Gòn là giúp bà con viết thơ, viết đơn, phiên dịch các hồ sơ, tài liệu. Lúc ban đầu có khoảng 5, 6  người làm công việc này. Cuối cùng, chỉ còn duy nhất một người. Đó là Ông Dương Văn Ngộ. Ông vừa ra đi nhẹ nhàng và bình thản tại Sài Gòn ở tuổi 93 vào ngày Thứ Ba 01 tháng 08, năm 2023. 

Và được an táng tại Nghĩa Trang Hoa Viên, thuộc Tỉnh Bình Dương. 

    Nhắc đến tên ông, hầu như những người Sài Gòn và ở xa, khi cần viết thơ, làm đơn  từ, phiên dịch các tài liệu, hồ sơ bằng tiếng Anh và Pháp đều đến gặp ông để nhờ giúp. Ông rất vui và sẵn lòng, khi được bà con tìm đến ông.

    Mỗi lần có dịp về thăm Sài Gòn. Tôi vẫn thường ghé Bưu Điện Sài Gòn. Việc đầu trên là tôi đến chào ông Dương Văn Ngộ. Ông là một người mà tôi rất trân quý ở tính hiền hoà, đạo đức và giúp bà con rất nhiệt tình trong việc viết thơ, viết đơn từ và phiên dịch các hồ sơ, tài liệu bằnghai thứ tiếng Pháp và Anh với lệ phí rất tượng trưng. 

Ông rất được bà con quý mến tin cậy, nên lúc nào cũng đông khách. Có khi ông phải đem về nhà làm và hẹn khách hôm sau đến lấy.

    Tôi nhớ lại, vào khoảng 3 giờ chiều ngày Thứ Sáu 03 tháng 01, năm 2020. Tôi có dịp ghé Bưu Điện Sài Gòn. Đến chào ông tại cái bàn nhỏ, nằm phía bên trong Bưu Điện mà ông được Ban Giám Đốc ưu ái đặc biệt dành riêng, coi như tưởng thưởng, sau nhiều năm ông phục vụ trong ngành Bưu Điện.

    Vừa cất tiếng chào thì Ông nhận đã ngay ra tôi, vì tôi cũng đã từng đứng trước Bưu Điện là công việc viết thơ, viết đơn mướn, nhưng tôi chỉ làm được một thời gian ngắn, vì sau đó tôi tìm được công việc khác gần nhà và thích hợp hơn. Mỗi khi thấy ông vắng khách, tôi thường lân la đến trò chuyện với ông. Nghe ông tâm sự và học hỏi kinh nghiệm nơi ông. Nhờ đó, tôi có dịp quen biết ông và ông vẫn còn nhớ tôi. Dù ông và tôi hơn ba mươi năm không hề gặp nhau.

    Tôi thấy trên bàn, nơi hành nghề của ông có đặt một tấm bìa cứng màu trắng dựng đứng ghi:

 - Nơi chỉ dẫn và viết giúp Public Writer - Écrivain Public

- 4 quyển Từ Điển: Anh Việt & Việt Anh và Pháp Việt & Việt Pháp, mấy cây viết nguyên tử, một xấp giấy trắng, 1 bịch  bao thơ, những tấm thiệp về Việt Nam & Sài Gòn, 1 chai nước lọc, 1 cái kính Lúp, 1 cái  kính lão...và các bài báo cũ viết bằng tiếng Anh và Pháp, viết khen ngợi về công việc đặc biệt mà ông làm. 

   Sau khi hỏi thăm sức khoẻ ông như thường lệ. Lần này, tôi xin phép được phỏng vấn và ông đã vui vẻ trả lời các câu hỏi của tôi. Tôi xin được gọi ông bằng Bác.

    Xin được viết ra những gì mà ông cho tôi biết như sau:

Xin Bác cho biết một chút về Bác

Bằng giọng nói miền Nam. Bác chậm rãi cho tôi biết. Bác tên là Dương Văn Ngộ. Họ Dương, tên Ngộ. Sanh ngày 03 tháng 03, năm 1930. Tuổi Canh Ngọ. Người gốc Triều Châu. Bà xã bác cũng 90 tuổi. Bà ta ở nhà có hai con gái săn sóc, thích xem TV, quét dọn nhà cửa, đi tới, đi lui cho đỡ buồn.

Con cái và gia cảnh Bác thế nào?

Bác có 6 đứa con gồm: 2 trai và 4 gái. 

- Con trai đầu tên là Dương Văn Ái sanh năm 1952, đang ở Bến Tre là quê của Bà Ngoại để giữ ruộng đất và giúp bà con ở địa phương. Con trai kế tên Dương Minh Đức là giáo viên đang dạy Anh Văn ở Chợ Lớn.

- Bốn con gái theo thứ tự là: Dương Xuân Diễm, Dương Thị Băng Tâm, Dương Thị Thanh Trúc và con gái út tên Dương Thị Yên.

