Từ ngày 2/7/1976 CSVN chính thức đổi tên Thành Phố Sài Gòn thành tên Thành Phố HCM
chữ Lê thánh Tôn cũng sắp bị CS thành Hồ xóa sổ
chào bạn đọc -Le Moi est haïssable ( Blaise Pascal) Bàn về cái tôi
Chào bạn đọc,
Người viết còn nhớ và tâm đắc một câu châm ngôn của Blaise Pascal mà thầy dạy cho học trò khi còn học tại trường Trung Học Nguyễn Hoàng đó là, "Cái tôi là cái đáng ghét" (le Moi est haïssable ).
Tiếng
là tâm đắc nhưng tôi lại hay mắc vào cái khuyết điểm này? Người viết lại xin tự bào chữa khi nói về "cái tôi" của mình nhưng trong nội dung "tự
thán". Nếu không đem cái chuyện thực của cá nhân mình ra thì làm
sao hầu chuyện, hay "tỉ tê" kể cho bạn bè nghe thì ai sẽ hiểu cho đây? ví dụ, tôi hay kể về "cái
tôi của nghèo nàn rách rưới " năm xưa, hay những kinh nghiệm đời thuờng ...
Giờ tôi xin bước qua chuyện khác...
Ngày xưa cha ông mình luôn xây dựng nếp sống, cách nghĩ khiêm cung, tự chế. Đây là những điểm đáng phải
học, noi theo. Tôi nhớ lại vào năm 1972 khi chạy giặc vào đến Đà Nẵng mới
thấy được cái tên Đường Hùng Vương, quốc tổ của nước chúng ta. Vinh danh quốc tổ
dân mình chỉ đặt cho một cái tên đường. Đó là ghi ơn tưởng niệm, một sự vinh
danh trong chừng mực khiêm cung, một văn hóa biết chừng mực không có thứ
"chủ nghĩa tôn sùng" cá nhân, lãnh tụ đến cuồng loạn như thời sau này?
Chúng ta cùng nhớ lại ngày trước, mấy thành phố của VNCH, các vị anh hùng- lắm bậc anh thư từng có công với giang sơn tổ
quốc mới có vinh hạnh được viết tên lên vài con đường phố, cơ quan, trung tâm
nào đó. có vài thí dụ như: Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Vạn Kiếp,Trại
Hoàng Hoa Thám , đường Lê thánh Tông, Đ Cô Giang, Cao Thắng, Nguyễn thái Học, Lê thái Tổ ,
Quang Trung, Trưng trắc ... Ngày đó vài con đường nhỏ bé sơ sài, lại đặt tên cho các vị có công lao giữ nước có khi chúng ta nhìn thấy, trong lòng sinh ra ái ngại?
Đó chẳng qua văn hóa đất nước ta là văn hóa khiêm cung, tự chế của nước Việt. Cha ông ta luôn dạy cho con cháu đời sau, bao lâu nay phải biết tiết chế
sự đề cao cá nhân, biết khiêm nhường là những gì căn bản phổ cập trong lòng xã hội. Chúng ta thử nhớ lại... Ngay cả Quốc tổ Hùng Vương cũng chưa ai đặt làm tên một thành phố bao giờ? Từ đó chúng ta càng buồn hơn nữa từ ngày miền nam bị xích hóa, một dãi non sông chữ S hoàn toàn bị chủ nghĩa CS 'nhuộm đỏ' , văn hóa nước nhà càng ngày càng bị phá hoại, rúc rỉa trầm trọng bởi một thứ văn hóa quái dị do 'phe chiến thắng' trực tiếp, gián tiếp đẩy đưa xã hội đến một lối sống khoe khoang, bề ngoài nhưng trống rỗng bên trong...?
Khi đã là Phe Thắng Cuộc, Huỳnh văn Bánh, Phan văn Kẹo...Nguyễn văn Kèo, Trần V Cột...tha hồ sánh vai với tiền nhân quốc tổ
Sau biến cố đau lòng năm 1975, mọi chuyện đều đảo ngược, "lộn tùng phèo" cả ?! Ngoài cái tên "Thành Hồ", đảng CSVN từng leo lên, còn to hơn Quốc Tổ? Nào cái tên anh xã "kèo", cô Năm "cột" ở xó xỉnh, góc rừng nào,
chẳng ai hay? người dân không hề biết? "đùng" môt cái! sánh vai với
Quang Trung Đại Đế, Đức Thánh Trần?!
Càng suy nghĩ chúng ta càng tức giận tại sao họ không bao giờ cảm thấy phạm thượng, đắc tội với tiền nhân?
Có một thời kỳ, có phong trào vận động lấy lại tên thành phố Sài Gòn...nhưng việc đâu vào đó. Cường quyền thống trị, người dân chỉ là "bọt bèo" làm gì họ để vào tai? Có những cơ sở tên trường ốc, đường sá miếu mạo mang tên tiền nhân dựng nước không 'mang tội' gì với họ nhưng cũng bị xóa tên một cách ngang ngược, oan ức?
Chúng ta càng nghĩ càng thấy "cái tôi thật đáng ghét"?!
Chủ nghĩa cá nhân-tôn sùng lãnh tụ, người Cộng Sản ngoài miệng tuyên truyền dẹp bỏ giai cấp, thống trị hay 'đánh tan chủ nghĩa cá nhân' nhưng thực chất trái ngược hoàn toàn. Chế độ CS nói chung ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI VỀ TÔN SÙNG LÃNH TỤ cùng thờ phụng chủ nghĩa cá nhân không ai hơn được? Chuyện họ dám
đem một nhân vật thời đại, vô danh tiểu tốt lại ngạo mạn đặt vào vị trí còn "cao hơn" Quốc Tổ mới là cái
đáng trách, đáng bàn hay đáng phỉ nhổ?
Chỉ cái tên một người lại
đặt cho một thành phố to lớn, vừa bắt dân thuộc lòng , phải chúc tụng
ngày đêm, phải viết lên trên sách sử...? Một việc mà trong lịch sử hàng ngàn năm văn hiến VN chưa bao giờ muốn làm?
Việc xây tượng đài Hồ Chí Minh trăm tỉ, nghìn tỉ khắp nơi là nhằm củng cố chế độ và cũng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, theo một số nhà phân tích.
theo BBC
w
tượng đài HCM Cần Thơ
Khoảng chục năm trở lại đây, tượng đài là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Các tỉnh khắp cả nước đua nhau đòi xây tượng đài như một cơn bệnh dịch gây bất bình và phẫn nộ trong dư luận.
Mới đây nhất là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02/9/2021, và tượng đài tập kết ở Thanh Hoá trị giá 255 tỷ đồng vừa được lựa chọn mẫu xây dựng.
