Sunday, November 20, 2022

GỐC TÍCH CON ĐƯỜNG NGỰ

 

GỐC TÍCH “CON ĐƯỜNG NGỰ” TRƯỚC CỬA HẬU CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ - Đinh Hoa Lư


 
Trong bài ký ức HAI BÊN CON ĐƯỜNG NGỰ, người viết có giới thiệu sơ qua về lai lịch con ĐƯỜNG NGỰ. Nhưng do bài viết dài quá nên xin trích riêng GỐC TÍCH CON ĐƯỜNG NGỰ làm một bài riêng biệt để tiện bề cho bạn đọc theo dõi.

Trước tiên người viết xin dẫn trước Con Đường Ngự là con đường từ Cổng Thành Cửa Hậu (cổng Lao xá) ngó thẳng về tận con sông Vĩnh Định. Con đường này là con đường đất cao rộng, xe chạy được ngăn đôi cánh đồng Cổ thành ra hai. Nay Cửa Hậu thì còn nhưng ngó ra con đường đó thì bị xây nhà lấn chiếm hết dấu tích, chỉ còn một gờ đất mong manh ngoài đồng xa mà thôi.
                                                                                      Đinh Hoa Lư

 
CON ĐƯỜNG NGỰ là đường nào? Tôi viết đến đây chắc bạn đọc ít ai biết. Đó là con đường gắn liền với tôi lúc sinh ra cho đến lúc khôn lớn. Đó là chặng đường gần hai mươi năm tôi sống trước Cửa Lao Xá, Thành Cổ Quảng Trị.

Theo Lịch sử thì tả quân Lê văn Duyệt cũng là một võ tướng thời xưa. Công tội là chuyện của nhà Nguyễn. Đến đời Thiệu Trị cũng được phục danh. Hiện tại cái Lăng Ông to lớn gần Chợ Bà Chiểu, Sài Gòn, ai đi thăm Sài Gòn mà chẳng ghé một lần.



Đối diện Cửa Hậu (Thành Cổ) là con Đường Ngự nhưng nay đã bị lấn chiếm xây dựng mất tên
 
Đường Phan Đình Phùng trước đây trong bản đồ thành phố Quảng Trị đã có. Đáng tiếc, hiện nay Quảng Trị mới đã đặt tên con đường Lê Văn Duyệt xưa thành tên Phan Đình Phùng rồi.

 
 LAI LỊCH CON ĐƯỜNG NGỰ

 
Con đường này chính ngay Cửa Hậu ngó ra thẳng về An Tiêm có thể là đụng đến con sông đào Vĩnh Định. Lúc tôi còn nhỏ, mệ ngoại tôi thuờng kể là con đường vua Ngự nên gọi là thế nhưng trong nhà ngoại tôi không biết vua nào? Chẳng qua là truyền miệng cho nhau. Cho đến gần đây, ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu dân biểu VNCH có giải thích thêm thời vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở 1884, đặt tên để ghi nhớ vua Hàm Nghi khi thất thủ kinh thành 1884 có di chuyển qua đây.  Dân quân ở đây đắp thành một con đường đất lớn để quan quân di chuyển. Nhưng ông Nguyễn Lý Tưởng cũng không phải cư dân tại phường Đệ Tứ nên lai lịch của Đường Ngự cũng chưa cụ thể cho lắm.
 
May thay sau một thời gian liên lạc hay theo dõi cho đến nay người viết mới gở ra dần hồi cái ‘múi’ của gốc tích con đường này.
 
Trước tiên chúng ta phải nhờ nhà biên khảo Tuệ Chương tức là bác Hoàng Long Hải người phường Đệ Tứ trong bài “Phường Đệ Tứ” có nói đến cụ Ưng Siêu.
 
Vậy cụ Ưng Siêu là Ai?
 
Theo ông Hoàng Long Hải (nhà văn Tuệ Chương)

“Ông Ưng Siêu, còn có tên là Ưng Ly, con ông Hồng Chiêu, ông Hồng Chiêu là con trưởng vua Thiệu Trị. - Trong Việt Nam Sử Lược thì gọi Hồng Chiêu là Hồng Bảo thay vì Hồng Chiêu. Vì việc tranh ngôi giữa Hồng Bảo và Hồng Nhậm, - tức vua Tự Đức, mà Hồng Bảo bị bức tử. Đến đời Ưng Siêu, ông dính líu vào vụ Cao Bá Quát, thường gọi là ‘Giặc Châu Chấu’, nên bị tước bỏ ‘quốc tính’ (họ vua), đổi tên là Nguyễn Siêu và bị đuổi khỏi kinh thành. Ông Nguyễn Siêu về sinh sống tại Quảng Trị. Con cháu đổi từ ‘Nguyễn Phước...’ ra ‘Nguyễn Thành...’.

