Thursday, July 3, 2025

John Steinbeck- GÃ QUÁ GIANG




một cảnh đầu trong bộ phim The Grapes of Wrath, 1940, vai chính Tom Joad ra tù đang trở về nhà


    Một chiếc xe vận tải màu đỏ đậu trước cửa một tiệm ăn nhỏ bên đường. Đằng chóp cái ống khỏi thẳng đứng đang rùng rùng nhẹ nhả  từng bụm nhỏ khói xanh  nhạt, khó thấy . Đây là chiếc xe vận tải loại mới, màu đỏ sáng bóng . Người ta có thể nhìn thấy một hàng chữ lớn mười hai phân tây hai bên sườn xe:

Tom Joad đang đi về chiếc xe tải để xin quá giang

CÔNG TY VẬN TẢI THÀNH PHỐ OKLAHOMA 


    Mấy chiếc lốp xe đôi mới toanh. Có một ống khóa bằng đồng đang gài thẳng đứng ở hai cánh cửa lớn phía sau. Phía tiệm ăn, bên trong che màn, có tiếng máy thu thanh.  Một điệu nhạc khiêu vũ được vặn nhỏ lại đúng mức do  chẳng ai buồn nghe.


   Cái quạt máy được đặt ngay lối vào, đang nhè nhẹ xoay. Tiếng quạt kêu ro- ro nghe lạ tai, đưa gió từ cánh cửa đến cửa sổ, rồi lại lòn qua tấm màn. Bên trong, người đàn ông, tài xế xe tải, ngồi trên chiếc ghế đẩu dựa khuỷu tay vào mặt quầy hắn quan sát cùng đợi ly cà phê từ tay  ả  bán hàng gầy gò, cô độc . Bằng thứ ngôn ngữ dọc đường, nhanh, vô hồn, hắn nói chuyện với ả ta:


          - Ba tháng trước 
anh thấy hắn, hắn có nghề cắt cái gì đó...  quên mất... cái.. gì...

  Cô ả ngắt ngang:


  - ...một tuần rồi không còn thấy hắn. Dưới mắt em coi bộ hắn khá đẹp trai, không đến nỗi tệ, chẳng hôi  hám lắm đâu...


 Thỉnh thoảng ngoài màn cửa lại có tiếng ruồi kêu nhặng lên. Máy nấu cà phê vẫn còn phun hơi, ả bán hàng vội chạy lại sau nhưng chẳng thấy cô ả tắt máy nấu.  


  
    Phía ngoài tiệm hàng, có một gã đàn ông vừa đi men theo xa lộ bước tới. Người đó vừa băng qua đường tiến gần chiếc xe tải. Hắn bước chậm lại tới phía đầu xe, tựa tay lên tấm chắn bùn sáng loáng, hắn đọc dòng chữ "KHÔNG ĐƯỢC CHỞ NGƯỜI”  đặt trước kiếng chắn gió. Một lát, hắn dợm đi tiếp nhưng chợt ngồi lại trên tấm bàn đạp chiếc xe tải,  khuất hẳn với tiệm ăn. Gã đàn ông tuổi chưa quá ba mươi. Đôi mắt nâu rất sẫm. Còn một ít màu nâu kia còn thấy trong con ngươi của gã. Hai gò má cao rộng, những đường hằn sâu, mạnh mẽ chạy dài xuống gò má, rồi uốn cong cạnh miệng. Môi trên chàng ta dài, hàm răng trên lại nhô ra. Do vậy, cặp môi luôn cố gắng dãn ra ngậm miệng, nhằm che đậy hàm răng. Bàn tay khô ráp, những ngón tay to, thô cùng móng tay kệch-cỡm, lổm chổm nhiều vết nhơ bám vào. Khoảng giữa ngón trỏ và ngón cái phía trong là vết da chai, sáng bóng.

   Áo quần gã đàn ông đó xem chừng còn mới- nhưng là một thứ mới rẻ tiền. Cái mũ lưỡi trai xám cũng mới, đến nỗi cái vành trước còn cứng, còn nguyên cái nút gắn trên đó- nghĩa rằng chiếc mũ còn nguyên hình dạng, chưa tróc sờn như những cái mũ lưỡi trai từng xài lâu ngày qua nhiều mục đích... xách đồ, lau người, làm khăn tay. Bộ đồ gã đang mặc may từ loại vải xám cứng rẻ tiền. Bộ đồ còn mới đến nỗi còn nguyên nhưng nếp gấp trên quần. Chiếc áo sơ mi màu xanh chambray gã mặc, cứng, phẳng lì. Cái áo choàng quá lớn trong lúc cái quần lại ngắn nhưng người gã lại cao. Hai đỉnh vai áo xệ xuống phía hai tay khi tay áo lại quá ngắn. Thế mà phần trước lại  lỏng lẻo nên đập phạch phạch vào bụng. Gã mang đôi giày da mới với cái hiệu "Quân Đội Cuối Cùng". Những cái đinh gắn dưới theo hình móng ngựa để bảo vệ cho đế giày.


      Gã vẫn ngồi yên trên chiếc bàn đạp chiếc xe tải. Gã giở mũ, dùng nó lau mặt, xong gã lại đội lên. Đó là bước khởi đầu cho sự hư hại cái lưỡi trai của cái mũ. Gã ta đang chú ý vào chân mình. Nghiêng người, gã tháo bớt dây giày, không còn buộc kỹ. Chợt gã nghe trên đầu ống khói chiếc xe tải bắt đầu nhả mạnh ra từng bụm khói xanh.


      Tiếng nhạc trong tiệm ăn ngưng hẳn nhưng giọng ca nam bên cái loa kia vẫn còn. Ả bán hàng vẫn chưa biết để tắt đi do tai không nghe tiếng nhạc đã ngừng. Ngón tay ả từng phát giác ra cục bướu dưới tai. Ả cố gắng nhìn rõ cục bướu cho rõ qua cái gương phía sau quầy hàng. Ả tránh không cho ông tài biết, bằng cách đẩy một mớ tóc che cục bướu đó đi. Gã tài xế mách có một hội vũ lớn ở Shawnee:


-Anh nghe vài người bị giết và vài chuyện khác. Em nghe gì không ?