Xét về mặt lịch sử văn hoá, Việt Nam không hề có truyền thống về tượng đài...
=================
Chưa hết, suốt chiều dài đất nước bao nhiêu tượng đài 'nghìn tỷ' dựng lên nhiều 'hơn nấm' hao tốn vô tận của cải tiền bạc của dân? Cái tôi to tướng khiến họ chẳng cần nghe ai, bao tiềm lực quốc gia bị hoang phí khủng khiếp vào trong cái túi tham lam, tự tung tự tác từ 'cái tôi đáng ghét' đi ra của họ?
người dân phẫn nộ nhưng đâu vào đó?
ai dám ngăn cản nào?
đụng đến "Bác" là cái tội 'tru di tam tộc' ...thế là tượng Bác đã thành cái khiên 'linh thiêng' che chắn mở đường cho bọn sâu dân mọt nước bày chuyện một hóa thành mười để đục khoét ăn chận làm giàu cho cái bụng tham vô đáy của lũ chúng?
Hai vua : một dựng nước, một giữ nước , vinh
dự lắm cũng chỉ là tên đường?
Thuơng thay! trong thời
gian này, những cái tên đáng kính trọng nào quốc tổ Hùng Vương, nào những đại
anh hùng, anh thư dân tộc đang âm thầm nằm ở góc đường nào đó dọc
theo mảnh đất hình chữ S quê huơng.
Thời đại hôm nay những thành phố mang
tên Leningrad, Stalingrad ...nay đang thi nhau bị thiên hạ lột ra và đào thải. Hơn bốn mươi lăm năm sau, nước ta vẫn "ì ạch " nặng nề, ít tiến lên
phía trước. Phải chăng cũng từ cái chủ nghĩa cá nhân, tôn sùng lãnh tụ và lòng tự tôn quá đáng hay chăng?
Mỗi độ nước lụt về ngang thành phố Quảng Trị là lúc mặt hồ bao quanh Thành Cổ tràn lên mấy con đường Duy Tân, Lê thái Tổ, Phan đình Phùng, Lê văn Duyệt. Thành phố QT xưa có các đồng ruộng Thạch Hãn phía nam, Quy Thiện phía đông, ruộng hai làng Hạnh Hoa, Cổ Thành phía bắc. Mỗi năm lụt tràn Thạch Hãn, nước thuờng theo nhánh sông Vĩnh Định băng qua cầu Rì Rì, đầu tiên là tràn vào đồng Cổ Thành, Hạnh Hoa. Năm nào cũng thế, cái đập Rì Rì chẳng bao giờ ngăn được mức nước. Con đường Gia Long- còn gọi là đường Bờ Sông- chạy nắp theo bờ sông thuờng bị lụt tràn qua. Có khi nước tràn vào đến chợ tỉnh. Cầu Ga coi vậy nhưng kiên cố, chưa bao giờ bị nước lụt cuốn trôi, nhưng chỉ sụp đổ do cuộc chiến 1972.
Sau năm 1975 lụt thiên nhiên không còn thấy vì sông Thạch Hãn bị ngăn dòng để xây một con đập; đập đó có tên là Đập Trấm. Tuy vậy lụt vẫn xảy ra được, cũng như mọi con sông miền trung khác sau này, nếu người ta xả lũ. Đây là nạn lụt do người tạo ra mà thôi. Còn những trận lụt thiên nhiên do ôn 'trời làm ra' thì chỉ còn trong ký ức của người QT.
ĐHL edit 27/2/2023 San Jose USA
“Ông tha mà Bà chẳng tha Làm nên cơn lụt hăm ba tháng mười”
(ca dao)
Thời con nít tôi luôn mang một ý nghĩ 'lạ lùng' rằng câu ca dao trên chỉ dành cho quê Ngoại thôi . Sao mà 'không riêng' cho được ! khi hàng năm cứ gần cuối tháng mười âm lịch, bầu trời QTrị chỉ một màn đen xám ngắt , tối ‘sầm sập’ của mưa- gió, một thứ không khí ẩm ứơt, nặng nề. Tất cả gom lại, báo trước dấu hiệu của cơn lụt tháng mười đến gần.Đêm đêm tôi nằm nghe tiếng sấm từ hướng biển, phía mấy thôn Gia đẳng, Ba lăng hay Long Quang vọng lên...
Ùng ục, ùng ục ...
Tiếng sấm nghe sao lạ tai, mệ ngoại tôi hay gọi là "sấm đất": -Ôn Trời có sấm đất chắc sắp mần lụt rồi! Tuổi nhỏ hay thắc mắc, tôi cứ la cà bên ngoại để hỏi hoài. Đêm về, tôi tuy nằm nhưng lại cố lắng tai nghe tiếng "sấm đất" đầy bí ẩn đó ra sao? Sao lại gọi 'sấm đất' hỉ? Đố ai biết? có thể nó vọng lên từ huớng biển chăng? có khi tôi nghe như dưới lòng biển dội lên chân trời hướng đông, nghe như xa lắm. Tôi gắng ghé mắt nhìn ra khe hở cửa sổ, bao tia chớp chốc chốc lóe lên trên nền trời đen thẩm. Lại cũng tiếng "ùng ục... ùng ục" từng hồi. Chớp lóe liên tục huớng biển- mưa dội đầu nguồn; bầu trời QT như muốn 'trở mình', giăng giăng bao màn mây, mưa u ám. -Rứa là lụt về!
lụt về Thạch Hãn
“Chớp bể mưa nguồn" là kinh nghiệm lâu đời của miền trung. Ban ngày hướng mắt lên Trường Sơn, tôi chẳng còn thấy màu xanh núi rừng nữa thay vào đó chỉ là một màn trời đen nghịt. -Mưa nguồn! Mưa không còn là tiếng rả rích, tôi hay nghe trên bụi chuối sau nhà ngoại mỗi khi đông về, tháng chạp gần tết. Mưa giờ là mưa to xám xịt trên nguồn. Hướng núi xa xa-dãy Trường Sơn nay là một 'cõi trời' riêng, huyền bí và ầm ỉ. Tuổi nhỏ chỉ dám tưởng tượng mà thôi. Mưa trên kia chắc đang gầm thét, che núi, phủ rừng. Cứ thế, suốt một tuần chỉ một màu đen.
Mưa! mưa lớn lắm, những màn mưa khổng lồ trên đó che luôn cả ngọn núi cao, không còn thấy dạng. Tôi còn nghe tiếng sấm- sét trên đó vọng về. Rồi "cái sự kiện vĩ đại"nhất,tuổi thơ bọn tôi trong xóm mong đợi, trước sau gì cũng đến. Tiếng bọn tôi nghe như mừng rỡ kêu nhau,phá tan sự tĩnh lặng trong cái xóm thân yêu:
Lụt!, lụt! bây ơi đi coi lụt!