 Các ông Nguyễn Thành Đăng, có thời làm quận trưởng Trung Lương, em là Nguyễn Thành Hương, nguyên chánh sở giáo dục Phú Yên, là con của ông Nguyễn Khánh (ông Ngự Khanh) tên trong gia phả là Bửu Khánh, là con của ông Ưng Siêu”. (*)

 
Vợ thứ sáu của ông Ưng Siêu là bà Nguyễn Thị Giao, thường gọi là Bà Nghè, nhà ở xóm đại tá Bé. Bà có hai người con gái lớn tên là Diệu, còn gọi là Bà Kỳ (chị), lấy chồng Tây, sau đi Pháp. Người kế là Nguyễn Thị Nam Hy, còn gọi là bà Kỳ (em), tên trong gia phả là Công Tằng Tôn Nữ Kim Hy (hay Nam Hy?), và một người con trai tên là Nguyễn Thành Quế, (Vĩnh Quế) làm trưởng chi thông tin thị xã Quảng Trị (khoảng 1950) và các anh Nguyễn Thành Ngô, Nguyễn Thành Đồng. (1)

 
Bà Kỳ (em) là vợ thứ hai ông Xã Bào (Võ Bào) là thân sinh anh Võ Tử Đản (xin xem bài Làng Nại Cửu), cách nhà mẹ tôi chỉ có một cái hàng rào. Bà có người con trai riêng là Trương Đá, trung úy Dù (4) và ba con gái là An (hiện còn ở Quảng Trị), Mỹ (tên là Mỹ nên ở Hoa Kỳ?), và Tịnh hiện ở Hà Nội. 

                                                                               (Hoàng Long Hải)


Ông Nguyễn Thanh Quế (trái) và thân phụ Đinh Hoa Lư. Hình 2 người bạn cuối thập niên 1950s tại Cam Lộ (hình gia đình)


Bác Nguyễn Thanh Quế là bạn cùng thời với ba tôi. Ở phường Đệ Tứ bác Quế là chỗ quen biết với nhà ngoại tôi và lúc bác làm trưởng chi thông tin tại Cam Lộ thì ba tôi làm bên chi CA nên có tấm hình đính kèm trong bài một tấm hình nay người viết còn giữ.
                                                                         
                                                    *

Tuy nhiên theo tin tức của cháu nội của cụ Ưng Siêu thì nhà văn Hoàng Long Hải có thể  là người nghe nên còn có nhiều điểm chưa chính xác về thân thế và con cháu của cụ Ưng Siêu:
 
Tay sáo Nguyễn Thành Tín (sinh 1957) hiện đang sinh sống tại Thị Trấn Vĩnh An, là con trai bác Nguyễn Thanh Quế người cùng phường Đệ Tứ và quen biết với anh em tôi. Nhờ viết bài “HAI BÊN CON ĐƯỜNG NGỰ”, Thành Tín mới xác nhận là Ông Bà Nội của Tín tức là Cụ Ưng Siêu và Bà Nghè là người ĐẶT TÊN cho con Đường Ngự (cũng như nhiều con kiệt khác trong Phường).
 
Nguyễn Thành Tín có trả lời tác giả như sau:
 
“Cảm ơn anh P. Bài viết mần chợt dzớ tới ba tui có lần dzắc về Ông Nội tui một thời sơ khai ở Đệ Tứ. Trước số là Ông Cố tui, (Nguyễn Phúc Hồng Chiếu,Trưởng Tử của Vua Thiệu Trị, lý do nội bộ phải bôn ba ra tận Quảng Bình và sinh Ô. nội ở đó (Nguyễn Phúc Ưng Siêu,1866-1942). Đến thời vua Hàm Nghi (Nguyễn Phúc Ưng Lịch) xuất bôn để lãnh đạo phong trào chống Pháp,lập căn cứ tại Tuyên Hoá, Quảng Bình (1885) thì Ô. nội tui theo giúp. Tới năm 1888, tên phản thần Trương Quang Ngọc bắt vua nộp cho Pháp. Ô. nội tui phải thay tên Nguyễn Thái Xuân, vô Quảng Trị tránh Việt gian truy lùng. Lấy vùng ruộng hoang sơ từ sông Vĩnh Định chạy tới An Tiêm ra tới thành cổ... Sau thời tạm yên lấy Bà nội tui (bà Nghè) sinh được 3 gái,1 trai là ba tui. Để nhớ thời giúp vua Hàm Nghi,nghe đâu Ông Bà đặt nhiều tên xóm trong đó có đường Ngự như bài viết. Ông tôi đi nhiều nơi, ới mô cũng có vợ có con (sơ sơ 9 bà khoảng 21 con!, may là ai cũng hiếu học, có việc lương thiện yêu nước để sống). Lúc tui ra đời (1957), ở gần trước nhà Bác Nẫm, ba của anh Đại tá N. Bé, đại uý Bích... số 41b Lê Văn Duyệt, Đệ tứ phường tới '72...”
 
Theo Gia Phả của Nguyễn Thành Tín, nói về Cụ Ưng Siêu thì anh Tín có hiệu đính lại nguyên văn sau:
 
“Khi cuối đời (cải tạo về) Ba Tín gắng viết gia phả trên một tờ vở hs màu vàng ố (khoảng ba đời). Chừ tới phiên tiếp nối đời thứ tư được chừng mô sót lại dù mấy chục năm sống quen khó nghèo, ít gặp ai, tĩnh lặng, khiêm nhường và cô độcNhà biên khảo Tuệ Chương có nhắc Ông Nội tui bị rút quốc tính, đuổi khỏi kinh thành vì dính líu Giặc Châu Chấu của Cao Bá Quát, ra Quảng Trị đổi tên Nguyễn Siêu... Khi Cao Bá Quát làm Giáo thụ Quốc Oai, Sơn Tây (1852), nổi loạn chống triều đình và bị giết (1854) thời vua Tự Đức thì Ô nội tui chưa ra đời (1866-1942). Trong gia phả là Thái Công Chu Tử Nguyễn Phúc Ưng Siêu, tự là Ưng Lý, Nguyễn Thái Xuân, sinh ở Quảng Bình, lớn hơn vua Hàm Nghi Ưng Lịch(1872) sáu tuổi, yêu nước cùng chống Pháp. Đến thời vua Thành Thái mời về Huế giao cho Vỹ Dạ lập dinh, nhưng Ô tui từ chối. Nhà biên khảo có thể nghe ai đó truyền miệng nên sai vài chi tiết .."
 