Hiện Bác đang sống ở đâu?

    Nhà Bác ở phía bên kia cầu Thị Nghè, vừa qua khỏi chợ. Bác ở chung với Bà xã và hai con gái. Bác làm việc năm ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Nghỉ hai ngày cuối tuần. Ra khỏi nhà bằng xe đạp lúc 7 giờ rưỡi sáng. Bắt đầu công việc lúc 8 giờ đúng, có khi sớm hơn, và đúng 3 giờ rưỡi chiều thì về. Nếu như có bà con đến trễ cần giúp thì về chậm một chút. Nhà Bác cách Bưu Điện Sài Gòn khoảng hơn hai cây số. Đạp xe từ từ, vừa đạp, vừa hóng mát khoảng hơn nửa tiếng.

Xin Bác cho biết cơ duyên nào Bác đến với ngành Bưu Điện?

    Vì hoàn cảnh gia đình, nên Bác đành phải nghỉ học sớm, trong khi đang theo học ở trường Trung Học Pétrus Ký. Năm 1946 tức năm Bính Tuất, khi vừa được 16 tuổi. Bác xin vào làm việc ở Bưu Điện Thị Nghè. Công việc chỉ lo dọn dẹp vệ sinh và phụ những gì khi có ai cần đến.

    Năm 17 tuổi, xin được công việc Thơ Ký Công Nhựt. Đến năm Mậu Tý (1948) vừa đúng 18 tuổi, hội đủ điều kiện theo yêu cầu, nên được Bưu Điện Sài Gòn nhận vào làm nhân viên chính thức. Bác được giao phụ làm những công việc lặt vặt với vài người đồng nghiệp lớn tuổi. Họ thương Bác vì  nhỏ tuổi nhất, ai cần gì Bác cũng đều sẵn lòng giúp đỡ. Trong thời gian phục vụ ở Bưu Điện, Bác đã cố gắng phấn đấu học hỏi, trau dồi thêm hai Sinh Ngữ Anh và Pháp, để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, và cũng chính nhờ nó mà bây giờ Bác đã có thể giúp bà con viết thơ, viết thiệp, phiên dịch các tài liệu, làm đơn từ, làm hồ sơ bảo lãnh, du lịch đi nước ngoài bằng tiếng Anh và Pháp tương đối dễ dàng.

Bác có thể cho biết Bác tại sao Bác nghĩ ra công việc này?

  Năm 1990, khi được 60 tuổi Bác được nghỉ hưu, sau hơn 40 năm phục vụ cho ngành Bưu Điện. Với tiền hưu, các phụ cấp cũng như tiết kiệm dành dụm được. Bác không gặp khó khăn nhiều về kinh tế. Thêm phần các con Bác đều có công ăn việc làm tốt, nên vẫn có thể lo được cho vợ chồng Bác dễ dàng.

     Nằm ở nhà một thời gian. Cảm thấy buồn chán, nên Bác nghĩ phải tìm một công việc gì có ý nghĩa, không nặng nhọc lắm! hợp với sức khoẻ, khả năng và có thể giúp ích được phần nào cho bà con, nên Bác làm đơn xin Ban Giám Đốc Bưu Điện Sài Gòn một chỗ ngồi để viết thơ, viết đơn giúp bà con làm nguồn vui cho qua ngày. Ban Giám Đốc xét thấy hợp lý vì giúp đỡ được bà con, nên chấp thuận và tạo mọi thuận lợi cho Bác. 

Bác đã viết giúp bà con bao nhiêu lá thơ, đơn từ và dịch thuật?          

    Nói thiệt! Bác không thể tài nào nhớ nỗi mình đã viết bao nhiêu lá thơ hay làm bao nhiêu đơn từ mà bà con nhờ giúp đỡ. Chỉ biết là rất nhiều vì được bà con thương mến và tin cậy. Thời gian đầu rất ít khách vì còn mới lạ đối với bà con. Dần dần, có được một số khách quen. Lúc thịnh hành nhất là khi bà con có thân nhân ở nước ngoài gửi thư, gửi quà và cần làm thủ tục xin đi nước ngoài. Lúc đó, công việc làm không xuể. Đa số khách hàng là ở các tỉnh, hoặc bà con không biết viết thơ, hay bận rộn không viết được. Họ chỉ cần đọc cho Bác biết một số ý tưởng, Bác sẽ  căn cứ theo đó viết nháp và đọc lại cho họ. Khi bà con đồng ý thì Bác mới viết chính thức. Về các giấy tờ, hồ sơ, đơn từ liên quan đến bảo lãnh thì Bác xin phép bà con được mang về nhà nghiên cứu trước và hôm sau sẽ trả lời cho chính xác hơn.