Tiếng mấy thằng bạn í- ới kêu nhau ngòai ngõ. Có gì thích cho bằng mỗi năm lũ bạn chúng tôi được dịp cùng nhau chạy về hướng bờ sông coi lụt. Bọn chúng tôi sẽ được lội nước , được chứng kiến thỏa thích những gì ‘dữ tợn nhất' của ‘ôn Trời ' dành cho một dòng sông và một thành phố nhỏ bé .
*
Con đường Lê v Duyệt chẳng bao xa là đến giáp với đường bờ sông ngang cống của trại Quân Cụ là thông ra sông. Người đi coi lut khá đông. Dù mưa gió, ướt át nhưng người lớn con nít chi cũng ưa đi coi lụt. Thú vui với thiên nhiên không là cảnh nắng xuân hoa nở mà là cảnh mưa gió bão bùng. Thế mà ai cũng chạy ra khỏi nhà. Lụt về thì nước dâng, con sông thân yêu lại một lần nước lên cao.
Giữa đường người ta râm ran hỏi nhau:
- Lụt năm ni to hơn năm ngoái khôn hè?
-To hơn chơ nị !
Riêng bọn tôi cứ "cắm đầu, cắm cổ', cố chạy cho mau đến tận bờ sông, phía gần chùa Tỉnh Hội.
-Ôi chao ơi!
Mới mấy tuần núp trong nhà 'tránh mưa, trốn gió' , giờ ra đây mới thấy giòng sông hiền lành đã biến đổi không biết lúc mô? Con sông nhỏ bé giờ đã hóa thành một biển nước đỏ ngầu? Nước 'mô trên rừng trên núi', từ Trường Sơn trùng trùng -điệp điệp, đổ về...
Dòng nước rộng lớn, ùn ùn chảy về như vây khắp chốn. Nước đỏ chảy xiết không bến, chẳng bờ. Bãi cát Nhan Biều bên tê, không còn dấu vết. Nước trên nguồn tràn về, ‘hùng hổ', đỏ ngầu băng băng chảy. Lụt đã về. Nước chẳng cần biết bao nỗi âu lo của người hay ngay cả thú vui vô tư tuổi nhỏ là chi. Nước vẫn ‘cắm đầu, cắm cổ' trôi nhanh về biển. Giữa dòng vô số xoáy nước, to nhỏ, quay cuồng xoắn tít. Rồi vô số lau lách, củi gỗ cứ thế mặc sức đua trôi theo dòng. Tôi ngẩn người ra coi, xem chừng dòng nước đục ngầu như chen chúc với rác củi, đua nhau trôi thật mau về với biển cả. Theo làn nước dữ, nhấp nhô mấy cấy gỗ mục. Nhà ai thật gan, dám vớt được cả đống củi “trời cho". Thuở này thiên hạ còn nấu ăn bằng củi. Gỗ rừng trôi về tấp cho một mớ vào bờ làm họ "mừng ơi là mừng".
Hướng lên Cầu Ga, tôi vẫn thấy hình ảnh chiếc cầu màu đen quen thuộc. Cầu vẫn đứng vững, nối nhịp hai bờ. -“ năm ni, chắc nước khôn vô chùa mô hè?"
Một ông già đứng cất rớ, kiếm mớ cá nước lụt, ôn lo ngại nói với bọn tôi.
Tôi ngoảnh nhìn hướng cống chùa Tỉnh Hội QT, nước còn một chút nữa là đến cổng ‘Tam Quan’. Bãi cát trước chùa thì hoàn toàn mất hẳn, nước đang mấp mé bờ đường. Cái Miệu Đôi tuy ngó ra sông nhưng cao hơn, nên chưa hề gì. Phía đâp “Rì Rì’ thì không còn thấy nữa, giòng lụt cắt ngang. Hướng Sải nay chỉ còn thấy hình dáng lũy tre mờ mờ, cong cong ...
- biết tin chi dưới ‘nớ’ khôn?
Chẳng ai biết do lụt chặn. Chẳng ai dám liều băng mình qua giòng nước đang xé con đập, tràn vào nhánh con sông nhỏ chảy vào Vĩnh Định. Không ai qua được đoạn đập dài non cây số bị nước cắt ngang. Bờ tre phía Sải xa xa, như đang ' rướn mình chịu đựng, oằn oại, cố sức ngăn cản' giòng nước dữ đang xô đẩy, hất tung tất cả để xoáy vô làng.Tuy biết lụt sẽ hết, nước sẽ rút dần, thế mà khoảng thời gian đó, không về được làng, không lên được Tỉnh, người ta xem chừng lâu quá, như "cả cuộc đời'.
Hai bờ lóng ngóng, những người kẹt lại trên này nhấp nhỏm chờ nước rút. Ai không liên can thì đi kiếm củi, rớ cá , hay mang 'tơi' đi xem lụt. Riêng bọn nhỏ chúng tôi đi xem lụt mà không bị cấm thì cũng thật may, không gì 'khoái chí' cho bằng.Tôi thích thú nhìn mấy con cá trắng nhảy long chong trong cái ‘rớ' ông già vừa cất lên. Ông rung rung cho mấy cọng rều rớt xuống nước, đùn mấy mấy chú cá trắng xuống tận đáy lưới. Buổi cất rớ của ông phần nhiều là cá 'lòng tong' nếu không muốn nói lái lại là 'long hội' ! Đôi lúc ông may mắn có vài con diếc 'ngu ngơ' đâu theo nước lụt trôi về, lọt vào lưới ông . Mùa lụt, cá diếc có trứng càng hay. Ông già vội hắt hết vào cái vợt nhỏ, xong ông bỏ cá vô cái oi bên thắt lưng. Tôi nhớ đến tô cháo cá diếc, trứng vàng hươm béo ngậy, mạ tôi thường nấu vào mùa này. Hình như mùa lũ cá diếc cũng tức trứng đi tìm nơi đẻ giống cá gáy. Tôi không hiểu lắm, nhưng con cá diếc mà to ra thì trông hơi giống con cá gáy. Đó là ý nghĩ của tôi ngày đó, chưa hẳn là đúng.
cá diếc mùa lụt
Xem chừng nước càng lúc càng dâng. Tôi nghe phía sau tiếng người kêu nhau í ới. Mấy con đường nhỏ trong xóm Heo. Người trong xóm bắt đầu lội nước. Xóm Heo thấp hơn mặt đường nên nước lên mau, có nơi sâu ngang ngực. Xế trưa nước tràn lên đường. Cống Quân Cụ trước mặt Ty Thú Y, giờ này nước đã tràn qua thật rồi. Vài con cá từ trong hồ, tôi không biết cá gì, như “bon chen” trườn mình theo làn nưóc lấp xấp trên mặt đường băng ngang để ra với sông.
