Tuesday, October 11, 2022

GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY

ký ức gia đình của ĐHL

                   minh họa: gánh lúa về nhà 

LIÊN HOAN SAU VỤ MÙA


       -Mời, mời, mời  eng mời chú ….

    Mâm cúng cơm mới của nhạc phụ tôi  vừa tàn hương và đang dọn xuống. Khách khứa trong nhà chẳng ai xa lạ. Lui tới gì tôi cũng gặp chú Bửu chú A, chú Mạnh và ông Hai Than là bốn người mà ông gia tôi thân nhất. Những lúc trống vắng, ngày đơm tháng kỵ tết nhất, ông năng lui tới nhà mấy chú này. Lợp nhà dựng cửa chi, chẳng bao giờ thiếu vắng mấy người hàng xóm thân thiết đó. Khác với mọi năm,  mâm cơm mới hôm nay có "chuyện lạ" để bà con bàn tán tới thêm vui cửa vui nhà, đó là gạo  chuyện lúa“Xê Ka”? Lạ thật? hai tiếng kia tôi nghe sao thì viết lại chứ chưa bao giờ đọc được bằng chữ nên chẳng biết nó đúng hay sai? Tôi phải nhận rằng nó là loại lúa quý. Sao mà không quý?  Giống lúa gì mà  vừa ngon vừa ngắn ngày nhất: chỉ non hai tháng là có ăn. Ông gia tôi không biết kiếm đâu ra giống lúa quý  như vậy? Trong thôn ông lanh lợi không thua ai. Ngày trước trong quân đội ông là một Thường Vụ tháo vát; hôm nay ‘cày sâu cuốc bẫm”  ông cũng dạn dày kinh nghiệm  thuộc lớp "lão nông tri điền" trong  cái việc ruộng nương khiến người con rễ như tôi thật lòng thán phục.


(hình nhạc phụ tôi đang gói bánh tét tết cuối trong đời 2017)



    Mâm cơm mới dọn xuống cái bàn chính, giữa nhà. Mẹ gia tôi tất bật bếp núc nên ậm ừ lấy lệ chứ trước sau gì bà cũng chối từ và chạy lui xuống bếp lo nấu nướng thêm.  Ngày xưa khi nào cũng vậy, đàn ông ưu tiên ngồi bàn giữa. Người con rễ như tôi hôm nay may mắn được ưu ái cho ngồi chung với ông gia cùng mấy chú. Cánh đàn ông chuyện trò tương đắc hơn nhất là khi khề khà thêm chút rượu. Rượu vào thì lời ra. Phải vậy chớ, nói ra cho vơi đi bao ngày cuốc cày, rìu rựa,  đã quá chai tay.

    Cái lệ cúng cơm mới  hàng năm  thật ra vào thời này ít ai còn giữ. Thế mà vào làm rể trong nhà tôi mới biết ba vợ tôi từ khi vác cái cuốc lên vai  vẫn còn duy trì cái lệ ấy. Đất ruộng hiếm hoi, một mùa về chẳng đặng là bao nhưng ông không đợi được mùa, lúa vô đầy ăm ắp mới bày chuyện cơm mới. Đối với người dù được mùa hay mất ông vẫn cúng một mâm cơm cho đủ lễ vừa tạ ơn đất đai vừa cùng gia đình liên hoan cho quên đi tháng ngày nặng nhọc. Chén tạc chén thù, ba tôi và mấy người khách gật gù khen loại gạo Xê Ka (?) nấu ra miếng cơm ‘thơm lạ, thơm lùng”...


LÚA NGẮN NGÀY 


  Thêm vài ba chung rượu, rồi từ chén cơm thơm từ nguồn gạo quý đó và cái ý cuối cùng trong câu chuyện cơm mới là chú nào  cũng xin ông gia tôi đổi cho một ít giống “Xê Ka” này mới thỏa lòng...

      -Chỉ nửa thúng thôi nghe! 

    Tiếng nhạc phụ tôi vừa nói vừa cười sang sảng.

Chú A cười khà khà:

      -Cái rẻo đất tốt của tui vô mùa đầu, có nửa thúng giống của eng thì tha hồ cắt đó nghe!