Bác có kỷ niệm gì đáng nhớ về công việc mà Bác đã làm

Hơn 30 năm gắn bó với công việc này với nhiều kỷ niệm đáng nhớ vì mình đã mang lại nhiều niềm vui đến cho bà con. Có người khi nhận được tin vui của người thân, hay nhận được báo tin trả lời tốt đẹp về hồ sơ xin đi nước ngoài thành công, nên đã đến gặp Bác ngỏ lời cảm ơn và gửi tặng một chút quà, nhưng Bác không bao giờ nhận và xin được cảm ơn họ. Có những người nước ngoài cũng tìm đến xin chụp hình, phỏng vấn và nhờ viết thiệp gửi về cho người thân nơi quê nhà, thấy một công việc lạ ở Việt Nam với nét chữ viết bằng tay nắn nót và hình ảnh đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Ngoài ra, có những bài báo của người nước ngoài viết về Bác, khiến Bác  vui vì họ trân quý công việc của mình làm. Đây là món quà rất quý mà Bác không thể mua được, cho dù Bác có giàu có đến cỡ nào đi nữa.

Hiện nay khách đến nhờ Bác giúp có đông không?

    Từ khi có Internet, các phương tiện liên lạc bằng điện thoại như: Viper, Zalo, Messenger… nhanh và hiệu quả hơn. Bà con dùng Computer để viết thơ, làm đơn từ, nhắn tin và gửi thơ bằng Email .. Nên càng ngày, càng vắng khách. Có ngày không có ai đến nhờ. Dịp này, Bác  đi tới, đi lui coi như tập thể dục. Nếu có ai cần hỏi gì thì Bác sẵn sàng hướng dẫn giúp. Bác luôn luôn cảm thấy vui, vì hàng ngày vẫn còn đạp xe đạp từ nhà đến Bưu Điện để còn thấy được hình ảnh thân yêu, mà mình đã gắn bó gần hết cả cuộc đời. 

    Thỉnh thoảng, có những đoàn khách du lịch ngoại quốc viếng thăm Bưu Điện Sài Gòn. Họ được các hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hướng dẫn đến chỗ Bác ngồi, và giới thiệu Bác với họ. Mọi người không ngờ Bác có thể trao đổi với họ bằng hai ngôn ngữ Anh & Pháp lưu loát.

 

   Sau đó, một số người nhờ Bác viết thiệp để gửi cho người thân ở quê nhà làm kỷ niệm một nơi dễ thương, mà họ đã dừng chân. Ngoài ra, cũng có khách muốn chụp hình họ và Bác, để ghi lại một hình ảnh đặc biệt với một ông lão Việt Nam đã 90 tuổi, ốm yếu, mà vẫn còn đóng góp tài hèn, sức mọn và làm đẹp cho cuộc đời.

    Nhìn đồng hồ Bưu Điện sắp đến 3 giờ rưỡi chiều. Tôi xin phép chào tạm biệt và kính chúc Bác có nhiều sức khỏe. Bác cho biết, bây giờ sức khỏe quý hơn vàng bạc, của cải. Bác nói “Chỉ mong Ơn Trên cho có sức khỏe để còn phục vụ bà con thêm một thời gian nữa!”

    Bước chân ra gần tới cổng Bưu Điện. Tôi quay cổ lại, nhìn thấy ông đang lom khom thu dọn đồ nghề cho vào cái túi xách nhỏ để chuẩn bị trở về ngôi nhà yêu dấu ở Thị Nghè. Đây, cũng là hình ảnh cuối cùng tôi nhìn thấy Ông Dương Văn Ngộ.

    Sau đó, dịch Covid -19 xuất hiện đã tác hại toàn thế giới và Việt Nam. Ông không còn tiếp tục công việc giúp đỡ bà con nữa! Thêm vào đó, phần tuổi lớn, sức khỏe càng yếu dần, nên con cái cũng muốn ông ở nhà cho khỏe tấm thân già. Dù, các con ông biết ông rất buồn, khi ngồi không, nhìn trời hiu quạnh ở tuổi xế chiều.

    Hôm nay, đang ở cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất. Nhận được tin ông Dương Văn Ngộ mất. Lòng tôi cảm thấy bùi ngùi, xúc động. Xin được đốt một nén nhang lòng để tưởng nhớ đến ông. Một người đã dành suốt cuộc đời phục vụ cho ngành Bưu Điện, sau đó tiếp tục giúp đỡ bà con bằng tấm lòng và luôn luôn nở một nụ cười hiền hoà, mỗi khi được bà con báo tin nhờ ông giúp, nên họ đã liên lạc được với người thân ở xa và được những kết quả tốt đẹp trong việc làm đơn xin đi đoàn tụ gia đình, hay du lịch thăm thân nhân.