Thằng Mẹo, một đứa trong bọn tôi vắng đi một hồi không thấy hắn đâu? thì ra hắn đang hì hục kéo một nhánh phượng gãy thật to đem về nhà làm củi.
- Cái thằng ! Ngó rứa’ mà thương nhà hắn dữ thiệt a , thật là thằng con có hiếu , đi chơi lụt hắn cũng không quên chuyện kiếm củi về cho mạ hắn.
Bao thân cây rừng thật to đang nhấp nhô trôi giữa dòng nước chảy băng băng . Người ta xuýt xoa chỉ trỏ, ước chi nó tấp được vào bờ . Riêng tôi chẳng màng chi thứ viêc 'người lớn'; con nít chỉ một 'cái thú', đó là lội qua xong lội lại trên làn nước đang băng qua hai cái cống trước mặt Trại quân cụ và Ty Thú Y. Nước tràn qua mặt cống khá mạnh, vừa lội tôi vừa hồi hộp, tim đánh liên hồi sợ nước cuốn tôi về biển mất thôi?
Lụt về đến đồng bằng thì trời lại ngưng mưa. Nhưng bao nhiêu nước trên nguồn dồn hết về đây. Bốn mặt hồ bao quanh thành, nước dâng cao tràn lên bốn con đường bao quanh. Nước tràn vào sông Vĩnh Định, ngập đồng ruộng An tiêm, Hạnh Hoa và luôn cả cánh đồng sau xóm Cửa Hậu.
một cảnh nơm cá ngoài đồng mùa lụt
Đây cũng là dịp trong xóm tôi nghe chừng rộn ràng, ‘bát nháo’ vì cái chuyện đi ‘ nơm’ cá ngòai đồng. Hàng năm vào lúc lụt như thế, rất nhiều cá gáy theo cơn nước lên đồng tìm chổ đẻ trứng. Thỉnh thoảng chúng ‘tức trứng’ thi nhau quẫy cạnh mấy bụi cây còn nhô lên làn nước đục. Đứng xa thấy cá quẫy, dân trong xóm đua nhau cầm nơm, bươn bả nhào tới, tiếng la tiếng hét ôi 'loạn xị ngầu' vui quá đi thôi. Trên cánh đồng ngập nước phía sau phường Đệ Tứ, lúc này người ra nơm cá rất đông. Nước ngập quá bụng mà chẳng ai lo chi chuyện ướt lạnh. Thú vui 'trời cho', hào hứng trong mùa nước dâng, làm người nào cũng không còn biết lạnh. Phía xa có ai dùng rựa chém một con gáy thật to; đằng kia có người nơm được một con, mừng quá la toáng lên, bà con lao tới phụ bắt.
chèo bè chuối
Thằng Mẹo xóm trên, cái thằng coi bộ việc chi cũng rành. Hắn kết xong từ lúc nào cái bè chuối thật to. Vừa chống bè, hắn khoái chí kêu tôi cùng lên bè đi chơi với hắn. Tôi là thằng “nhát gan, thằng thỏ dế” làm chi dám nghĩ tới chuyện lên bè với hắn.
Nghĩ cũng “tội ” cho cái xóm mới 'mọc lên' sau. Nhà họ sát cánh đồng, bìa ngoài xóm Hậu của tôi. Họ đang bị cái họa “ách nước tai trời” đày đọa . Bà con phải đi tránh lụt, phải đi xin “ăn nhờ ở đậu” ít ngày tận xóm ngoài, tức mấy chục nóc nhà “ cố cựu” cạnh con đường nhựa, con đường Lê v Duyệt trước Cửa Lao Xá. Xóm ngoài này may mắn không bị nước lụt 'xâm lăng'. Dĩ nhiên, không ai nỡ lòng từ chối.
- Ai chà !
Răng lại mong cái cảnh lụt lội như thế này mãi để chạy đi xem, đi chơi, đi lôi lụt trong lúc bà con sau xóm lại đang vất vả ngược xuôi khổ sở trăm bề? Thật ra thì chính “Ôn Trời” gây họa chứ ai vô đây? lũ con nít bọn tôi chỉ là 'vui ké’ mà thôi.Cái nhà thằng Bốn bạn cùng lứa với tôi, ba hắn có xe đò QTrị- Huế. Năm trước, chú Ba -tức ba hắn- mới xây xong cái nhà ngói thật to sau xóm. Ba hắn bán nhà cũ ngoài đường mua đất sau đồng này có vườn tược rộng rãi vui thú tuổi già. Nền nhà thằng bạn ‘nối khố’ này xây lắm công phu và tốn kém rất ‘hung’ (nhiều). Cát đổ nền, ba hắn (xin lỗi, tức là chú hắn) thuê xe lấy tận bờ sông chở về, mất cả tháng trời mới xong. Nội cái nền không thôi đã cao hơn một mét thế thì làm chi có chuyện nước lụt làm ướt đồ đạc trong nhà hắn được. Xóm Hậu “Mới” này chỉ có nhà thằng Bốn không lo lụt thôi, chiếc xe hàng (xe khách) ba hắn (tôi lại quên nữa! của chú hắn) thì tạm thời ‘lánh nạn’ ngoài đường ‘quan’ tức là con đường nhựa Lê v Duyệt. Còn lại, đa số bà con ngoài này phần nhiều chạy giặc từ dưới làng lên ở tạm, bởi thế nhà cửa mới tạm bợ, bấp bênh. Bà con dưới làng, mấy năm chạy lên, chạy về, tránh bom đạn. Riết một hồi không biết làm chi ăn nên đành phải ở lại luôn. Nhà cửa tạm bợ: cái lợp tranh, cái lợp tôn, “lỏng chỏng, le te”. Vợ con gia đình, ăn theo đồng lương 'lính tráng', kiếm được đồng nào “xào đồng đó” nên vách nhà của họ thì tôn , ván ép Mỹ lung tung , tạm che gió lánh mưa mà thôi, cần chi cho đẹp. Nhà tạm dung thân, nên 'dựng vội - xây vàng' bên mé ruộng, bờ ao. Thế là những cái nền đất thấp lè tè; cơn lụt mới lên, nước đã 'liếm' tận vạt giường khiến bà con mất ăn bỏ ngủ...