(Nguyễn Thành Đồng là thân sinh của Nguyễn Thanh Điền và Nguyễn Thị Thanh Tâm (phường đệ tứ) Đinh Hoa Lư nhớ ông bác Nguyễn Thành Ngô làm gì đó bị giam Côn Sơn sau thời đệ nhị Cộng Hòa được tha về trong phường, sau 1968 chuyên làm  nghề y tá trong phường Đệ Tứ. Bác Ngô sau này là anh rể của chú Liệu bạn cậu Võ Bình tôi. Nhờ dành dụm, bác làm được cái nhà ngói rất to đẹp sau xóm nhà hay garage  Đức Lợi của ông Trương Long (ông thân của Trương Sừng, người bạn cùng xóm) gần nhà của bạn học Nguyễn Thị Thanh Tâm. Thời gian Thành Cổ hay bị pháo kích (trước 1972) căn nhà ngói mới này chỉ bị một quả hỏa tiễn lạc trong đêm nên bị sụp hoàn toàn; rất may không ai chết)

Hình Cửa Hậu sau 1972

 
DẤU VẾT CÒN SÓT LẠI CỦA CON ĐƯỜNG NGỰ RA SAO?
 
Thành thật cám ơn lòng tốt của một bạn đọc tên là Nguyễn Kim hiện đang sống tại làng Cổ Thành Hạnh Hoa (bà ngoại tôi gốc họ Lê làng này). Chuyện cảm tạ là do bạn đọc này đã thông cảm với nỗi niềm tác giả nên vội ra ngay đồng lúa Cổ Thành chụp lại cho một tấm hình ghi dấu vết sót lại của Đường Ngự dưới đây:
 

Bức hình này người viết xin đánh dấu hôm nay là ngày 2/8/2019. Lấy từ cái mốc thời gian là năm 1972 tức đã 47 năm hay non nửa thế kỷ lạnh lùng trôi đi, nay con Đường Ngự chỉ còn là gờ đất mỏng manh giữa cảnh đồng lúa lên xanh tốt.
 
Bao nhiêu kỷ niệm ập về cho người viết bài này. Chính đây là đoạn đường mà người viết thời còn bé bỏng hay men theo con con đường này đi về tận bờ sông Vĩnh Định rồi phanh mấy vạt dưa quả của người làng An Tiêm trồng ven bờ để tìm ra năm ba con rế trong mùa hè nghỉ học. Thuở đó gờ đất này là một con bờ đất cao chia cánh đồng lúa ra hai. Thỉnh thoảng mới có một cái cống đất thông nước ruộng cho cánh đồng. Giờ đây đoạn đường phía khởi đầu con đường đã không còn. May thay phía cuối cùng là ruộng không ai giành đất xây dựng mới còn một ít dấu vết.
 
Có còn hơn không; cám ơn bạn đọc Kim Nguyễn một lần nữa,  đã hào sảng thời gian cung cấp cho một tấm hình minh chứng cho một dấu vết lịch sử của thành phố Quảng Trị năm xưa.

 
PHẦN KẾT


Rõ ràng thế gian vật đổi sao dời. Bóng ác tà hàng ngày vẫn dọi trên quê hương thôn cũ nhưng cảnh đó người đây sao lắm nỗi buồn từ chiến tranh tàn phá cho đến cái cảnh thiên cư người đi kẻ tới, xây dựng cát cứ XÓA NHÒA tất cả.

Người Quảng Trị ra đi có dịp hồi cố hương nay có lắm kẻ tìm không ra dấu vết gốc tích địa vật xa xưa. Trong những mất mát đó có số phận CON ĐƯỜNG NGỰ một con đường nối kết với thăng trầm lịch sử và làm đề tài khi kể chuyện cho con cháu chúng ta nghe.
 
Tiếc làm sao cho cảnh đời và sự thăng trầm nhân thế. Người viết chỉ một mong rằng mai đây CON ĐƯỜNG NGỰ xin được nằm trong văn chương truyền khẩu dù mang tính địa phương thôi. Và họa may có ai đó đang ở hay sinh hoạt trên múi đầu hay hai bên vị trí con đường trong bài viết này có thể chút nào đó NAO LÒNG do biết rằng ngày xưa, ngay địa điểm này, có con một con đường mang hai chữ VUA ĐI.
                                                                                     
 Đinh Hoa Lư 


edition 20/11/2022

Saturday, November 19, 2022

NGÀY THẦY CÔ GIỮA CHỐN THÔN NGHÈO

hình tác giả đứng, phía sau là mái trường tranh miêu tả trong bài viết


  NGÀY ĐÓ lâu lắm rồi trên một vùng quê nghèo, tạm gọi là vùng KINH TẾ, tôi khó lòng quên được hình ảnh các em bé vùng nương rẫy và mái trường tranh rách nát, tả tơi. Những em học trò hàng ngày vừa phụ giúp gia đình việc làm nông vừa có một hạnh phúc, sung sướng nhất đời là được TỚI TRƯỜNG "kiếm đôi ba chữ". Người viết vẫn luôn tin rằng được tới trường là một hạnh phúc lớn nhất của các em.