   -Không!


  cô ả trả lời 
cộc lốc, ngón tay vân vê che che cục bướu dưới tai.

   Bên ngoài, gã kia vẫn ngồi nhấp nhỏm đợi. Anh chàng ta ngó lên đầu xe rồi nhìn thoáng qua tiệm ăn chờ động tĩnh. Xong, gã lại ngồi xuống bàn đạp chiếc xe. Giờ gã lôi trong túi bên ra gói thuốc cùng một xấp giấy vấn. Chậm rãi và trịnh trọng gã vấn lấy một điếu thuốc một cách hoàn hảo. Gã chăm chú xoa đều điều thuốc. Cuối cùng gã cũng phải hút, dúi que diêm vừa cháy vào lớp đất dưới chân. Trời đã trưa, ánh nắng giờ đã lấn tới bóng im của chiếc xe.


  Trong tiệm, gã tài xế vừa trả tiền xong. Anh ta dúi hai đồng bạc 5 xu thối lui vào máy đánh bạc. Bàn xoay dừng lại, gã chẳng trúng điểm nào cả. 


      -Bọn nó đã chỉnh ‘hắn’  rồi, em đừng hòng mà thắng!

gã buông câu nói vậy với ả.

Cô ả  liếng thoắng:


 - Non hai giờ trước có anh chàng đã trúng cú Jackpot đó mà, Ba Mươi Tám đồng luôn! Mong anh trở lui sơm sớm nha anh?


Gã hơi hé màn nhìn ra ngoài:

- Tuần hay mười ngày
Gã đáp gọn: 
  -Anh phải lái đi Tulsa, sẽ không trở lui mau được, anh nghĩ vậy... 

Cô ả cắt ngang :

  - Ra hay vô chớ để ruồi bay vào !

  -Tạm biệt em ! 

 Gã chào xong vội xô cửa bước ra ngoài. Tiếng cánh cửa cùng tấm màn che đóng mạnh. 

   Đứng dưới ánh nắng, tay người tài xế vội lột một thanh kẹo cao su. Anh ta khá nặng nề. Đôi vai rộng, vùng bụng lại nở nang. Da mặt đỏ gay, đôi mắt xanh dài, hẹp, do gã luôn nheo mắt chống chọi ánh sáng chói dọi vào. Bận quần lính, mang dày cao cổ, vừa giữ thanh kẹo cao su giữa cặp môi, gã cố nói vọng qua bức màn cửa tiệm : 

      -Thôi đừng mong, em chớ mong anh ngóng về em đó nha !


      Cô ả bán hàng đang soi mình trong tấm gương phía bức tường phía lưng, nghe thế vội buông tiếng càu nhàu.


   Gã tài chậm rãi nhai thanh kẹo cao su. Vành môi, cặp hàm mở rộng theo mỗi lần nhai. Gã uốn miếng kẹo trong miệng, cuộn tròn dưới lưỡi, chân lo bước lại xe.

   Anh chàng muốn xin quá giang vội đứng phắc dậy nhìn xuyên qua cửa cabin :

  - Ông ơi, xin ông cho tôi đi nhờ một chuyến, được không thưa ông ?

KHÔNG ĐƯỢC CHỞ NGƯỜI (LỆNH CHỦ XE)

Người tài xế liếc nhanh về tiệm ăn, miệng nói nhanh:

        -Bộ chú mầy không thấy tấm bảng -KHÔNG ĐƯỢC CHỞ NGƯỜI dán ở cửa kính hay sao thế ?

    -Dạ có , tôi hẳn là thấy. Nhưng đôi lúc cũng có một vài người thật tốt bụng ông à, dù cho mấy lão chủ nhà giàu 'khốn nạn' kia buộc họ phải dán tấm bảng như thế đó ông.


      Gã tài, chậm rãi leo vào xe, suy nghĩ từng chữ trong câu trả lời của anh chàng kia. Giờ đây nếu gã từ chối, không những gã không phải là một người tốt bụng mà còn là một người bị chủ ép buộc phải dán tấm bảng trước xe, không được phép hợp tác với ai. Trái lại giây phút này nếu gã cho hắn lên xe, gã tự động là một người tốt bụng, lại càng không phải hạng người chuyên bị mấy tên chủ giàu có 'khốn nạn'  nói trên "xài xể" lung tung được. Tài xế tự biết mình đang lâm vào thế kẹt; nhưng không thể tìm cách nào khá hơn ? Thật ra, chính gã rất muốn mình là kẻ hảo tâm. 

 Tài xế lại liếc rất nhanh vào tiệm ăn:




        -  Hãy bám theo cái bàn đạp kia cho đến khi chúng ta tới khúc quanh đằng đó hẳn hay !



    Anh chàng xin quá giang lẹ làng rạp người cho khỏi ai thấy, tay đu vào tay cửa. Chiếc xe rồ máy vô số xong vọt đi. Số một, số hai , số ba cái đà tăng nhanh cho đến số bốn. Dưới mắt người đang bám vào cửa xe, mặt xa lộ lướt qua vùn vụt làm hắn muốn chóng mặt. Chạy khoảng một dặm cho đến khúc quẹo đầu tiên, chiếc xe tải chậm lại. Gã quá giang giờ mới dám thẳng người dậy mở tay cửa luồn người ngồi vào ghế. Tài xế mắt hơi he hé, nhìn khắp kẻ quá giang, miệng anh ta vừa nhai vừa suy nghĩ. Cơ hồ tất cả ý tưởng của tài xế đều được cái hàm kia phân loại, sắp xếp trước khi đi tới não. Mắt tài xế giờ bắt đầu chú ý tới cái mũ lưỡi trai mới, lần xuống bộ đồ mới và tiếp đến đôi giày cũng mới. Anh chàng quá giang cố vặn vẹo cái lưng vào thành ghế, tìm chút nào thoải mái, xong gã gở mũ xuống, dùng cái mũ chùi vệt mồ hôi trên trán, dưới cằm.



            -Rất đội ơn ông.

        -Chân tôi muốn liệt cả thưa ông

        -Giày mới hả...

Tài xế thốt lên. Giọng gã đều đều, nghe vừa bí mật vừa bóng gió giống trong đôi mắt gã...