Lội bì bõm dò theo con ĐƯỜNG NGỰ, tôi thấy cánh đồng thân yêu giờ đã loang loáng nước. Nước phủ tràn trề, từ con sông Vĩnh Định chặng thôn An Tiêm mênh mông lan đến xóm Tiêu, xóm thằng Hiệp vươn đến xóm Hậu của bọn tôi rồi lan qua đến tận thôn Hạnh Hoa. Đứng mé xóm sau tôi thấy giờ tất cả chỉ là một màn nước đục giống một cái đầm vĩ đại mà Ôn Trời sau một đêm đã tạo một “ cảnh biển dâu” như thế.
hình ảnh năm 2012 cho thấy ĐƯỜNG NGỰ nhà đã xây lấp mất--có chỉ mũi tên thẳng đứng --nền nhà của DHL ở cho đến 1972 là địa điểm nay la` cái nhà lầu 3 tầng- cạnh mũi tên từ cổng thành ngó ra này đã bị cư dân mới xây nhà cửa bít hết không còn nhìn ra được nữa
cổng thành CỬA HẬU tức cửa Lao Xá còn được một tàn tích ở giữa còn hai bên và cống đi vô đều được xây lại mới sau 1975 (hình chụp năm 2012)
Những làn sóng trên cánh đồng sau xóm chúng tôi chỉ nhỏ lao xao, nước đục ngầu. Theo làn gió nhẹ văng vẳng tiếng bà con đi nơm cá kêu nhau, loáng thoáng vài con chim nhạn bay lướt qua mặt nước. Thạch Hãn lụt về, cái vòng mưa lụt vẫn trở lại hàng năm đã an bài lên đôi vai gầy người dân Quảng Trị. Đông về gió thét mưa gầm, bao con đò bập bềnh bên con nước lũ.
Người đi để lại phía sau, hình ảnh quê hương của nắng cháy da người, mưa dầm thối đất. Nhưng cứ độ lụt về Quảng Trị, ai ở xa chi mấy cũng hỏi thăm quê cũ vài câu. Bao kỷ niệm nhạt nhòa của người xa xứ; nhưng người xa quê lòng luôn nhớ về dòng sông kỷ niệm. Thương quá ngày xưa, một quá khứ êm đềm nay mãi ra đi không còn trở lại ./.
lạ
thật, mỗi khi qua Chùa Sắc Tứ thăm mệ ngoại, tôi hay thấy chú Nghẹc? Thầy trụ
trì Thích Ân Cần, mấy chú tiểu tu cùng bà ngoại tôi kêu chú cái tên là Nghẹc nên người
viết mới nhớ hoài cái tên đó.
Bỗng
nhiên hôm nay trên trang Facebook có người còn nhắc đến một người có tên Ngạc
khiến tôi phải nhắc đôi ba dòng về chú Nghẹc để người đọc khỏi lầm chú Ngạc với chú Nghẹc. Tôi khó quên cái tên Nghẹc do nó vừa nghe 'ngồ ngộ'mỗi lúc có dịp qua Chùa.
di ảnh bà ngoại tác giả lúc làm bà vãi tại chùa Sắc Tứ trước 1972
Không
biết Nghẹc giữ bò nhà hay bò nhà ai sau Thôn Ái Tử? Một con bê hay hai ba con bò to vừa là bầy bò của chú Nghẹc hàng ngày chú giữ. Chú bị tật nguyền từ thưở lọt lòng chứ không thương
tật gì? Hai cánh tay co quắp. Đầu chú luôn nhúc nhích, ngoẹo qua một bên. Điều khó quên nhất, do miệng chú luôn luôn sùi nước bọt. Từ cổ họng luôn phát ra tiếng nói nhưng
chẳng ra tiếng gì?
Tội cho chú, có thể Nghẹc muốn nói nhiều lắm. Nhưng oan nghiệt thay cho số phận. Đó là lý do chú luôn ọ ẹ và phun phì phì. Nước dãi cứ ra liên tục đó là nguyên nhân làm miệng chú luôn lỡ lói trông quá tội
nghiệp. Nỗi thống khổ của Nghẹc nếu muốn nói ra cho tỉ mỉ thì chúng ta có thể nghe bạn đồng môn cùng
phường cùng thôn là Bảo Lâm.
Bạn Bảo Lâm diễn tả như sau, đọc mới thương xót cho chú biết chừng nào...
"Cứ
mỗi khi chùa tỉnh hội có lễ lớn là thấy chú Nghẹc ( Hai Lua Đinh viết đúng rồi
). Chú đi rất khó khăn, hai bàn chân xòe ra kiểu Charlot, còn tay cũng nâng lên
hở nách , bàn tay ngón tay cong cứng , đầu nghẹo qua một bên , lưỡi hay lè ra ,
nói ú ớ nước dãi chảy cả khóe môi , nhìn thấy rất tội , có khi chú mặc cả bộ đồ
lam của những người hay đi chùa!"
một quân nhân Mỹ ngoài căn cứ Ái tử vào thăm chùa
Tội nghiệp cho Chú Nghẹc thật !
Ngó vậy nhưng chú năng vào chùa. Chú chự bò, nghĩa là cơ hội cho chú
qua “tu” với Chùa Sắc Tứ. Không những người viết mà nhiều đạo hữu đều thấy và
nhớ hình ảnh Chú vào ngồi bên cái Đại Hồng Chung đánh chuông giúp chùa. Tiếng
chuông công phu của Chú ai nghe trong lòng đều cảm động. Chú Nghẹc không nói được
nhưng đánh chuông đều đặn lắm. Tiếng chuông chùa lúc này tôi nghe sao trầm buồn lan xa khắp lan tỏa ra một vùng thôn làng vắng vẻ. Có cơ hội viếng Chùa Sắc Tứ, có dịp nghe chuông
công phu của kẻ tật nguyền đó là lúc lòng người trầm lắng và thương cảm. Trong
chánh điện, pho tượng Phật bằng đồng, tọa vị trên cao như đồng cảm cho một số
phận không may.
Bà Ngoại
tôi và mấy chú tu trong chùa, ai cũng thương Chú. Không ai hẹp hòi gì khi
Chú vào nhà trai kiếm vài chút cơm chay. Có cái hay Nghẹc chẳng phá phách hay
làm mất lòng ai. Chú không nói nên lời nào cả, ngoại trừ ba cái điệu bộ ngúc ngoắc một cách tật nguyền.
Khách thập phương, ai qua thăm Sắc Tứ Tịnh Quang Tự đều nhớ đến Chú.