 Rẫy rừng, miếng cơm độn sắn, cái áo chẳng lành trong mười hai tháng của một năm dài, ngoại trừ năm ba ngày tết. Chúng mừng vui với lớp bạn quê cùng lớp. Chúng sung sướng để được ngồi cùng nhau dưới những dãy bàn xiêu vẹo để được thấy cô thầy, những lớp người khác với cha mẹ chúng.


                CÔ GIÁO LỚP 3 (vợ tác giả) đứng cùng lớp chụp tại NGÔI TRƯỜNG QUÊ XÃ SƠN MỸ. Ngôi trường này của CHƯƠNG TRÌNH QUỐC VỤ KHANH/ KHẨN HOANG LẬP ẤP CỦA DI DÂN QUẢNG TRỊ VÀO HÀM TÂN NĂM 1974, CÒN SÓT LẠI vào thời gian chụp hình này ĐÃ SỤP ĐỔ MỘT NỬA NHƯNG VẪN CÒN HƠN MỘT NỬA DÙNG để DẠY HỌC (hình 1984 của tác giả)

Những đôi chân trần, quần đùi và cái áo vá nhưng các em đó vẫn tự hào do các em là HỌC TRÒ. Các em vui sướng, hăng hái đọc bài theo thầy cô.  Những viên phấn cô thầy viết phải tiết kiệm từng chữ; những nét chữ các em nắn nót say mê. Những cuốn vở hay mấy tờ giấy vàng ố, hiếm hoi lại nâng niu quý báu...

Có ai sống những qua những ngày cơ khổ đó mới biết được cái HẠNH PHÚC của các em trong những buổi tới trường. Hầu hết các em đều là học trò nghèo. Các em còn là những tay lao động dù không phải là CHÍNH nhưng rất cần cho gia đình- nhà nào làm nương rẫy đều cần.

Cha mẹ cần các em, từ đi BỎ HỘT trong những trận mưa đầu mùa, cho đến bới cơm vào rừng, đi lượm than vụn giúp kinh tế trong nhà và còn đi giữ rẫy nhất là khi mùa màng thu hoạch. Tiếng trẻ con kêu phụ họa với người lớn kèm theo tiếng gỏ đủ thứ... từ nồi niêu song bể hay còi ...nhằm  để xua đuổi bầy keo bọn khỉ... đang phá bắp, lúa...

 Đêm về các em được ở nhà để người lớn vào chòi giữ rẫy thay các em. Người lớn ở lại ban đêm để canh heo phá sắn.


Rồi hàng năm NGÀY TẾT THẦY CÔ 20 tháng 11 LẠI ĐẾN.

Bên mái trường tranh rách nát, trống trãi, bàn ghế gãy đổ chơ vơ,  có những khuôn mặt thập thò. Các em học trò ngày đó cũng biết kiếm làm sao cho ra những thứ gì để tỏ chút lòng tri ân thầy cô của chúng. 

Có em có được xâu cá, chúng cặm đâu hôm qua. Có đứa xin mạ đâu được mấy lon đậu xanh hay đậu huyết gì đó ...nói sao hết những món quà nhà quê cho những ngày THẦY CÔ năm đó. 

Ôi thật thà và chất phác đến tội nghiệp trong lòng?!

VỢ tôi đi dạy, tức là cô giáo làng vào thuở đó. Mấy chục đồng lương và 13 ký gạo đó là đời sống của một người đi làm nghề dạy học. Một thời kinh tế bao cấp và chốn rẫy rừng tự cung tự cấp của một thời hoang sơ của một xã hội mới bắt đầu như khởi thủy của một THUỞ HỒNG HOANG ?


ĐẸP LÀM SAO, NHỮNG TẤM LÒNG TRẺ NHỎ 


Mái trường tranh, vách lá hở hang cùng những cái bàn xiêu vẹo. Phấn viết cho Cô Thầy giảng bài cho các em vẫn thiếu. Trước mặt cô thầy, các em ngồi yên chăm chỉ nhưng bụng các em đang trưa xép lẹp. Tan buổi học chúng còn vào rẫy ...những lần mót khoai, sắn và những mớ than vụn trong rừng và những đồng bạc góp nhặt thêm cho đời sống gia đình. 


 Lớp nhỏ thành thị hôm nay cũng tập 'về thăm  vùng quê' để thay đổi không khí hay tận tường thế nào là vùng "SINH THÁI MỚI". Phải chăng các em sinh ra ở thành phố hôm nay biết chia sẻ hay cảm thông được những nỗi khổ cực của học trò nghèo ngày đó? Trẻ em thành phố sẽ có cơ hội về quê sờ được trái bắp, củ khoai hay ngay cả con trâu cái cày... Nhưng khó lắm khi bơ sữa là thức ăn hàng ngày của các em, các thế hệ đổi mới sau này khó cảm nhận được sự thiếu thốn của nhiều lớp trẻ em ngày trước

*

Hôm nay nơi chốn thị thành hay quê hương đã thay đổi. NGày Thầy Cô Giáo là một ngày Hội Tưng Bừng nào hoa nào quà cáp đủ thứ vật phẩm đắt tiền. Những lớp thầy cô trong thế hệ sau này đang có những ngày hội vui vẻ bên bao thứ quà tặng quý giá từ nhiều tầng lớp học trò trong một xã hội đầy đủ vật chất ...