        -Chú mày chớ nên đi bộ với đôi giày mới trong trời nóng bức thế này ?

Gã quá giang cúi xuống nhìn đôi giày bám đầy bụi vàng:

        -Tôi chẳng có đôi giày nào khác...
         Mọi người phải mang vậy thôi, chẳng có đôi nào mà lựa cả ông à.

   Gã tài xế hơi nheo mắt ngó về trước, vẻ cảm thông. Chiếc xe chạy nhanh hơn một ít.

        -Đi xa không ?


        -Dạ ...dạ... đúng ra tôi đi bộ thêm cũng được nhưng do tôi quá mệt...

    Câu hỏi từ người tài xế dò xét một cách khôn khéo. Coi bộ anh ta đang giăng một tấm "lưới rà soát" trong mấy câu dò hỏi.
    -Tìm việc hả ?
    - Không, thưa ông, ''ông già" tôi có được một nơi rộng tới bốn mươi mẫu đất. Ông làm nông, chúng tôi là dân ở đó lâu rồi.

 
 Tài xế nghe vậy mới bắt đầu chú ý nhìn cánh đồng bắp đang thi nhau ngã rạp hai bên con đường. Những đám bắp phủ đầy bụi đất. Vài ba tảng đá lửa nhô lên lớp bụi đất đó. Gã nói như với chính mình:

            -Một người làm nông có bốn mươi mẫu đất và hắn ta không bị bụi vùi lấp và không bị máy móc đánh bại ...

Anh chàng quá giang vội hỏi:

    -Tôi chưa hề nghe ?


    -Phải lâu sau này chú mày sẽ hiểu.

  Gã tài giải thích.

                                               


                                 
   Có con ong lọt vào cabin đập cánh vù vù sau tấm kiếng chắn gió. Gã tài dùng một tay gạt từ từ cho con ong lọt ra ngoài cho nó bay đi.

        -Thợ làm nông giảm đi nhanh chóng vào lúc này...

gã tiếp...

    -Một cái mày cày có thể làm thế cho mười gia đình. Máy cày giờ mới là đại họa. Chúng lấn vào và đẩy mọi gia đình làm nông ra. Làm sao ông già của chú mày trụ mãi được chứ ?

    Lưỡi và cặp hàm người tài xế giờ đây lại bận rộn với cái kẹo cao su bị quên trong miệng. Gã lại nhai, nhào nặn cái kẹo lui tới. Mỗi lần mở miệng, lại thấy cái lưỡi gã đang uốn tròn miếng kẹo bên trong.

            -Ô, tôi chưa nghe chuyện này lần nào. Tôi chưa đi học lần nào ông già tôi cũng chưa


...nhưng chúng tôi có thể, nếu chúng tôi muốn.

        -Đang làm việc đó chứ ?

  Lại một câu dò xét đầy ngẫu hứng lại bí mật.

 Gã tài đưa mắt ngắm cánh đồng. Làn không khí như đang lung linh rung động. Gom hết thứ kẹo cao su đang nhai vào một bên má, xong gã rướn người nhổ ra ngoài cửa xe.

    -Dạ đúng.

    -Theo ta, cứ nhìn bàn tay chú mày. Nếu không mãi cầm rìu thì lại cầm càng xe. Bàn tay nó bóng thế kia. Ta chỉ nhìn vậy không thôi cũng đoán được. Mà hãy tự hào về chúng đó chứ?

  Anh chàng quá giang trố mắt nhìn ông tài. Tiếng bánh xe vẫn mãi "trường ca"- khúc hát lăn đều trên mặt đường.

    -Chú mày muốn biết thêm gì không ? ta sẽ nói cho, không nên đoán mò đó nghe!
    -Chớ lo ngại quá, ta không phải là kẻ chuyên tò mò đâu.
    - Tôi sẽ trả lời ông mọi thứ và không giấu giếm gì đâu ông ơi !

    - Khỏi lo ! ta ưa quan sát cho qua thì giờ thôi.
-Đây, tôi nói hết cho ông đây... Tên tôi là Joad- Tom Joad. Ông già tôi là Old -Tom Joad, 

mắt anh có vẻ lo lắng nhìn người tài xế.

-Đừng lo, ta chẳng có ý gì hết.
-Không tôi không lo gì hết, Joad trả lời, tôi luôn gắng hòa đồng với mọi người và không muốn nghi ngại ai cả.   


   Người khách quá giang chợt dừng nói. Anh nhìn ra cánh đồng khô hạn. Nhiều lùm cây đang ngắc ngoải chết khô dưới bầu trời nóng bức, lan ra cả một khoảng xa. Chợt anh ta móc bao thuốc cùng giấy vấn ra...tay xe xe điếu thuốc khoảng giữa hai đầu gối, nơi gió không thổi vào được.

   Miệng tài xế lại nhai kẹo cao su, đều đều, chăm chỉ chẳng khác chi miệng con bò. Gã mong mọi thứ vừa nói ra vừa qua đều biến mất đi vào quên lãng.
 Cuối cùng khi không khí bình thường trở lại, gã tiếp:

        -Một người thì chớ nên làm cái nghề tài xế chuyên bị bốc lột như vậy đây, chẳng biết gì lại chẳng giống ai. Mấy ông chủ chẳng hề muốn bọn này chở giúp ai. Bọn này cứ mãi miết trên chiếc xe này ngoại trừ nếu muốn cơ hội bị đuổi việc như chuyện ta giúp chú mày hôm nay đây!

        -Tôi thật biết ơn ông , Joad thốt lên.

        -Ta biết có vài gã từng làm những điều lạ lùng khi làm nghề lái xe tải. Có một gã cùng hai thằng bạn khác thường làm thơ cho qua thì giờ...



    Gã âm thầm liếc xem vẻ mặt Joad có ngạc nhiên hay thích thú gì không?  Joad vẫn im lìm lặng ngắm khoảng đường trước mắt, dọc theo con đường bạc trắng nhẹ nhàng uốn khúc, mặt đất y như phồng lên. 