Có
khi Nghẹc ra ngồi gần Đài Quan Thế Âm, ngôi tượng mới xây xong. Chú ngồi đó cạnh
cái hồ bông sen bông sún; vài con cá rô phi lượn lờ dưới mặt nước cạn trong
veo. Chú nhìn cuộc đời trôi dần bên ngôi chùa và một thôn làng đìu hiu. Tôi
không biết luc này Nghẹc vui hay buồn? Đố ai biết chú có biết cảm giác vui buồn
nào chăng? Nhưng tôi mong rằng những bãi cát trắng trước Chùa, tiếng hàng dương
vi vu theo gió ban trưa xen lẫn những hồi sơn ca lảnh lót có thể là niềm vui
cho một kiếp người bất hạnh có tên là Nghẹc cũng nên?
Thế
rồi khói lửa chiến tranh năm 1972 ập đến, người Quảng Trị tứ tán khắp nơi. Chùa
Sắc Tứ Tịnh Quang đổ nát. Từ đó kẻ ra đi không ai còn nhớ còn nghe lại cái tên Chú Ngẹc nữa./.
phi hành đoàn phi cơ do thám P 8 làm việc cho thấy Trung Cộng cho đến nay -2023- tiếp tục xây dựng cát cứ các quần đảo tranh chấp tại Biển Đông
Chào bạn đọc
Cho
đến nay sự căng thẳng giữa lực lượng quân sự Mỹ-Trung càng lúc càng leo thang làm thế giới lo ngại sác xuất va chạm giữa hai lực lượng nói trên tại Biển Đông càng lúc càng nhiều. Phi cơ chiến đấu của Bắc Kinh càng lúc càng hung hăng, gây chiến, áp sát, đe dọa các phi cơ tuần thám Hoa Kỳ trên
không phận vùng biển tranh chấp trên mặc dù
phi cơ Mỹ đang bay trên không phận quốc tế.
Thực
chất của uy lực của Hoa Kỳ sẽ gia tăng gấp hai nếu QH Mỹ phê chuẩn Hiệp Định
QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (The Convention of The Law of The Sea- UNCLOS )1982 của LHQ. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến QH Mỹ đến nay vẫn chưa phê chuẩn; lý do nổi trội nhất là quyền lợi và cái thế của Hoa Kỳ sẽ thay đổi nếu QH Mỹ phê chuẩn. Dù sao chăng nữa, cho đến nay Hoa kỳ rất muốn ngăn chận Trung Cộng bành trướng lãnh thổ, phòng ngừa Bắc Kinh nạo vét thêm nhiều nguồn tài nguyên
phong phú, cũng nhưchận lại ảnh huởng bá quyền của họ. Một trong các lý
do chính yếu của sự căng thẳng đối đầu giữa hai cường quốc này là mâu thuẫn trong phương cách diễn dịch bộ luật UNCLOS, từ đó hàm chứa mối đe dọa tiềm tàng sẽ nổ ra đối đầu
quân sự giữa 2 cường quốc thế giới.
Công luận cho rằng Mỹ phải phê chuẩn UNCLOS trước mới có uy
tín từ 1 thành viên để kháng lại Bắc Kinh
Thế nhưng cho tới nay Hoa Kỳ đã không phê chuẩn UNCLOS. Lý do chính yếu bao lâu nay đó là do các
đảng viên Cộng hòa bảo thủ lo sợ quyền lợi các tập đoàn tư bản của Mỹ tại
các vùng biển hải ngoại sẽ bị mấtnhất là quyền lợi tại vùng Bắc Cực -Alaska.
Hoa kỳ vẫn dựa
trên sức mạnh của chính mình để bảo vệ quyền lợi biển và thềm lục địa. Từ đó Hoa Kỳ có thể đàm phán song phương về quyền lợi
vùng biển mở rộng EEZ ví dụ Alaska, thềm lục địa Hoa Kỳ và Mễ tây Cơ. Nếu Hoa Kỳ
tham gia Unclos sẽ phải thực thi bổn phận đối với UNCLOS đó là đóng lợi ích bản quyền tại EEZ như UNCLOS quy định cho
LHQ và Hoa Kỳ có thể bị nhiều vụ kiện liên quan đến môi trường và biến đổi khí
hậu từ các thành viên khác của UNCLOS đệ nạp lên LHQ nhất là nguồn lợi từ
ALASKA, Mỹ đã có từ năm 1867 cho đến nay và nhờ vào sức mạnh quân sự của mình để
duy trì nó còn tốt hơn phải gia nhập UNCLOS
Trong lúc Bắc Kinh từ chối Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Hague trong vụ tranh chấp với Phi luật Tân vào ngày 12/6/2016 thì Hoa Kỳ đứng về phía Phi từ chối công nhận Đường Chín Khúc của Bắc Kinh tự công nhận
Từ đó cho đến nay sự căng thẳng tại Biển Đông vẫn leo thang liên tục, biển và đảo của Bắc Kinh cát cứ vẫn được Trung Cộng tiếp tế, xây dựng mạnh thêm. Các đội tàu hải cảnh của Bắc Kinh càng lúc càng gia tăng và dọa nạt ngư dân, hải quân các nước Phi, Nam Dương, Mã Lai VN càng lúc càng nhiều
Thế giới đang nhìn vào phản ứng của Tt Joe Biden đối với Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông và Biển Đông ra sao khi chính TT Biden từng tuyên bố Trung Cộng là đối thủ hay "mục tiêu tranh chấp chính yếu" đối với chính sách cùng nghị trình Mỹ?
Ukraine vẫn được Hoa Kỳ liên tục và tăng cường viện trợ quân sự, tuy nhiên thực tình Hoa Thịnh Đốn vẫn gia tăng sức mạnh tại tây Thái bình Dương tăng cường tập trận liên tục với Nhật nam Hàn ngay cả Phi Luật tân. Điều đáng chú ý tân tổng thống Phi là Marcos đã thỏa thuận cho Hoa kỳ mở rộng và duy trì căn cứ quân sự tại Phi. Thêm vào đó các hàng không mẫu hạm và tàu hàng không đổ bộ Mỹ đã gia tăng tập trận lấn sâu vào Biển Đông cùng lúc các chiến hạm và mẫu hạm Liêu ninh của Bắc Kinh cùng vào vùng biển tranh chấp này tập huấn...các sự kiện mới qua đầu năm 2023 khiến dư luận thế giới e ngại sự đụng độ trực tiếp giữa hải quân Mỹ và Trung tại vùng biển này.
Vấn đề nóng nhất là tiêm kích của Bắc Kinh không ngớt gây nguy hiểm cho phi cơ thám sát Hoa Kỳ. Trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh như thế người ta đặt câu hỏi nếu một TAI NẠN NÀO ĐÓ XẢY RA, CHIẾC PHI CƠ P 8 CỦA MỸ LÂM NẠN CHẲNG HẠN THÌ LIỆU QUỐC HỘI HOA KỲ CÓ DÁM TUYÊN BỐ CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG HAY CHĂNG?