 


  Còn đâu nữa! Hình ảnh một ông già tóc bạc trắng, dáng dấp gầy còm. Quanh năm, suốt tháng chỉ mặc áo sơ mi trắng cụt tay, quần dài đen, đi dép, và tận tụy đạp chiếc xe đạp cọc cạch, với cái túi xách nhỏ để sau Pọt Baga (Porte Bagage), mỗi ngày rong ruổi trên đường thiên lý từ nhà ở Thị Nghè ra đến Bưu Điện Sài Gòn đúng thời khoá biểu, dù mưa hay nắng để giúp bà con viết thơ, làm đơn từ, hay phiên dịch các hồ sơ bằng Tiếng Anh và Pháp. Càng làm cho mọi người và tôi ngưỡng mộ và kính phục ông vô vàn. Có lẽ trên cõi đời này “Không Có Người Thứ Hai Giúp Bà Con Bằng Chữ Tâm Như Ông Dương Văn Ngộ.

 

   Xin Vĩnh Biệt Ông Dương Văn Ngộ. Xin Thành Kính Chia Buồn cùng gia quyến. Cầu nguyện cho Hương Linh ông sớm về cõi Vĩnh Hằng.

 

Trần Đình Phước  

Wednesday, July 9, 2025

John E. Steinbeck- -MIỆNG LƯỠI GÃ MUA BÁN XE THỜI KỲ 1930 NƯỚC MỸ

 lời bạt:

    Trong cuốn Chùm Nho Phẫn Nộ, nhà văn John Steinbeck đã miêu tả lại cảnh khốn cùng của đám dân tá điền mất đất do mắc nợ ngân hàng không có khả năng trả nợ. Họ bán lại những gì bán được để mua phương tiện là một chiếc xe cũ hầu mong đi về hướng tây tới cho được tiểu bang California mưu cầu sự sống.

    Dealer xe là nơi những tá điền chất phác sẽ bị bọn thương nhân ác nghiệt lừa gạt, phỉnh phờ hay ngay cả những khách thật thà sẽ bị bọn này lường gạt.

Qua ngòi bút tinh tế của John Steinbeck, ông sẽ diễn tả lại cách ăn nói hay đúng hơn là 'miệng lưỡi' điêu ngoa cùng hành động mờ ám của bọn mua bán xe cũ đó ra sao...









    một dealer bán mua xe cũ thời 1930s

Bên trong thị trấn, những vùng ven, trên cánh đồng, nơi trống người,  bãi chứa xe dùng rồi, khu chứa xác xe hư, nhà để xe ...tất cả  không biết bao nhiêu bảng hiệu:

 Xe Dùng Rồi- Xe Dùng Rồi Còn Tốt- Vận Chuyển Rẻ Tiền -  Nhà Kéo- Xe Ford Đời 1927-Sạch, Xe đã tân trang, bảo đảm, Radio cho không- Xe biếu thêm 100 gallons xăng-  Hãy ghé xem, Xe Dùng Rồi (used cars). Không bị quá nhiệt lần nào (overheat)...

  Người ta chia lô cho gian nhà đủ cho một bàn làm việc, một chiếc ghế và cuốn sách xanh thông tin thời giá (bluebook). Từng xấp hợp đồng còn nguyên, có kẹp giấy giữ kỹ, giấy hợp đồng không dùng bỏ gọn gàng. Mực viết bơm đầy mực, nhất là phải viết cho ra mực. Có trường hợp viết hết mực đôi khi mất một mối hàng.

     Mấy "thằng chó má" kia chẳng mua gì đâu. Bọn nó đứng đầy nhóc, mất hết cả thời gian nhưng để coi xe thôi, bọn đó chẳng muốn mua đâu. Chớ tốn thì giờ với bọn này nữa.

    Có hai người đàng xa tới kìa. Không phải hai mà có thêm đứa con nhỏ nữa cùng tới đó. Hãy dụ coi xe, cho giá đầu tới hai trăm và bắt đầu giảm xuống. Coi bộ họ bằng lòng khi bớt cho họ $1.25 rồi đó. Tiếp tục dụ họ qua chiếc 'gà tàng' này (jalopy). Phải tấn công gắt vào mấy người đó. Họ làm mất thì giờ chúng ta nhiều quá!

   Mấy người chủ tay áo xắn cao. Mấy gã chào hàng (salesmen), áo quần tề chỉnh,  cặp mắt sắc bén ‘đến chết người’ sẵn sàng chộp lấy cơ hội cùng soi bói từng điểm yếu khách mua.




    Hãy nhìn mặt bà đó kìa! Xem chừng bà này thích thì cứ gạt thằng chồng già bà ta ngay đi. Đưa họ qua chiếc Cadillac, xong có thể bớt giá tại chiếc Buick 1926. Nếu bắt đầu ở chiếc Buick rồi chạy qua chiếc Ford. Xắn tay áo lên mà vào cuộc ngay. Cú làm ăn này không kéo dài mãi đâu. Cho họ biết chiếc Nash trong khi ta sửa một chút rò ở ống bơm ở chiếc Dodge đời 25. Ta sẽ giới thiệu chiếc Hymie khi ta làm xong.