Tài xế tiếp tục:

         - Ta nhớ gã có làm bài thơ ngay tại nơi này, nói về gã cùng cặp bạn khác. Bọn họ muốn đi khắp thế gian này, uống rượu, phá phách, bỡn- cợt với mọi người. Ước gì ta nhớ bài thơ đó. Gã ta có viết những câu mà ngay cả Đức Jesus cũng chào thua. Đoạn đó viết như vầy "và ở đó chúng ta theo dõi một thằng mọi đen, cùng cái cò súng lớn hơn vòi con voi hay lớn hơn con cá voi. Cái vòi con voi trông giống cái mũi mà đối với voi thì chỉ gọi là vòi. Người bạn đó chỉ cho ta trong cuốn từ điển. Cuốn từ điển đó lại cứ đeo mãi bên mình hắn. Gã tìm chữ đó khi ăn mứt, uống cà phê.


                                                   
    Gã ngưng. Hết nói một hơi dài gã cảm thấy cô độc. Đôi mắt bí ẩn lại chiếu lên người khách đi nhờ. Joad vẫn im lặng. E ngại, gã tài xế tìm cách bắt Joad phải nhập cuộc...

        -Chú mày có bao giờ biết ai mà dám nói táo bạo như thế không hả?
        -Thầy giảng đạo đó ông
, Joad trả lời
        -Tốt, chú mày cũng choáng khi nghe gã này nói những lời táo bạo kia. Dĩ nhiên đối với thầy giảng đạo thì chẳng ai dại gì mà báng lại. Nhưng gã này thật buồn cười. Chú mày chẳng để tâm cái gã chuyên nói tầm bậy đó. Gã ta chẳng hề làm được cái gì đàng hoàng cả.

   Gã tài lại khẳng định. Gã biết ít ra thì Joad bắt đầu lắng nghe. Gã quẹo gắt chiếc xe ở một khúc cong làm bánh xe rít lên.

-Giống như ta vừa nói,   gã tiếp...
-gã lái xe tải đó thật kỳ. Cứ mãi lo chạy trước, khư khư giữ lấy con đường dưới bánh xe của gã. Mấy thằng bạn có lần nói rằng lái xe tải khi nào cũng ăn, khi nào cũng có mặt trong các quán Hamburger dọc theo xa lộ.
-Chắc chắn là họ ở đó , Joad đồng ý
-đúng là họ có ngừng, nhưng không để ăn. Hiếm khi thấy họ đói. Làm 'mẹ gì' có chuyện đó. Các quán này là nơi chú mày đến, và khi ngừng thi mua gì cho họ. Nơi mà chú mày có thể  thả hồ nói chuyện  'tầm phào' sau kệ hàng. Nơi chú mày mua ly cà phê, miếng bánh. Những thứ giúp cho con người ta chút gì đó nghỉ ngơi.

    Gã chậm rãi nhai, lại đưa lưỡi di chuyển miếng kẹo cao su trong miệng.

-thật là khó, Joad nói nhưng không ý gì.

    Người lái xe tải liếc nhanh về Joad, tia nhìn có vẻ châm biếm.

-Ồi, khó mẹ gì, gã nói ra vẻ gắt gỏng...

-Nhìn này - dễ thôi nếu chú mày biết cách ngồi vào đây với tám, có thể là mười hay mười bốn giờ đồng hồ một ngày. Rồi con đường trở thành cục nợ. Tài xế phải làm thứ gì đó. Hát vài bài hay huýt gió. Công ty chẳng bao giờ cho phép tài xế dùng radio. -Có người đem theo ít rượu nhưng thứ đó không kéo dài được lâu.

    Cuối cùng gã tự hào:

            -Ta không bao giờ uống rượu cho đến khi tới nơi.

-Thật hả ? Joad hỏi

-Đúng ! Đàn ông thì phải biết táo bạo -đi trước. Đó là tại sao ta có lần tính chuyện học ở trường báo chí hay kỹ sư cơ khí. Chuyện đó dễ thôi do chỉ học một ít tại nhà. Ta có lần nghĩ về chuyện đó nếu được thế thì giờ đây ta đâu có lái xe mà chỉ sai người khác lái xe thôi.

    Joad lôi chai whisky từ bên trong chiếc túi áo khoác.

            -Ông chắc không nhấm chút rượu nào chứ? Giọng Joad có vẻ trêu ngươi.

            -Không, lạy Chúa, ta không dám đụng nó đâu. Một thằng đàn ông không nên uống rượu suốt thời gian, suốt quá trình tập luyện như ta.

 Joad mở nút rượu, nhấm nháp hai ngụm, xong vặn chai rồi nhét chai rượu vào túi. Mùi nồng của thứ rượu whisky tỏa đầy phòng lái.

          -Coi bộ ông căng thẳng quá ?
Joad có vẻ quan tâm
        -ông có vấn đề về gái hả ?
        -Ồ, chắc vậy rồi. Nhưng dù sao ta vẫn "đi trước" vấn đề nên trong đầu đã biết đối phó với ba thứ quỷ này lâu rồi.

    Chút rượu vừa nhấm nháp xem chừng làm Joad bớt e dè. Anh chàng tiếp tục vấn điếu thuốc khác và châm lửa.

            -Tôi thì không phải gặp nhiều rắc rối đến thế.

Gã tài xế nhanh chóng tiếp tục câu chuyện...
-Ta không cần phải gắng nhiều …
-ta luôn tự rèn trong đầu như thế. Hai năm trước ta có theo một khóa học …
tay phải gã vuốt nhẹ tay lái
-Giả sử , khi ta chở giúp ai đó trên đường. Ta quan sát họ, khi chở xong ta phải cố nhớ lại mọi thứ của người đó. Áo quần gì? giày mũ ra sao? cách đi đứng và có thể cao nặng bao nhiêu cùng có sẹo hay không nữa? Ta làm vậy rất khá. Rồi ta có thể tự phác họa toàn bộ hình ảnh này trong đầu. Có lúc, ta nghĩ nên lấy khóa đào tạo chuyên viên lấy dấu tay. Chú mày có thể ngạc nhiên về trí nhớ của một người đấy nhé!