ĐHL
====================
Bonnie S. Glaser--TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG- PHẢI ĐI TỪ QUYẾT ĐỊNH CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ VỀ UNCLOS
Bonnie S. Glaser là giám đốc điều hành chương trình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của GMF. Bà Bonnie Glaser cũng là cố vấn cấp cao về châu Á và là giám đốc Dự án Quyền lực Trung Quốc tại trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Bang Giao Quốc Tế của Mỹ Center Statergic International Studies -CSIS, nơi bà làm việc về các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Bà đồng thời là thành viên không thường trực của Viện Lowy ở Sydney, Úc và là cộng tác viên cấp cao của Diễn đàn Thái Bình Dương
***
Lòng tự hào dân tộc cùng tham vọng chiếm hữu toàn bộ Biển Đông đã bị một “trận cuồng phong” mạnh thổi tới cách đây hơn 7 năm vào ngày 12 tháng Bảy 2016 là ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực The Hague ra phán quyết tranh chấp do Philippines đệ nạp. Đúng như mọi người dự đoán, Bắc Kinh cương quyết phủ nhận phán quyết, lại còn cho phán quyết vô giá trị, không có tính pháp lý ràng buộc. Qua một loạt tuyên bố kèm theo bạch thư mới, Trung Cộng nhắc lại vị trí của mình cùng cảnh báo Bắc Kinh sẽ “quyết tâm giáng trả với bất cứ hành động khiêu khích nào chống lại lợi ích của Trung Cộng” tại Biển Đông.
Ngày đó Bắc Kinh không tiếc lời 'chửi rủa' lời kêu gọi của bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop, Úc, khuyên Bắc Kinh tuân thủ phán lệnh LHQ. Bà còn khẳng định Úc sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hải hành trên Biển Đông. Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo Úc đã dùng luật quốc tế như là ‘game chơi’ hù doạ. Những hành động’ thiếu thân thiện’ của Canberra sẽ gây hại cho Úc do Bắc Kinh sẽ xét lại quan hệ song phương.
Chính sách Bắc Kinh phản ứng lại phán quyết của Toà Trọng Tài ra sao cũng chưa rõ ràng. Tuy nhiên sau khi trút giận và củng cố lại tính hợp pháp của Đảng CS, họ hứa với dân Trung Cộng là đảng CS sẽ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Tập Cận Bình thật sự muốn xem lại tiến trình của Trung Cộng ra sao đối với tranh chấp tại Biển Đông? Cuối cùng kết quả có hai chọn lựa: một là tăng cường gấp đôi sức mạnh và ý chí cùng hành động; hai là xem lại chiến lược tại Biển Đông để có phương thức thuận lợi hơn. Nếu Tập chọn lựa phương pháp tăng cường gấp đôi sức mạnh, kiếm cớ lấn tới bằng nhiều nổ lực kiểm soát hải phận và không phận Biển Đông, căng thẳng sẽ lập tức tăng rất cao với nguy cơ đụng độ quân sự giữa lực lượng các bên tại đó.
thông tín viên CNN và Washington Post có mặt trên chiếc P 8 của Mỹ lúc chiến đấu cơ áp sát đe dọa trên không phận Biển Đông ngày 25/2/2023
Trung Cộng có thể cho chiến đấu cơ bay ra 3 phi đạo mới tại Trường Sa, quân sự hoá hoàn toàn các đảo nhân tạo. Những hành động nạo vét lòng đại dương lên để làm ‘lãnh thổ’ rõ ràng là phạm với Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Trung Cộng sẽ hình thành một vòng cung bao ngoài Trường Sa xong tuyên bố ‘vung vít’ đủ thứ- từ biển quốc nội, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế EEZ hay ngay cả là cái tên là thềm lục địa. Vùng nhận Diện Phòng Không –ADIZ- có thể được thành lập để chứng tỏ phạm vi rộng lớn của đường chín khúc mà Bắc Kinh từng tuyên bố. Nếu gọi là khiêu khích thì Bắc Kinh sẽ nạo vét và xây thêm một quân cảng tại đảo Bãi Cạn (Scarborough Shoal) nó chỉ cách đảo lớn Luzon của Philippines chỉ 123 dặm. Thêm nữa, Bắc Kinh có thể tiếp tục các hành vi bất hợp pháp can thiệp ngăn chận quậy phá các ngư thuyền hay các cuộc thăm dò năng lương của nước khác tại lãnh hải của họ tại Biển Đông mà Trung Cộng cứ cho là có ‘chủ quyền lịch sử?”
Cách thứ hai: Tập Cận Bình có thể đi đến quyết định dần dần sửa đổi lại chính sách cho phù hợp với phán quyết của Toà Trọng Tài và tìm kiếm sự thuận thảo với các nước láng giềng. Lấy thí dụ, có thể Trung Cộng sẽ thương thảo với Philippines để ngư dân hai nước cùng đánh cá quanh vùng tranh chấp tại Bãi Cạn. Điều này có thể xảy ra với chính sách hai bên cùng lợi(win -win): sự thoả thuận tay đôi này sẽ chứng minh đề nghị đàm phán song phương bao lâu nay là đúng, và vấn đề ngư dân Philippines có thể trở lại kiếm sống nơi vùng biển mà họ bị cấm chỉ từ bốn năm nay. Trung Cộng có thể ra dấu hiệu cho Manila biết Bắc Kinh sẽ không ngăn cản họ tìm dò dầu khí tại vùng đảo Reed Bank (Đông Sa theo Tàu). Bắc Kinh có thể ngưng việc cấm đánh cá hàng năm tại Hoàng Sa từng làm khổ ngư dân Việt Nam. Các hoạt động tương lai xây dựng tôn tạo đảo tại Trường Sa có thể giới hạn và không còn cho công chúng tới hay chỉ còn ngang mức tự vệ tối thiểu nhất mà thôi. Trung Cộng có thể ngưng nạo vét cát dưới biển để xây đảo.
Sự hợp tác giữa Trung Cộng và ASEAN có thể tiến bộ hơn và hai phía cùng thoả thuận thi hành những gì trong bộ Quy Tác Ứng Xử cho Đụng Độ Bất Ngờ trên Biển(CUES) cho các đơn vị tuần duyên cùng tuân thủ chung với Bộ Quy Tắc Ứng Xử (Code of conduct).