Tôi chạnh lòng nhớ về hình ảnh ngày trước mà thuơng cho những đôi mắt tinh anh và khao khát học hành của các em nhỏ một thời dưới mái trường làng ...ôi những đôi mắt sáng ngời, thông minh, nhưng lắm gian nan chịu đựng thương khó bao ngày. Thật buồn cho các em phải sinh ra nơi vùng thôn dã. Những đôi chân trần bé nhỏ, những buổi trưa sau buổi học, em vội vào rừng. Trên đôi vai nhỏ, em còn gánh vác một bổn phận- phải giúp mẹ cha giành lại miếng ăn từ thú rừng hoang dại. Những trái bắp trái dưa, nhành lúa rẫy... nhiều loại thú rừng đang chực chờ phá hoại. Tiếng la, tiếng gỏ của các em, một lần nữa, lồng lộng vang lên:

hình ảnh một chòi giữ rẫy trong rừng 

-Cóc, cóc,...xèng xèng, huầy huầy huầy!!!

bao âm thanh hỗn tạp vang dội một góc rừng...

Do đó là mạch sống, là mồ hôi nước mắt của cha mẹ, của các em. Người và thú rừng đang giành giựt hay canh nhau giữa từng giấc ngủ...

Có những con cá, những lon bắp, mớ đậu đẫm mồ hôi các em. Tình cảm chân thành và chất phác, từng hun đúc từ một vùng quê nghèo khó trong ngày Tết Thầy Cô làm tôi xúc động và nhớ mãi trong đời ./.


ĐINH HOA LƯ  20/11/2020 

edit 19/11/2022

NHỮNG MÙA THU QUA MAU

 

 viết tặng Bà Xã tôi

ĐHL


*



               thu 2021


Mùa thu vẫn tớivẫn dịu dàng một màu vàng thu của những hàng phong hai bên con đường vắng. Vợ chồng tôi vẫn còn may mắn rảo bước vào những buổi sáng sớm như hôm nay.


 Cám ơn phước lành của số phận trao tặng cho chúng tôi khi thế giới đang có những sóng gió nhiễu nhương cùng đau khổ tràn ngập mọi nơi...


Chúng tôi còn nhiều diễm phúc để hàng ngày còn đếm bước chân đi, đón từng mùa thu mới về trên Đất Mỹ. Âm thầm cám ơn đôi mắt được nhìn và còn mừng khi tâm tư đang còn cảm nhận và rung động dạt dào trong cảnh đẹp VÀNG THU.



Những tàng phong vàng rực trước mắt kia chúng sẽ chuyển sang một màu đỏ ối- màu huyết dụ- trước khi lả chả rơi ngập tràn lối đi. Chỉ hai ba tuần lễ nữa thôi, mọi người sẽ đón một Giáng Sinh nữa sắp về. 


Giáng Sinh năm nay sẽ là một giáng sinh buồn thảm cho mọi nơi do đại dịch ập đến. Đó là những gì chúng tôi tạm quên, cố gắng tạm để yên trong lòng khi Thu Vàng tĩnh lặn đang về trước mắt, hai bên con đường im vắng.




Rồi chúng ta sẽ chứng kiến một năm nữa qua đi. Sẽ còn hân hoan đón một mùa xuân mới. Chúng ta sẽ cộng thêm một tuổi đời. Cám ơn đời, cám ơn số phận.


Hai vợ chồng tôi cứ bảo nhau, hãy khen và cảm thụ một mùa thu đang đến. Hãy cùng thích thú với những tàng phong sắc vàng rực rỡ. Hãy khoan và chớ vội ta thán một mùa đông lạnh buồn tênh sắp về hay nỗi sợ lo vẩn vơ về tuổi đời chồng chất.


Thu vàng dịu dàng trước mắt. Chúng ta đang có những bước chân đi đều và đang hít thở làn không khí mới rồi cùng ngắm nhìn sắc thu. Những khoảnh khắc của sự giao thoa giữa tâm tư và ngoại cảnh. Giữa cảm tính của con người và vũ trụ tự nhiên. Đây là lúc thiên nhiên như biết nói. Thu vàng đang nói cùng ta.



Hãy để những tàng phong lá vàng đẹp đẽ cho chúng ta chiêm ngưỡng cái đẹp của mùa thu. Chớ vội và quên đi những mặc cảm bi quan của chính mình; đó là sự sợ hãi thời gian.


Những ngày dài rực nắng đã qua.  THU VÀNG đang đến và rồi những mùa thu sẽ qua đi. 


Dù được bao nhiêu lần nữa, chúng ta không quên cám ơn sắc màu rung cảm lòng người. Cám ơn màu VàngThu cùng những hàng phong xứ Mỹ ./.