  Quý khách cần xe để chở đồ phải không? Không nói chơi với quý khách đâu, vải bọc đã hết. Nhưng bọc gối cho chỗ ngồi đâu có ảnh hưởng gì tay lái đâu để ông bạn phải bận tâm?

  Xe sắp hàng dài, quay mũi huớng trước, mui rỉ sét, bánh xẹp lép, đậu sát hàng với nhau.

          Quý khách nào muốn xem, không sao, ta kéo ra cho quý vị xem ngay.
Quý khách đã mất thời gian phải bắt những người làm ở đây phục vụ hết bổn phận, thật hết mình mới được. Phải không quên nhắc nhở làm sao đừng để mất thì giờ. Đa số người phục vụ ở đây đều tốt. Họ chẳng bao giờ dám cho quý vị là người xấu đâu!  Nhưng khi họ làm phiền quý khách thì hãy 'chửi ngay' vào mặt bọn họ.(sock it to them)

 Nhiều dãy xe san sát hiệu Model T's toàn là những chiếc tiếng máy nghe rột- rạc, tay lái kêu răng rắc, giây chuyền lực đã xơ mòn. Còn Buicks, Nashes De Sotos tha hồ!





                Dodge 1922

    Vâng thưa ngài! đây là chiếc Dodge đời 1922. Dodge là loại chiến, tốt chết đi được (best goddamn). Không bao giờ dùng đồ cũ. Bộ nén thấp. Sức nén cao thỉnh thoảng làm hư ngầm bên trong, Nhưng sắt bên trong sẽ giữ cho nó bền hơn như mấy chiếc Plymouth, Rockne hay Star ở đây. Giêsu ơi, chiếc Apperson đến từ đâu đây? Từ chiếc thuyền của ông Noah, phải thế không nhỉ? (come from the Ark ). 

    Rồi chiếc Chalmers và Chandler nữa, những loại này hết sản xuất nhiều năm rồi. Chúng tôi không phải bán xe mới  mà thanh toán xe cũ. Thật chán, ta phải mua vào những chiếc 'gà tàng' nhất giá không quá hai mươi lăm, ba mươi đô thôi, nhưng ta phải bán ra với giá tới năm mươi, hay bảy mươi lăm đô. Quá lời đi chứ. Chúa ơi! nếu ông bạn đi mua xe mới thì có được giảm được đồng nào không? Hãy mua xe dùng rồi mà xài. Hãy xem, ta mua nhanh mà bán lại càng nhanh thưa quý khách. Không bao giờ có chiếc xe nào giá quá hai trăm rưỡi nơi đây cả . 

     Quý khách thử chụp một người nào đó bên đường như thằng cha Jim này đây. Tuy hắn chẳng biết' đếch' gì (don't know his ass from a hole in the ground) nhưng cứ hỏi hắn thử hắn vào chiếc Apperson ư?
 Hắn nói ngay;

            -Bán rồi! 

        -Đó, quý khách thấy chưa?  nếu ta không mua xe cũ thì bán gì đây?

***

  Những lá cờ, đỏ trắng, hay trắng xanh--treo dọc bên lề , Xe Dùng Rồi, Xe Dùng Rồi Rất Tốt.

          Mặc cả mua bán hôm nay ư? tùy thuộc vào giao dịch và ta. Không bán được hôm nay nhưng cũng cần dụ khách vào xem cho thật đông. Nếu không có lời- chẳng kiếm ra xu nào- ta nói xe bán hết rồi, để chờ giao xe khác. Xong, thay bình điện nào hư liệt vào xe trước khi giao hàng đi. 

        Chúa ơi! đòi bớt làm gì tới bảy mươi lăm cents kia chứ? Hãy xắn tay áo vào làm như vậy với ta.  Không bao giờ hết chuyện bán xe cũ, nếu  số xe bán chỉ vừa đủ, thì trong sáu tháng ta chắc phải bị cho 'về vườn' thôi?

      Nghe này Jim! hình như ta nghe có tiếng rột- rạc như tiếng chai bể sau chiếc Chevvy? hãy rót vào đó ít lít mạt cưa cũng như bỏ vào hộp số nữa đó. Chúng ta phải bán quách chiếc Lemon này đi với giá ba mươi lăm đô thôi mày. Cái thằng khốn nó lường ta vào chiếc kia. Ta ra giá 10 đô, hắn giựt của ta bằng 15 đô. Thằng chó đẻ nó lấy dụng cụ ra hết trước khi bán cho người khác.

         Lạy Chúa Toàn Năng! ước chi con có năm trăm chiếc xe cũ như vầy để bán. Không bao giờ hết bán loại hàng như vậy. Khách không ưa bánh xe này ư? Họ nên biết rằng có đến mười ngàn cái bánh xe như thế:

              - Thôi, bớt cho gã ta một đô rưỡi cũng được.