Chúng ta bàn tới tình huống khác là phản ứng leo thang của Trung Cộng khi Bắc Kinh cảm thấy Hoa Kỳ và đồng minh đang ‘dồn mình vào chân tường’(corner). Với lý do này thì phía Philippines nên khiêm nhường dù thắng lợi pháp lý. Các nước khác đừng dồn ép Bắc Kinh đến trạng thái ‘thẹn quá hoá giận’ khi bị cô lập quá mức. Cũng không cần thiết (và không đúng) để hạ nhục Tập Cận Bình khi tuyên bố ‘ầm ỉ’ rằng ‘đường chín khúc không hết giá trị rồi!”. Phán quyết vừa qua vẫn dành chỗ đúng cho những vùng mà đường chín khúc có thể trình bày lại hợp với chủ quyền thực sự cho Trung Cộng dựa trên yếu tố đất đai và biển phù hợp với Công Ước Quốc Tế về Luật Biển ( UNCLOS).
Hoa Kỳ và ÚC NÊN LÀM GÌ?
Washington và Canberra nên mạnh mẽ ủng hộ đàm phán song phương giữa Manila và Bắc Kinh để san bằng các điểm bất đồng. Chúng ta nên khuyến khích các nước khác phải biết tự chế và bảo đảm rằng các chiến hạm cùng ngư thuyền nước họ phải biết tuân thủ hoàn toàn vào bộ luật UNCLOS nhằm phòng ngừa Trung Cộng lấy cớ để vi phạm lại trong nay mai.
Tự do hải hành tại Biển Đông nên tiếp tục, nhưng thời gian và tiến trình phải cân nhắc cẩn thận. Nhiệm vụ này phải yên lặng không cần làm ‘ầm ỉ- khoe khoang’. Nếu các chi tiết trong công việc này của Mỹ lộ ra ngoài truyền thông, thì Ngũ Giác Đài nên xác nhận là chuyến đi thi hành quyền tự do hải hành và không hành thường lệ không nhằm thách thức chủ quyền của Trung Cộng. Nếu như lý lẻ và hành động phía Bắc Kinh cho chúng ta thấy rằng họ không “tuyên bố chủ quyền vượt mức” theo phán quyết của UNCLOS, các hoạt động bảo vệ tư do hải và phi hành của Mỹ cũng không còn cần thiết phải tiếp tục nữa.
Chính phủ sắp tới của Hoa Kỳ phải ưu tiên tìm kiếm sự phê chuẩn UNCLOS của Thượng Viện Hoa Kỳ. Chính sách trung tâm của Hoa Kỳ nhắm vào Biển Đông cần phải dựa trên luật lệ từng được chứng minh là đúng đắn nhất. Thật là một sư mâu thuẫn, nếu không muốn nói là đạo đức giả, khi Hoa Kỳ khăng khăng đòi Trung Cộng phải tuân thủ công ước này trong lúc chính Mỹ lại từ chối không chịu gia nhập vào công ước này, chính điều này sẽ phá đi thẩm quyền đạo đức cho chính Hoa Kỳ. Nếu các nguyên tắc cùng các điều khoản thi hành trong công ước UNCLOS là quan trọng cho quyền lợi của Mỹ, thế thì Hoa Kỳ nên phê chuẩn ngay...
Bonier Glaser/ Senior Adviser for Asia and Director
bản dịch của Đinh Hoa Lư 2016
VIDEO-- LÚC CHIẾN TRANH UKRAINE BƯỚC VÀO NĂM THỨ 2, HOA KỲ VẪN GIA TĂNG SỰ HIỆN DIỆN CỦA MÌNH VÀ SẴN SÀNG MỌI THỨ CHO CUỘC CHIẾN MỸ/ TRUNG TẠI MẠN TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ BIỂN ĐÔNG
Một ngày nào trên bến cô liêu Xóm bên sông tiêu điều Buồn hắt hiu mây chiều Đò của người thôn nữ Chờ đưa người viễn xứ ...
( Đò Chiều/ Lam Phương)
Có một dòng sông ngày xưa từng qua bến Chợ. Người đi nhớ sao da diết một thời đông vui bên sông nước thân thương. Rồi cuộc chiến điêu tan và cuộc đời dâu bể.
Có một ngày dòng sông lặng lẽ trôi qua bến vắng, nhưng chỉ còn lau lách đìu hiu và gạch đá vô tình. Có những nhịp cầu gãy nhịp bắc nam; Sông chứng kiến từng ngày- quê hương biên thêm dòng lệ sử.
mạ buổi chợ về (hình trước 1968)
Bến xưa còn đó nhưng chẳng còn con đò năm cũ. Con đò xưa từng đưa mạ mỗi sáng sang sông, giúp qua kịp chợ. Trẻ thơ doi dỏi mong bóng mạ về. Mạ tất tả xuống đò, kịp chuyến. Đò sang sông mang cả niềm vui trong gói quà mạ mua về cho con dại. Mấy đồng bạc chắt chiu, mạ tháng ngày tần tảo.
Những đứa con của mạ năm nào có về lại bến xưa, dáng mạ thân yêu giờ là hư ảo...xa xa gió cuốn mây trôi, hình bóng mạ đã là một trời miên viễn.
cuộc đời sông nước trước 1968
Cuộc đời âm thầm trên sông nước bao năm. Cô gái đưa đò, chờ khách sang sông. Sóng sánh dòng nước sông xưa, nước êm ả về xuôi, người khách lạ trộm nhìn cô gái đưa đò. Lòng muốn nói, nhưng đò đã cập bến tê, khách xuống đò cho rau qua kịp chợ.
Có ông lão trải đời qua tháng ngày bập bềnh sông nước. Gió thu hiu hắt, sóng gợn lăn tăn. Con chim bìm bịp kêu chiều như tiếng buồn đời lão. Sông lạnh chiều đông, lão ngồi thầm đếm tuổi đời trên sông nước quạnh hiu trong nghèo khó cơ hàn. Gió đông về, thổi hồn cô quạnh, lão cúi đầu thầm nguyện những ước ao. Bụng đói ăn, thân người thiếu vải; đời lão chai lì trong nỗi truân chuyên.
vạn nghèo bên sông Vĩnh Định An Tiêm (chụp từ cầu Sải) sau năm 2000
Bốn mươi năm rồi năm mươi năm chuyện cũ, ngày trở lại bến xưa chắc chẳng còn ai nhớ người con gái đưa đò và ông lão nghèo nàn cùng một bến nước cô liêu...
Nhớ quá khứ, tôi thương sao hình ảnh một dòng sông. Trên sóng nước lao xao có bóng con đò cùng những người năm cũ. Tất cả nay đã theo nhau lẩn khuất trong mịt mù sương khói và thời gian bất tận ./.