Đinh Hoa Lư edit 


thu 2022 xóm nhà tôi ở 

Toyon Avenue, San Jose California


Friday, November 18, 2022

CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ ROBOT


VỚI CHỦ MỚI TWITTER, NHÂN VIÊN TỪ CAO XUỐNG THẤP PHẢI RA ĐI HÀNG LOẠT


Vừa lúc Elon Musk chịu mua Twitter với giá 44 tỷ USD không chậm một giờ nào chánh CEO của Twitter Parag Agrawal phải lặng lẽ ' ra đi' với sự hộ tống của an ninh Cùng lúc đó Chánh Văn Phòng Tài Chính là Ned Segal, Vijaya Gadde Chánh Văn Phòng về Pháp Luật cũng như Cố Vấn Tổng Quát Sean Edgett đều âm thầm bước ra khỏi Tổng Hành Dinh Twitter

Bộ chỉ Huy của Twitter đóng tại 1355 Market Street downtown San Francisco
Twitter có 6 cơ quan tại Hoa Kỳ và 30 cơ quan ngoài nước Mỹ


Các nhân vật phải nói là hàng đầu của Twitter từng tạo nên tầm vóc to lớn của một Mạng truyền Thông xã Hội của Hoa Kỳ như Twitter xem như ra đi gần trọn vẹn

Elon Musk đã đào thải ngay lập tức những con người hàng đầu với mục đích thay hết bộ não cũ của Twitter để thay vào đó một HỆ TƯ TƯỞNG HOÀN TOÀN CỦA ELON MUSK VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ TỰ DO NGÔN LUẬN



Một mình ngồi trên vị trí lãnh đạo Twitter chưa yên, Elon Musk phán một quyết định xanh rờn đối với hơn 7000 nhân viên của Twitter

-Ai muốn làm việc phải tới văn phòng, phải làm việc cật lực hết sức chăm chỉ không quản thời gian và PHẢI TỎ RA CÓ TÀI NĂNG NỔI BẬT CÙNG HẾT LÒNG nếu thấy trước không kham nổi thì có QUYỀN THÔI VIỆC VÀ CÓ ĐỀN BÙ LƯƠNG BỖNG THEO LUẬT ĐỊNH

Elon Musk trong kế hoach đang muốn cho về nhà tới 75% nhân lực để CÓ LỜI CHO TWITTER
Chỉ còn 25% nhân lực như vậy những người còn lại phải làm việc VỚI NĂNG XUẤT GẤP 4 LẦN CŨ MỚI ĐÚNG VỚI MONG MUỐN CỦA VỊ TỶ PHÚ GIÀU NHẤT HÀNH TINH NÀY

Ôi con người đâu phải là ROBOT hay chúng ta có thể nói khác đi

KHÔNG PHẢI AI CŨNG THIÊN TÀI ĐA NĂNG NHƯ ELON MUSK CẢ ĐÂU?

Như vậy chúng ta có thể nghĩ rằng từ hãng xe hơi Tesla và nay tới mạng truyền thông xã hội Twitter, Elon Musk quan niệm nhân công phải là những ROBOT có cách thức làm việc và phục vụ giống nhau cùng năng suất cao nhất và không quản ngại sức lực cùng thời gian trong mục đích cuối cùng là TỎ RÕ HIỆU NĂNG RÕ RỆT CHO ÔNG CHỦ MỚI


robot hóa

3D printing

trí thông minh nhân tạo / artificial intelligence -AI


Chúng ta từng NGHĨ VỀ thế giới TƯ BẢN CHỦ NGHĨA sau thời kỳ cực thịnh của kỹ nghệ điện tử và kỹ thuật số hỗ trợ cho những phương pháp sản xuất tân tiến nhất trong kỹ thuật IN BA CHIỀU 3D printing - Trí thông minh nhân Tạo (AI) cùng Robot hóa trong KỸ NGHỆ hiện đang đạt tới thời điểm tối ưu nhưng mục đích cuối cùng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa GIÚP con người được làm việc phải ít giờ hơn nhưng lương lại cao hơn trong lúc đó áp lực công việc càng ít hơn ....nhưng theo quan niệm của Elon Musk mục tiêu nay hoàn toàn biến mất.


NHÂN CÔNG CỦA ELON MUSK PHẢI LÀM VIỆC NHƯ ROBOT theo cách ông ta nghĩ





ELON MUSK NGHĨ VÀ QUAN NIỆM RA SAO VỀ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TRONG NỀN SẢN XUẤT CỦA THẾ GIỚI?

Có thể Elon Musk từng vươn mình trổi dậy với một bộ óc siêu phàm cùng ý chí vươn lên nên đến này ngót nghét gần leo lên gần 250 tỷ USD tài sản trong tay ông ta đã là người GIÀU NHẤT HÀNH TINH TRONG LÚC CHỈ CÓ 51 TUỔI ĐỜI

Nhưng đây là thành tựu cá nhân, và một sự thành công siêu phàm nổi bật nhất ít có ai sánh kịp
Nhưng không thể lấy sức mạnh và thành công cá biệt này làm chuẩn mực cho mọi người lao động nhất là trong xã hội và chế độ tư bản chủ nghĩa của Tây Phương được.

HOÀN TOÀN KHÔNG ĐƯỢC NHƯ VẬY

Dù giàu nhất thế giới nhưng Elon Musk không có quyền thay đổi ý nghĩa và nội dung cũng như mục tiêu của nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa trên toàn cầu

*Trước tiên các cường quốc Tư Bản Chủ Nghĩa không bao giờ xem công nhân là những Robot

*Tiếp đến mục tiêu của xã hội kinh tế tư bản chủ nghĩa của tây phương mai hậu sẽ đưa thế giới con người làm việc VỚI ĐỒNG LƯƠNG CAO HƠN VÀ RÚT NGẮN GIỜ LÀM VIỆC CÙNG NĂNG SUẤT CÀNG LÚC CÀNG CAO HƠN QUA ỨNG DỤNG THÀNH QUẢ KHOA HỌC

con người phải là người máy theo đầu óc của Elon Musk


Sự áp đặt lao động bức bách lao động của Elon Musk vừa TRÁI LUẬT, TRÁI VỚI LƯƠNG TRI CON NGƯỜI CŨNG NHƯ TRÁI VỚI ĐẠO ĐỨC CÙNG TRÁI VỚI TRÀO LƯU TIẾN HÓA CỦA NHÂN LOẠI

Elon Musk không thể áp chế người Mỹ tự do, áp lực với người thuộc cấp làm việc dưới quyền

Muốn làm việc không ngơi nghỉ, với năng suất cao nhất không bao giờ mệt mõi, Elon Musk nên chế tạo hàng loạt robot làm thay người trong vấn đề truyền thông như Twitter của ông ta.