  Hàng đống sắt rỉ sét dựa vào hàng rào, cùng hàng dãy xác xe hư sau đó, các khối sắt vụn đầy dầu mỡ từng ụ nằm tràn lan trên mặt đất, cỏ heo mọc xuyên qua các ống xi lanh, cần thắng, ống khói hư chất đống như những con rắn. Mỡ dầu loang lổ...

          Liệu chú mày có tìm ra cái bu-gi nào tốt không? Chúa ơi! ta bán sạch năm mươi cái nhà kéo (trailer) giá dưới 100 đô la rồi. Thằng cha đó đi dạo đếch gì ở đây? Chúng ta bán hết xe rồi mà chẳng bán chiếc nào cho hắn ta cả. Bán xe tại chỗ hay hơn phải gửi về nhà, kiểu này lợi hơn.

         Ta biết gã này làm cho tờ Monthly. Ta không nghĩ hắn ta tới mua xe đâu, đá quách hắn ta ra đường cho rồi. Đừng phí thì giờ cho một gã chẳng mua bán gì trong đầu. Nào mở bánh xe trước, phía bên phải của chiếc Graham đó, xong quay phía vá xuống đất. Phần trên xem bộ còn mới, tốt. Lốp xe bền thật,  mọi thứ khác cũng vậy.

   Xin cam đoan! còn cả năm mươi ngàn chiếc trong đống xe cũ kia. Mua dầu xăng đầy vào. Tạm biệt nhé, chúc bạn may mắn.

   Quý khách nào đang tìm xe ? Bạn đang suy tính gì trong đầu ? Có chiếc nào hấp dẫn quý vị không? Ta đã xong hết mọi thứ cho bạn lựa. Mấy chiếc tốt này không chê vào đâu được. Quyết định đi quý vị, bà xã cuả ông đang chăm chú vào chiếc La Salle kìa . Ông không muốn La Salle ư? Vòng trục bị hư ư? hay là hao xăng? Ông Bà hãy lấy chiếc Lincoln đời 1924 này đi. Kia là chiếc xe chạy hoài không thôi đó ông, nó đáng mặt là chiếc xe tải.

   Ánh mặt trời nóng bức nung nóng những đống kim loại rỉ sét. Dầu loang lổ trên nền đất. Nhiều người đi loay hoay lui tới, không biết chọn loại xe nào, và họ đang cần xe.

   Mấy khách hãy chùi chân đi nào. Nhớ đừng dựa vào xe, dơ lắm đó. Ông bạn muốn mua xe thế nào, cỡ giá bao nhiêu? Coi lũ con nít, tôi tự hỏi giá chiếc này bao nhiêu? Chúng tôi sẽ hỏi ngay, tôi không tính tiền hỏi đâu nhé. Chúng ta có thể hỏi, phải không quý vị? Trả vài xu teng đâu lo bằng cái lo là chiếc bảy mươi lăm đô vì giá đó mới hi vọng đi đến California, phải không quý khách?

   Lạy Chúa! giá ta chỉ có đủ 100 chiếc xe 'cà tàng' thôi, ta chẳng cần phải lo nó chạy được hay không làm gì. Lốp xe cũ, hơi sờn chất từng đống cao; mấy cái ống đỏ, xám linh tinh la liệt trông y như xúc xích. Vá lốp ư? Chùi két nước ư? hay đốt bu-gi? Cho một viên nhỏ thứ đó vô thùng xăng thôi, một gallon chạy tăng thêm mười dặm lận. Tô vẽ thêm cũng chỉ tốn năm mươi xu thôi. Quạt nước, giây cu -roa cho quạt máy, gasket ư? Nên thay cái van mới thì hay hơn. Quý khách mất gì đâu nào chỉ tốn vài ba xu lẻ như thế?

người khách đang xem xe dùng rồi tại dealer xe 1930s

            Tốt lắm Joe! Hãy dụ bọn họ tới đây và 'chém đẹp' họ ngay ở đây mới được. Phận sự ta sẽ giữ họ, cho giá dụ họ và 'chém đẹp'. Nhưng chú mày nhớ đừng đem gã 'khố rách áo ôm' nào vào đây mới được (don't send in no bums), có như vậy ta mới hốt được bộn hơn đó nhé.

          -Vâng, mời ông vào xem!

      Đoan chắc là ông sẽ mua ở đây thôi.
 Đúng, thưa ông, chỉ 80 đô thôi. tôi tin là ông sẽ ưa thôi.

          -Ôi! tôi không thể mua quá năm mươi đô, anh ngoài kia nói giá năm mươi thôi mà?

      Năm mươi ? Năm mươi đô thôi ư? Anh chàng ngoài kia chắc mất trí rồi thưa ông (Nuts). Chúng tôi mua vô tới $78.50 cho chiếc này. Joe chắc chú mày điên rồi chắc? chú mày muốn làm sập tiệm này luôn chứ gì?