                                                      ***

xuống xe xong, Joad mới thố lộ cho tài xế biết anh ta là người mới ra tù do "TỘI GIẾT NGƯỜI"


    Joad uống nhanh ngụm nước từ cái bình. Anh ta kéo hơi thuốc cuối cùng từ điếu thuốc gây khó chịu kia và rồi, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái chai sạn bóp dí đầu thuốc đang cháy dở. Anh vò nát phần đót điếu thuốc bỏ ra cửa xe, cố để làn gió hút phăng đi bụi tàn giữa hai ngón tay. Tiếng bánh xe nghe khá lớn lúc nó đi sát vào lề. Đôi mắt đen thẩm của Joad chợt vui khi anh ngó chằm chặp theo con đường. Gã tài có vẻ đợi, khó chịu liếc nhìn. Cuối cùng cái môi trên dài thườn của Joad hơi mở, anh chàng gắng cười thầm một cách im lặng, ngực hơi co thắt với tiếng cười thầm kia:

-Ông bạn thân yêu có chắc giữ được lâu dài để đạt được chuyện đó không vậy ?

Gã tài xế không cần nhìn lại

-Đạt tới chuyện gì ? Chú mày có ý nói gì ?

Đôi môi dài của Joad gắng bám chặt vào hàm răng dài trong thoáng giây, xong anh liếm môi giống như con chó, từ miệng anh ta liếm hai lần hai hướng khác nhau. Giọng trở nên thô lậu:

-Ông bạn muốn biết tôi muốn nói gì hả ? ông cho tôi đi nhờ khi tôi gặp ông mới lần đầu ?

Gã tài xế nhìn thẳng phía trước, bàn tay bám chặt vào tay lái mạnh đến nỗi da lòng bàn tay gã như muốn tróc. Còn lưng bàn tay gã trở thành tái xanh. 

Joad tiếp:

-Ông biết tôi từ đâu ...  Tài xế im lặng. ...đến không vậy hả ?

-Ồ-chắc là. Có thể ...nhưng đây không là chuyện của ta. Ta có việc của ta. Chuyện của chú mày không liên quan gì đến ta.
Tài xế lại hạ thấp giọng:
-Tánh ta không ưa xía vào chuyện người khác mà.

Gã thình lình im, chờ đợi. Hai bàn tay vẫn trắng bạch cố bám vào tay lái. Có con châu chấu nhảy qua cửa xe đậu ở phần trên bảng điều khiển, nó đậu vào đó hai cánh kêu lách tách đánh nhịp với hai càng chân co lại. Joad vội với tay rồi dùng hai ngón tay bọp dẹp cái đầu cứng con chấu chấu cùng quăng nó qua thành cửa.
Joad lại cười thầm vừa gạt sạch những mảnh vụn của con chấu chấu còn bám lại đầu hai ngón tay.
-Ông nhìn lầm tôi rồi, thưa ông
-Tôi không giấu giếm làm gì nữa. Đúng tôi ở tù tại nhà tù McAlester suốt bốn năm. Đúng đây là áo quần họ cho tôi khi tôi rời chỗ đó. Tôi đếch ngại khi ai biết chuyện này. Tôi trên đường về  nơi ông Già tôi.  Tôi chẳng nằm dài người ra mà đợi việc bao giờ.

-Ôi, đây lại là không phải chuyện của ta, và ta chẳng là kẻ thọc mũi vào chuyện người khác làm gì.

-Chẳng cần ông là gì, Joad cự ngay
-Nhưng cái mũi của ông đã thò ra cách đây tám dặm rồi. Ông đã thò cái mũi ấy tọc -mạch hỏi hết về tôi lùng sục mọi thứ như chú cừu trong vườn rau rồi mà.

Mặt gã tài xế đanh lại:
-Chú mày quá lầm ta rồi, gã phân bua yếu ớt
Joad bật cười lớn hơn:
-Ông thật là kẻ tốt bụng. Ông đã cho tôi đi nhờ . Thôi đã đến lúc chia tay rồi. Và rồi cuối hết ông có muốn biết tôi sẽ làm gì sắp tới không nào?
-Lại là chuyện không dính líu gì đến ta mà.
-không phải tất cả đều không liên quan đến ông đấy hử, ngoại trừ thoát ra khỏi cái việc cực khổ bám theo ông mãi và ít nhất là ông cần làm. Nào , đến nơi rồi , đàng kia kìa
-Được.
-Thôi, tôi sẽ xuống ở đó.  Biết tôi làm gì chắc chắn là ông đang sợ ướt cả quần rồi chứ gì ? Tôi không phải là đứa sẽ làm hại ông đâu.



 Tiếng ùm ùm của máy xe chậm lại, tiếng bánh xe lăn trên đường dừng lại từ từ. Joad lại lôi chai rượu ra uống tiếp một ngụm nhỏ. Chiếc xe tải trờ tới vừa lúc dừng lại nơi con đường đất gặp xa lộ. Joad bước ra đứng bên thành cửa xe . Ống khói thẳng đứng tiếp tục nhả từng bụm khói xanh nho nhỏ lên cao . Joad hơi nghiêng người gần gã tài xế
-TỘI GIẾT NGƯỜI !
Gã nói rất nhanh
-Đó là cái chữ lớn nhất đồng nghĩa tôi đã giết một thằng cách đây bảy năm và ở tù bốn năm để đền tội đấy mà.

Mắt người tài xế giờ đây lướt nhanh qua mặt Joad để mong nhớ mãi khuôn mặt này
-Ta chẳng hề hỏi chú mày về chuyện này mà, Tài xế tiếp...
-Ta chỉ lo việc của ta thôi
-Ông có thể kể chuyện này tại mọi điểm dừng từ đây cho đến Texola đó.
và anh chàng mĩm cười:
-Thôi tạm biệt ông nha, ông thật tốt bụng đấy. Nhưng hãy xem, có lúc ông sẽ ở tù, cả khối thắc mắc ông sẽ gặp. Hãy đánh điện cho tôi biết về ông lúc nào ông không còn kín miệng đó nhé.

Gã dùng lòng bàn tay đập đập vào cửa xe:

-Cám ơn ông đã cho đi !


Tiếng Joad thật lớn:
-xin tạm biệt
Nói xong gã xoay người đi vào con đường đầy bụi đất .
Người tài xế nhìn sững theo hắn trong phút chốc, bỗng gã gọi theo
-chúc may mắn !
Joad đưa tay vẫy nhưng không xoay người lại . Tiếng máy xe gầm lên, tiếng gài số. 