Trong lúc này, với điều kiện mà Elon Musk đưa ra để nhận con người vào làm căng thẳng như thế thì cái hậu quả cuối cùng sẽ không có ai dám đặt chân đến trước văn phòng ông ta xin việc cả do họ không phải là robot để có sức chịu đựng trước đòi hỏi và điều kiện quá ư bốc lột của ông chủ mới kia ./.


ĐHL 18/11/2022

hình CEO của Twitter Parag Agrawal ra đi khi Elon Musk làm ông chủ Mới
hình 2
Đối với Elon Musk con người chỉ là RObot nếu muốn thành công

Thursday, November 17, 2022

RICHARD BOTKIN- RIDE THE THUNDER- CƯỠI SẤM


RIDE THE THUNDER

BY Richard Botkin

dịch thuật by ĐHL

*

CƯỠI SẤM 

                                            RICHARD BOTKIN

Richard Botkin là một cựu sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ và tác giả cuốn sách về cuộc chiến tranh Việt Nam gây nhiều xúc động gần mười năm trước là Ride the Thunder: A  Vietnam War Story of Honor and Triumph tạm dịch là Cưỡi Sấm: Một Câu Chuyện về Danh Dự và Chiến thắng trong Cuộc Chiến Việt Nam để nói lên một sự thật rằng những ĐIỀU NGƯỜI MỸ HIỂU VỀ SỰ KẾT THÚC CUỘC CHIẾN VN VỪA QUA ĐỀU SAI LẠC.

Đại úy John Ripley (thứ hai từ trái sang) cùng Trung Tá Gerald Turley (thứ hai từ phải sang) ngày trước khi bắt đầu các cuộc tấn công của CSVN trong mùa Hè đỏ lửa (Easter Offensive 1972) tại một căn cứ quân sự phía Tây Đông Hà. Nguồn: https://nobility.org/

 Days before the Easter Offensive began. Left to right: Cpt. James Johnson, Cpt. John Ripley, Lt. Col. Gerald Turley and Cpt. William Weschmeyer.

đại Úy John Ripley 1971

đại uý John Ripley (trái) (SAU NÀY LÀ ĐẠI TÁ) cố vấn cho thiếu tá Lê bá Bình tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 (TQLC)(phải) tại mặt trận Đông Hà 4/1972 sau khi cầu Đông Hà bị giật sập để ngăn bước tiến của chiến xa miền Bắc

                                              đại tá John Ripley 

            trung tá Lê Bá Bình tại San Jose trong buổi lễ kỷ niệm TQLC trước 2021 

Nguồn cảm hứng và sự ủng hộ của độc giả về cuốn sách Ride the Thunder của Botkin đã được đạo diễn đóng thành một bộ phim lớn có cùng tên của đề sách là CƯỠI SẤM nhằm đóng lại một câu chuyện anh hùng của hai người đồng minh Mỹ và VNCH trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của cọng sản miền bắc. Cuốn sách viết về một giai đoạn mà Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và VNCH tức là cố vấn Mỹ và TQLC VN đã anh dũng lật ngược tình thế của cuộc chiến mà họ không có sự ủng hộ nào từ nội địa nước Mỹ cách xa trận địa tới hơn 8000 dặm.

Câu chuyện tập trung vào ba nhân vật tức là Đại Úy Cố Vấn John W. Ripley sau này là đại tá, Trung Tá Gerald Turley sau này là đại tá về hưu, và thiếu tá TQLC Lê Bá Bình sau này là trung tá. Tác giả Botkin đã chỉ ra những chi tiết lịch sử trong cuốn sách dù nhỏ nhất mà ông đã mô tả lại qua hàng loạt cuộc phỏng vấn không mệt mõi, và phải nói là hàng ngàn cuộc phỏng vấn mới đúng giá trị của công trình của ông tại Việt Nam, Campuchia và ngay tại Hoa Kỳ.

                  một cảnh trong phim Ride The Thunder 

Ride The Thunder là cuốn sách rất dễ đọc do nó được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ride The Thunder  mô tả lại lý tưởng của nhiều binh sĩ Hoa Kỳ và VNCH đã hy sinh bản thân và gia đình để theo đuổi lý tưởng tự do và chống CS. Nhưng nhiều người cuối cùng phải trả giá cho nỗ lực cuối cùng đầy tuyệt vọng để thoát cho được  móng vuốt của chủ nghĩa cộng sản.