      Nếu anh ta hứa lỡ rồi, thôi, tôi bớt cho, còn lại $60. thôi. Xin ông hiểu, tôi không thể ở đây suốt ngày được, tôi tuy là buôn bán nhưng tôi chưa ra ngoài để bớt dính vào một người như ông. Thôi, giờ ông có gì trao đổi không?

          cảnh nông dân tới xem xe cũ trong bộ drama phim "Những Chùm Nho Nổi Giận"

        -Tôi có một cặp la, (mules)  tôi đang cần bán chúng.

          - Ô la ư ? Ê, Joe nghe không chú mày? Ông này muốn trao đổi hai con la đấy. Chắc chưa ai bảo cho chú mày thời đại hôm nay là thời đại máy móc phải không ? Họ không còn dùng la làm gì nữa ông ơi, 'có keo thì khỏi cần đinh ' (but glue no more) ông biết không .

           Năm con la thật bự ư? tuổi 'cũng bự' đến bảy mươi lăm chứ gì ? để chúng tôi tìm quanh có ai không thì hay hơn cả. Hãy nhìn xem nơi đây, ông vào đây lúc hai chúng tôi đang bận rồi lại bước ra. Joe, chú mày có biết chú mày vừa nói chuyện với gã hứa hẹn bá láp chăng (piker)?

          Ô, như thế ta là một thằng khờ khạo chứ gì? Joe kìa, ta là thằng khờ kìa. Nếu ta chỉ biết 'hi sinh cho kẻ khác' (givin' my shirt away-Bilble ), ta sẽ chết đói mất. Nói thẳng với ông rằng, ta sẽ làm gì ư? mấy con la này ta chỉ mua cho $5. cho chó ăn thịt là hợp thôi, ông biết không?

       -Không, tôi chẳng muốn bán nó cho chó ăn thịt bao giờ.

              Ô!  thế thì ta mua với giá mười hay bảy đồng thôi, ngang đó thôi. Còn với giá $20 tôi sẽ mua nhưng ông phải mua chiếc wagon này phải không? ông chồng thêm $50. phần còn lại ông sẽ trả MỖI THÁNG thêm 10$

          -Nhưng sao nói xe giá đầu tiên là $80. 

          Bộ ông chưa nghe tiền bảo hành và tiền bảo hiểm chăng? Bởi vậy chiếc xe mới lên thêm một ít đó chứ. Ông sẽ trả hết nợ trong vòng bốn cho tới năm tháng thôi. Thôi ký tên nhanh vào ngay đây nè ông! Chúng tôi lo liệu mọi thứ cho ông.

   -Ồ, tôi không biết ...

            Nào bây giờ, ông thấy chưa tôi đã hi sinh cho ông nhiều lắm, hết cả thì giờ cho ông trong ngày này rồi đó. Thời gian vì ông đúng ra tôi bán được ba mối rồi ông biết cho không ? Tôi thật sự ngán ông lắm , thôi, ký vào đây . Được rồi, thưa NGÀI. Joe, đổ cho ông này đầy bình xăng nghe. Chúng ta tặng không ông xăng.

***

            Chúa ơi! này Joe, thật là một mối 'quá đã'! (hot one). Hai chúng ta đã cho gì trong chiếc 'cà tàng' kia? chỉ ba mươi cho tới ba mươi lăm thôi phải không? Ta đứng đầu bảng rồi, nếu ta không giật được bảy mươi lăm đô để đứng đầu, ta sẽ không là một thương gia nữa đâu. Mối vừa rồi chúng ta vớ được $50. tiền mặt cộng theo một hợp đồng trị giá $40. Ta biết họ không hẳn hoàn toàn là người lương thiện, nhưng chú mày có ngạc nhiên chưa khi chúng ta vớ được những 'mối đã đời' còn lại như bây giờ. Ta nhớ có một gã khách đã giải quyết xong món nợ $100. trong vòng một năm sau khi ta tính toán giá cả cho ông ta. Ta dám cá với chú mầy gã này trả bằng tiền mặt không thôi. 

            Chúa ôi! ước gì con có khoảng năm trăm chiếc xe cũ như thế nhỉ ! Thôi, hãy xắn tay áo lên Joe. Đi ra ngoài dụ họ vào đây cho ta mau lên. Chú mày sẽ huởng hai mươi vào giá cuối , chú mày không tệ lắm đâu.

  Mấy lá cờ hiệu mềm nhũn dưới ánh nắng đúng trưa. Cuộc Mặc Cả Hôm Nay: Ford đời 1929: pickup chạy rất tốt.

  Với năm mươi đô la bạn tậu được chiếc nào đây? một chiếc Zephyr chăng ? Lông ngựa lòi ra quăn tít trong nệm ghế ngồi, cái chắn bùn thì móp dẹp lui đằng sau. Tấm cản sau bị xé toạc. Chiếc Ford đặc biệt có mấy đèn màu nhỏ trên tấm chắn bùn, nắp két nước, và ba ngọn đằng sau. Mấy tấm đệm cản bùn, bảng chỉ vô số thật lớn ở cần số. Tấm cản bùn che bánh xe trừ bị có hình cô gái thật đẹp mang tên Cora. Nắng đúng trưa gay gắt dọi lên mặt mấy tấm kính dày bụi.