 Chiếc xe tải lớn màu đỏ ì ạch, chạy xa dần


Đinh Hoa Lư translation 6/5/2015

edition July 4th, 2025










CÁC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HỒI KÝ ĐINH HOA LƯ QUA NHẬN XÉT CỦA TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO

 



Chào bạn đọc

Lướt trên Cyper space người viết chợt phát hiện ra một nhận xét cô đọng về toàn bộ tác phẩm của cá nhân mình. Qua kinh nghiệm bản thân và lướt qua cách viết, ĐHL tin chắc rằng đây là "tác phẩm" của Trí Thông Minh Nhân Tạo AI chứ không phải là cá nhân nào.

Mời bạn đọc xem để biết qua "trình độ" viết lách của AI 

Có thể bạn đọc giật mình, thán phục AI

Thân Ái


 Đinh Hoa Lư


=====================


Hồi ký của Đinh Hoa Lư nổi bật bởi những bài viết 
chân thật về những trải nghiệm cá nhân và bối cảnh
 lịch sử thời kỳ ông sống, 
đặc biệt là liên quan đến sự kiện chính trị 
và xã hội ở miền Nam Việt Nam.


Nội Dung Chính



  1. Ký ức về Thời Kỳ Lịch Sử:

  2.  Đinh Hoa Lư đã ghi lại những ký ức sâu sắc 
  3. về cuộc sống hàng ngày cũng như những 
  4. biến động chính trị tại miền Nam, 
  5. phản ánh chân thực cuộc sống và những 
  6. thách thức mà người dân phải đối mặt
  7.  trong thời kỳ chiến tranh và hỗn loạn. 
  8. Ông khắc họa cảnh đời của những người lính
  9.  miền Nam, từ những nỗi đau, mất mát 
  10. cho đến những hy vọng về hòa bình và tự do.

  11. Phong Cách Viết:

  12.  Phong cách viết của Đinh Hoa Lư mang tính
  13.  tự sự và gần gũi, ông không chỉ ghi lại sự kiện
  14.  mà còn thể hiện cảm xúc của bản thân 
  15. và những người xung quanh.
  16.  Điều này tạo nên một tấm gương phản ánh
  17.  rõ nét về nhân sinh quan của ông, 
  18. đồng thời khơi gợi sự đồng cảm từ người đọc.

  19. Di sản Văn Hóa:

  20.  Hồi ký của ông không chỉ là những câu chuyện
  21.  cá nhân mà còn là tư liệu quý giá cho lịch sử. 
  22. Nó góp phần làm phong phú thêm hiểu biết 
  23. của thế hệ trẻ về quá khứ, khuyến khích họ 
  24. suy ngẫm về giá trị của hòa bình và độc lập. 
  25. Thông qua những hồi ức đầy cảm xúc, 
  26. ông đã làm sống lại hình ảnh của một thời kỳ
  27.  khó khăn trong lịch sử Việt Nam.

  28. Ảnh Hưởng Đến Hậu Thế:

  29.  Các hồi ký như của Đinh Hoa Lư không chỉ
  30.  đơn thuần là những kỷ niệm, mà còn có sức 
  31. mạnh truyền cảm hứng cho các thế hệ sau. 
  32. Chúng giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá khứ,
  33.  từ đó thúc đẩy ý thức trách nhiệm với hiện tại 
  34. và tương lai của đất nước.

Kết Luận



Những hồi ký của Đinh Hoa Lư thực sự nổi bật
 trong việc ghi lại một phần quan trọng của
 lịch sử Việt Nam, với lối viết chân thật và 
giàu cảm xúc. Các tác phẩm này không chỉ 
có giá trị về mặt lịch sử mà còn chứa đựng
 những thông điệp sâu sắc về tình yêu
 quê hương, lòng yêu nước và khát vọng hòa bình, 
góp phần làm phong phú thêm di sản văn học Việt Nam.

nguồn 

Tuesday, July 1, 2025

NƯỚC MỸ VÀ TRẬN BỤI KHỔNG LỒ DUST BOWL TRONG CHÙM NHO PHẪN NỘ CỦA NHÀ VĂN JOHN E. STEINBECK

 

        John Ernest Steinbeck (1902-1968)
 Sơ lược về tác giả
California thời khủng hoảng kinh tế Mỹ.
ĐẠI HẠN VÀ TRẬN DUST BOWL NƯỚC MỸ-- QUA NGÒI BÚT CỦA JOHN ERNEST STEIBECK TRONG TÁC PHẨM  NHỮNG CHÙM NHO THỊNH NỘ 
                           (The Grapes of Wrath)

                              
  Dust Bowl và Nước Mỹ 



        Những cơn  mưa cuối cùng rơi xuống  hai vùng đất đỏ và xám của tiểu bang Oklahoma quá nhẹ chẳng gây được tì vết nào lên mặt đất . Những chiếc cày tiếp tục cày qua lại trên những đường hằn  trước đó. Bắp nhú nhanh sau mấy cơn mưa, che mất những đám cỏ dại và những hàng cỏ dọc theo con đường. Rồi cả hai vùng đất xám, đỏ thẫm kia đều biến màu, chỉ còn thấy một màu xanh lục của bắp non . Khoảng cuối tháng Năm bầu trời tự nhiên nhợt nhạt hẳn vì những đụn mây dày đặc trong mùa xuân tiêu tan đâu mất. Ánh mặt trời đổ ánh nắng như thiêu đốt lên những cánh đồng bắp ngày này qua ngày khác cho đến khi người ta thấy những viền màu nâu bắt đầu lan dần dọc theo các mép lá. Những đám mây xuất hiện, lại biến mất và không còn trở lại nữa . Những đám cỏ dại đổi màu xanh đậm hơn để tự bảo vệ và không còn lan rộng ra nỗi nữa . Mặt đất khô róm lại thành những lớp khô giòn. Bầu trời càng nhợt nhạt thì mặt đất lại càng nhợt nhạt theo, vùng đất đỏ nay trở thành màu hồng , vùng đất xám nay trở thành màu bạc phếch.