đại úy John Ripley đang đánh đu gần 3 giờ đồng hồ bỏ cho được 500 pounds chất nổ dưới cầu Đông Hà trong lúc cộng quân nhắm bắn. Ông được lệnh giật sập cầu ngăn   200 chiến xa T54 của cộng quân sắp tiến qua trong trận mùa hè 1972 (nhận lệnh từ trung tá Turley cố vấn cho Sư Đoàn 3) 


Leaders in the Army Regional Headquarters at Da Nang, eighty miles south from AI TU, did not realize the gravity of events along the DMZ. They ordered Colonel Turley not to blow the bridge since it would be useful for a counter offensive. Colonel Turley knew there would be no counter measure if the bridge was left standing and courageously ordered Colonel Ripley to destroy it.
Bộ Tư Lệnh Vùng tại Đà Nẵng cách Ái Tử 80 dặm về phía nam không nhận ra được áp lực nặng nề dọc theo Vùng Phi Quân Sự nên đã ra lệnh cho Đại Tá Turley không được phá cầu Đông Hà do nó sẽ được dùng lúc phản công. Đại tá Turley biết được sẽ không đủ sức mạnh kháng cự nổi nếu cầu Đông Hà còn đứng vững nên ông đã can đảm ra lệnh cho Đại Tá Ripley (đại úy) phá Cầu 
(Colonel Gerald Turley: Hero of the Easter Offensive - The American TFP)


Các phóng viên của Mỹ ngày trước từng bay vào trận địa chỉ đủ quay lại hình ảnh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị trúng đạn pháo và lo tìm hầm ẩn nấp trước khi bay ra vùng an toàn. Các phóng viên Mỹ ngày đó chỉ có trong máy ảnh hay máy quay phim vào nhiều xác lính Hoa Kỳ hi sinh và chưa có hay rất ít truyền thông Mỹ ngày trước tự nguyện đưa tin về sự tàn bạo của CS ra sao ngay đối với người dân của họ. Một hệ thống truyền thông của Hoa Kỳ ngày đó họ làm ngơ trước nỗi kinh hoàng thực tế của quân dân VNCH đang liều mình chiến đấu cho nền dân chủ non trẻ của họ, rồi Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 93 đã lạnh lùng cắt hết mọi hỗ trợ về quân viện và kinh viện cho VNCH…

không ảnh Hoa kỳ cho thấy cầu Đông hà cháy liên tục 4 ngày sau khi bị giật sập vào ngày 6/4/1972

Mặc dù quân đội Hoa Kỳ đã giành chiến thắng trên trận địa nhưng chính giới truyền thông Mỹ và ngay các chính trị gia Mỹ chứ hoàn toàn không phải người lính Mỹ có quyền QUYẾT ĐỊNH về cuộc chiến sau cùng tại miền nam Việt Nam.

Richard Botkin

nguồn

Colonel Gerald Turley: Hero of the Easter Offensive

Colonel Gerald Turley: Hero of the Easter Offensive - The American TFP

HERO: VIETNAMESE COLONEL LE BA BINH

Hero: Vietnamese Colonel Le Ba Binh | (theleadermaker.com) 

Hero: Captain John Ripley Became a Marine Corps Legend

This is how 'Ripley at the Bridge' became a Marine Corps legend - We Are The Mighty

AMAZON: RIDE THE THUNDER

Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph: Botkin, Richard: 9781935071051: Amazon.com: Books

================================= 

Trong bài “Anh Hùng  Trung Tá TQLC Lê Bá Bình” của Douglas R. Satterfield ngay 5/3/2019


Có đoạn…

Tiểu đoàn của Trung Tá Lê bá Bình giữ vững vị trí bảo vệ cây cầu lớn duy nhất bắc qua sông tại Đông Hà. Cây cầu mang tính chiến lược do nó là cây cầu duy nhất cho phép xe tăng đi qua.  Ông Bình và tiểu đoàn của ông đã giữ vững vị trí bất chấp tỷ lệ áp đảo của VC. Sự huấn luyện và khả năng chỉ huy của ông là những gì đã giữ cho đơn vị đoàn kết với nhau khi những người lính của ông chiến đấu để sống còn.

  

                  BẮC GIANG là biệt danh của Cựu Trung tá TQLC LÊ BÁ BÌNH.


Tại mặt trận ông khẳng khái nói:

“Nghe đồn Đông Hà thất thủ… Lệnh của tôi là cầm chân địch ở Đông Hà. Chúng tôi sẽ chiến đấu tại Đông Hà. Chúng tôi sẽ chết ở Đông Hà. Chúng tôi sẽ không rời đi. Chỉ cần một Thủy quân lục chiến còn hơi thở , Đông Hà sẽ thuộc về chúng tôi.” – Trung tá Lê Bá Bình


Hai cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Đại Úy John Ripley và Đại úy Josh Dorsey cũng là những người đóng vai trò then chốt trong việc giúp cầm chân quân bắc phương. Câu chuyện về ba anh hùng này có trong cuốn sách của Richard Botkin; Ride to Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph, lịch sử chiến tranh năm 2009...


Douglas R. Satterfield


HERO: VIETNAMESE COLONEL LE BA BINH

Hero: Vietnamese Colonel Le Ba Binh | (theleadermaker.com) 


BIÊN DỊCH by 

ĐHL  17/11/2022

------------------------------------------------------------ 


PHIM  CLIP 

RIDE THE THUNDER 

Director and Writer: Fred Koster

Stars: Eric St John, Joseph Hieu, Pierre Nguyen 

NGẮM LẠI HÌNH CÁI LÔ CỐT và CÁNH ĐỒNG XƯA CỦA QUÊ HƯƠNG KỶ NIỆM

   HÔM NAY nhờ vào thời đại Internet qua Google Map tôi ngắm lại hình ảnh cái lô cốt xưa chợt trong lòng dâng lên hình ảnh cũ ngày RA ĐƠN VỊ...