          Chúa ôi !  ta chẳng còn giờ ra ăn trưa nữa ! này Joe cho đứa nhỏ nào mua ta một cái hamburger xem nào.

  Tiếng máy xe đời cũ rộ lên từng chập. 

          Có cha nội nào cứ 'ngẩn tò te' ngắm (dumb-bunny looking)  chiếc  Chrysler thế?  Để ý gã ta có đồng nào trong túi quần jean (jack in his jeans) không đã? Coi chừng bọn đàn ông trong  làng hay ăn cắp vặt đó nghe. 
Dụ tụi nó (soften'em up) vào đây cho ta nghe Joe. Việc này chú mày làm khá lắm.

             -Chắc chắn chúng tôi đã bán rồi.

            - Bảo đảm không?

           Chúng tôi bảo đảm nó xe là xe chứ không phải làm vú em (wet-nurse it) theo nó mãi sau lưng. Ông bạn hãy nghe đây, bạn mua chiếc xe và bây giờ thì bạn còn thì giờ mè nheo, có quyền cằn nhằn mặc cả đủ thứ với nó. Tôi 'đếch'(don't give a damn) cần biết trong tương lai bạn sẽ trả hay không. Chúng tôi chỉ làm việc trên giấy tờ của ông bạn thôi. Việc chúng tôi là chuyển nó lên công ty tài chánh, họ sẽ theo ông bạn chứ không phải chúng tôi đâu nhé. Chúng tôi không giữ giấy tờ. Đúng không?

           Ồ, ông định làm khó vậy là chúng tôi phải gọi cảnh sát. Không, chúng tôi đâu có đổi lốp xe?

         Đuổi gã này ra khỏi đây ngay Joe!

Hắn ta mua xe rồi, lại không vừa ý. Ông nghĩ thế nào khi ông mua tôi một lát bí -tết xong ăn một nửa rồi đem trả lui, hả? Chúng tôi đang làm thuơng mãi chứ không phải là cơ sở từ thiện?

***



                                               nhẫn răng nai





            Joe, chú mày biết mặt gã kia không? đằng kia kìa! Gã có chiếc nhẫn răng nai (Elk's tooth) chạy lẹ tới hắn. Cho gã xem chiếc Pontiac 1936 đằng đó xem sao, đúng rồi.


           xe mũi vuông, Ford T.model

  Các loại xe mũi vuông, tròn, rỉ sét, thuông thuổng như cái xẻng, khung xe uốn cong rất ngọt  (streamline),  trần bằng trước khi uốn cong. Hôm nay  quý khách tha hồ mặc cả. Mấy chiếc xe bánh lớn còn vải bọc rất dày--cắt nó ra làm xe tải rất dễ dàng. 

Nhà di động hai bánh, nào trục xe cũ sét phơi mình dưới nắng nóng xế trưa. 

Xe Dùng Rồi, Xe Dùng RỒi còn Tốt, chạy tốt, sẽ biếu thêm xăng.


                  STREAMLINING- khung xe uốn theo hình dạng có lợi bớt lực cản không khi'

          Chúa ơi!  nhìn chiếc xe này xem ai đó đã chăm sóc thật quá tuyệt vời.

Caddilacs, La Salles, Buicks, Plymouths, Packards, Chevvies, Fords, Pontiacs.
 Nhiều dãy  xe san sát nhau,  mắt đèn trước lấp lánh dưới nắng. 
Xe Dùng Rồi Hảo Hạng đây thưa quý khách

            Này Joe! dụ khách vào đây mau lên. Chúa Ôi, ta ước ao có được cả ngàn chiếc như vầy! Hãy mời họ tới trả giá và ta sẽ bắt họ mua cho xem!

              Quý khách cần đi California ư? Đây chính là nơi quý vị cần phải tới. Trông nó vậy, nhưng lái hàng ngàn dặm cũng chẳng ăn thua gì với nó cả. 

   Hàng dãy xe đang chờ quý khách đây.

Xe Dùng Rồi Rất Tốt. Giá Hời. Sạch. Chạy Êm Re đây thưa quý khách.

John Steinbeck 

Đinh hoa Lư dịch 
edition  July 9, 2025

20 THÁNG 7 NĂM XƯA - NHÌN LẠI LỊCH SỬ KHÁCH QUAN HƠN

  ĐÔI BỜ HIỀN LƯƠNG VÀ KỶ NIỆM THĂM CẦU BẾN HẢI 20/7/1964 hình ảnh sưu tầm được cho thấy đồng bào QT ra thăm cầu Bến Hải (1964) đang tụ tập ...