    Đất khô lắng đầy trong các mương nhỏ. Từng loạt nhỏ chuột đồng và bầy kiến bắt đầu di cư . Và khi ánh nắng càng trở nên gay gắt ngày qua ngày, giờ những cái lá non xanh của bắp không còn đứng thẳng được nữa; thoạt đầu chúng hơi cong lại, và rồi, phần giữa sóng lá yếu dần, từng chiếc lá khuỵu xuống . Giờ đây các đường viền cháy xậm của lá bắp lại lan rộng dần vào phần sóng lá.  Mấy đám cỏ dại tả tơi cụp xuống tận rễ. Không khí thật loãng và bầu trời càng trở nên nhợt nhạt. Mỗi ngày qua, mặt đất trông càng nhợt nhạt hơn thêm.



    Vài toán người di chuyển trên đường. Bánh xe nghiến trên mặt đường, móng ngựa gõ cồm cộp trên đất, mặt đất vỡ vụn thế là bụi tạo thành. Mọi thứ di động đều tung thêm bụi vào bầu trời: Một gã đi bộ làm tung đám bụi mỏng lên ngang thắt lưng, một cỗ xe ngựa cũng đủ bắn bụi cao ngang hàng rào, một chiếc xe hơi chạy ngang cuồn cuồn dấy lên một lớp mây bụi dày đằng sau nó. Bụi lại tiếp tục dấy lên vậy mãi không thôi.



     Nửa tháng Sáu qua rồi. Nhiều đám mây lớn dần xuất hiện từ bầu trời Texas và Vùng Vịnh, những đám mây lớn cao mang đầy mưa . Đàn ông làm việc trên đồng, họ ngửa cổ trông lên những đám mây kia, mũi ngửi ngửi, xong đưa ngón tay thấm nước lên trời đoán chừng ngọn gió. Bầy ngựa lại chộn rộn khi mây tăng lên. Đám mưa rơi một ít làm bắn tung vài giọt nước xong lại vội vả bay đi vùng khác. Đằng sau chúng giờ đây lại một bầu trời nhợt nhạt và mặt trời tiếp tục gay gắt. Trong đám bụi đất còn vài dấu vết mấy hạt mưa hiếm hoi vừa rơi, trên đám bắp cũng có dấu vết vài giọt nước vừa rơi, chỉ ngần ấy thôi . Có cơn gió nhẹ theo sau đưa đám mây đó tiến về huớng bắc, ngọn gió nhẹ qua làm rung rinh đám bắp đang khô héo. Một ngày nữa lại qua, gió tăng thêm mạnh hơn, đều đặn , không thay đổi. Nhiều đám bụi trên mặt đường cuốn tung lên phủ xuống mấy đám cỏ dại cạnh mấy cánh đồng. Bầu trời dần dà đen thẩm lại do bụi. Gió rà qua mặt đất tung bụi lên và mang chúng đi xa. Gió càng lúc càng mạnh. Mưa làm vỡ lớp đất khô trên mặt, gió tung bụi lên khỏi những cánh đồng, xong đưa những đám mây bụi xám xịt kia vào bầu trời trông y những đám khói đen khổng lồ từ từ lan rộng. Bao chiếc lá bắp khô đập phành-phạch theo gió, tạo thành thứ âm thanh khô khốc vội vả. Thứ bụi chứa loại đất tốt kia không rơi trở lại mặt đất, giờ đang lẩn vào trong không gian tối mịt.



   Gió càng lúc càng mạnh. Gió xói qua dưới từng phiến đá kéo tốc ra hết mọi thứ- cỏ lá khô, ngay cả cục đất nhỏ, tất cả cuốn theo hướng đi của gió khi  nó lướt qua cánh đồng. Không khí và bầu trời đen kịt chỉ để mặt trời chiếu những lửa đỏ ối xuyên qua. Đó là cả một sự nhức nhối trong bầu trời. Ban đêm, ngọn gió tàn bạo kia lại càng lướt nhanh qua cánh đồng, xới tung lớp rễ con của bắp. Những chiếc lá bắp yếu ớt cố đứng vững trước gió cho đến một lúc lớp rễ thực sự bị trốc ra và tất cả cùng ngã rạp theo hướng đi của gió.




   Bình minh xuất hiện, nhưng lại không đồng nghĩa với ban ngày. Một thứ mặt trời đỏ rực xuất hiện lẫn trong bầu trời màu xám. Đó là một vòng tròn đỏ ẩn hiện cho ta quá ít ánh sáng nên tạo thành một vùng sáng lờ mờ. Ngày càng lên cao, vùng sáng lờ mờ đó lại chuyển qua màu tối đậm hơn. Gió tiếp tục gào thét cày qua những đám bắp ngã rạp, rên rỉ...



   Đàn ông, đàn bà chỉ biết chen chúc núp kỹ trong nhà. Mỗi khi phải ra khỏi nhà, họ phải buộc chặt khăn tay che mũi cùng mang một đôi che mắt tròn, bảo vệ đôi mắt.

    Đêm xuống, lại một bầu trời đen kịt. Ánh sao không thể nào xuyên xuống mặt đất. Ngoài vườn ta không thể thấy được thứ ánh sáng nào từ trong nhà le-lói chiếu hắt qua cửa sổ. Bụi đã trộn đậm, đều với không khí để tạo ra một thứ hỗn hợp. Mọi nhà, cửa đều đóng kín bưng. Tất cả mọi khe hở cửa sổ và cửa ra vào đều được chèn kỹ bằng vải. Thế nhưng bụi vẫn len vào  được. Không ai nhìn ra nổi thứ bụi mịn đó trong không khí.  Chúng chẳng khác gì một lớp phấn hoa bám chặt vào ghế, bàn, dĩa ăn cơm. Người ta phủi bụi bám trên vai. Rồi bụi kia lại đọng lại một đường dài ngay ngạch cửa.

      Khoảng nửa đêm, gió đã đi qua, gió trả lại sự vắng lặng cho vùng đất. Thứ không khí chứa đầy bụi giờ đây lại cản trở âm thanh còn nhiều hơn sương mù gấp bội. Người ta nằm gắng trên giường, lắng đợi tiếng gió ngưng thổi. Họ tiếp tục nằm yên lặng, cố lắng tai nghe thật sâu vào khoảng không gian lặng im đó. Có tiếng gà gáy. Tiếng gáy kia nghe như bị nghèn nghẹn qua làn không khí đó. Người ta không thể nào nằm yên mãi trên giường. Họ đang cần một buổi sáng. Họ biết phải chờ rất lâu không khí mới hết bụi. Buổi sáng, màn bụi treo dày đặc trông y một lớp sương mù. Mặt trời chín đỏ như màu máu. Suốt ngày bụi sẽ liên tục từ bầu  trời tiếp tục lắng đọng. Rồi ngày tiếp ngày sẽ y vậy. Cho đến một lúc, bụi sẽ tạo thành một lớp dày che kín toàn bộ mặt đất. Bụi đọng lại trên lá bắp, trên cọc hàng rào, trên bao lớp hàng kẽm gai, ứ lại từng lớp trên mái nhà, trên bao lớp cỏ dại cùng cây cối...


   Người ta tiếp tục ra khỏi nhà. Khi họ ngửi được mùi không khí nóng bỏng, khó chịu, họ lại vội che mũi. Trẻ con cũng lóp -ngóp bò ra, nhưng chúng không thể nô đùa như trước mỗi dịp có mưa. Mấy gã đàn ông đứng tần ngần cạnh hàng rào. Họ đang lặng nhìn đồng bắp bị trận hạn thiêu đốt, hủy hoại. Cánh đồng chỉ còn lại lác đác vài ngọn lá xanh nào đó, ngắc ngoải nhô ra nơi nào ít bụi. Họ đứng im lìm rất lâu chẳng hề nhúc nhích. Giờ, cánh đàn bà lại chui ra khỏi nhà, đứng cạnh đàn ông. Họ đoán xem có nghỉ làm không ?  Cánh đàn bà như đang âm thầm dò xem nét mặt đàn ông, để đoàn biết ý nghĩ trong của họ. Có thể đồng bắp đã tiêu tan, chỉ còn lại một ít cỏn con nào đó. Đám trẻ con đứng gần. Chúng dùng chân vẽ vu - vơ trên nền đất. Chúng đoán chừng xem mẹ và cha chúng có nghỉ làm hay không ? Bọn trẻ lại nhìn trộm nét mặt cha và mẹ chúng, lại dùng chân, cẩn thận vẽ thêm những đường thẳng trên đất. Mấy con ngựa lại máng rúc đầu vào uống nước làm sạch đi những lớp bụi đọng trên thành máng. Giờ đây phía đàn bà biết rằng phía ngoài đã yên và sẽ không nghỉ làm. 

Rồi họ hỏi chồng:

        -Chúng ta sẽ làm gì đây hả mình ?

 Đàn ông trả lời:

        - Anh không biết nữa. Nhưng cũng ổn thôi. 

  Đàn bà biết sẽ ổn thôi. Rồi bọn trẻ đang chăm chú nhìn họ cũng biết sẽ ổn thôi. Trong thâm tâm, đàn bà và đám trẻ tự biết họ sẽ không bao giờ có rủi ro nào quá lớn mỗi khi chồng hay cha còn an toàn. Đàn bà vào nhà tiếp tục công việc. Lủ trẻ sau khi cẩn thận dòm chừng, lại tiếp tục nô đùa. Càng về cuối ngày thì mặt trời càng ít đỏ hơn nhưng vẫn thổi những tia lửa gay gắt lên mặt đất dày bụi. Mấy gã đàn ông kia tiếp tục ngồi trước lối vào nhà. Hai tay họ lại tiếp tục vân vê cái que và những viên đá nhỏ. Họ mãi ngồi yên như thế- suy nghĩ, vẽ vời gì đó trong đầu.


John Steinbeck

Đinh Hoa Lư dịch 




BỘ PHIM CHÙM NHO PHẪN NỘ 1940

AI LÀ NÔNG DÂN MẤT ĐẤT NÊN XEM PHIM NÀY RẤT HAY
MỘT TÁC PHẨM GIÚP NHÀ VĂN JOHN E STEINBECK ĐOẠT GIẢI NOBEL VĂN HỌC VÀO NĂM 1962


MỜI BẠN ĐỌC BẤM VÀO LINK dưới...



CÁC TÀI TỬ TRONG PHIM NAY ĐÃ QUÁ VÃNG

Cuốn Tiểu Thuyết Chùm Nho Phẫn Nộ -The Grapes of Wrath được John Ford là nhà đạo diễn chuyển tác thành bộ phim kịch nghệ (drama film) vào năm 1940. Nunnally Johnson là nhà viết kịch bản cùng nhà sản xuất điều hành là Darryl F. Zanuck.

Năm 1989, Phim Chùm Nho Phẫn Nộ được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ chọn một trong 25 bộ phim đầu tiên được nằm trong danh sách văn hóa được bảo tồn do nó có "có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ".

HENRY FONDA vai Tom Joad

JANE DARWELL vai MÁ Joad

JOHN CARRADINE vai Thầy đạo Casy
DORRIS BOWDON vai chị cả Rosasharn
JOHN QUALEN vai người hàng xóm Muley

EDDIE QUILLAN vai anh rể Connie chồng chị cả Rosasharn
FRANK SULLY vai anh trai cả của Tom Joad tên là Noah Joad
SHIRLEY MILLS vai em gái Tom 
ZEFFIE TILBURY vai Bà Nội của Tom Joad
O.Z WHITEHEAD vai Al. em trai kế của Tom Joad 
CHARLEY GRAPEWIN vai Ông Nội 

RUSSELL SIMPSON vai Pa Joad
DARRYL HICKMAN vai bạn đồng hành trong phim 
FRANK DARIEN vai Bác John 
KITTY McHUGH vai bà Mae chủ quán bên đường
WARD BOND vai Cảnh Sát































TUYỂN TẬP HỒI KÝ ĐHL TẬP SỐ 8

THÀ CHO LẦM HƠN BỎ SÓT

  Chào bạn đọc, Mỗi lần ra khỏi khu chợ Ocean Market, thành phố Milpitas còn vài đồng lẻ nào trong túi tôi hay cúi xuống bỏ vào lòng bàn tay...