   Chú Mạnh và các chú khác như chú Bửu, chú Hai Than chỉ tủm tỉm cười, chỉ có ông gia tôi và chú A là cười nói thoải mái nhất. Không khí trong nhà thay đổi và vui nhộn hẳn lên chẳng khác chi ngày tết.

   Ông gia tôi không lạ gì cái rẻo đất cuối đám ruộng của Đội Sáu, sát lối ra biển. Ông cũng nhòm ngó nó lâu rồi. Nhìn tranh lên cao gần bằng người thì ông đoán chắc đất nó tốt ra sao? Nhưng con người ta chỉ hai bàn tay thôi, hơn nữa chẳng nên tham lam quá, mình sống thì phải để bà con xóm giềng sống với.  Ông gia tôi không bon chen giành giựt miếng rẻo đó làm gì, để thời gian cố công  san cho được cái hố bom cho ‘liên canh liên cư’ cái sào ruộng trong nhà. Chú A nhờ vậy, có được rẻo đất này. Không thiệt thòi gì, mình có cơm thì kẻ khác có miếng cháo, ông gia tôi thường bảo trong nhà vậy. Hơn nữa, bạn bè lối xóm chứ ai vô đó? Có điều hay là những miếng đất này không tính vào phần thuế trong Hợp Tác do công sức khai canh của người làm nông chính quyền chưa liệt vào dạng đất tính thuế; ít nhất là trong ba năm đầu…



minh họa: HỐ BOM GIỮA RUỘNG

   Lúa “Xê Ka” chỉ ròng năm mươi lăm ngày, con số mà ông gia tôi nói như “đinh đóng cột”. Ai mà chẳng tin? Lúa về tới nhà, cơm và vào miệng như buổi tiệc hôm nay trước mặt mọi người mà. Qua bữa Cơm Mới này, miệng thử giống gạo thơm chú A được đổi nửa thúng giống thì còn gì vui hơn. “Xê Ka”  quý thì quý đó, nhưng  nhưng tình bạn vẫn quý hơn, ba vợ tôi không nệ hà gì mồi người được ưu tiên đổi cho nửa thúng.  Mỗi người được đổi nửa thúng thôi - nhưng bốn người khách hôm nay, ba vợ tôi đã mất đi hai thúng giống rồi. Cái giống lúa này trồng và ăn để “lấy vị”  để thưởng thức. Nó không ra tiền bạc được do thu hoạch quá ít so với lúa Thần Nông thì có đất nhiều cũng chẳng ham. Đã quý thì phải hiếm, thứ gạo cất làm của cho nó “vui cửa vui nhà”.  Cả sào ruộng loại lúa đó, ông gia tôi chỉ cắt được  năm sáu thúng. Một sào đất ruộng mới “toanh” ở giữa là cái hố bom nó đã biến mất sau bao ngày cả một gia đình kiên trì chịu khó san lấp cho bằng được.


   Dù Thôn Cam Bình đất ruộng hiếm hoi nhưng ai nhìn cái hố bom ‘quỷ tha ma bắt’ kia, nước sâu đến nỗi cá tràu lội từng bầy, họ  đều ‘ngán’!  Công sức đâu lấy đất lấp cho đầy cái hố kia? Chẳng ai dám, thế mà ba vợ tôi làm được. Cái tính kiên trì chịu khó của ông, trong thôn ai cũng biết tiếng. Một năm trời, lúc có thời gian là ông đem hết người trong nhà ra lấp.  Người gánh kẻ khiêng; đất từ các gò mối hay lấy bớt bề mặt của miếng ruộng trong nhà. Hố bom  kia không thể sâu hơn nhưng đất gánh tới ngày này qua ngày đương nhiên càng lúc càng nhiều …thế là xong.          

   Sào đất mới, những nhánh lúa mới vàng óng nặng trỉu khiến ông gia và chàng rể tương lai tức là tôi, đứng ngắm say sưa không chán mắt. Ngọn gió biển thổi vào làm từng nhánh lúa nặng hột chen nhau lay động. Chúng như xì xào vui lây với chủ. Tôi thấy rõ cái phần lúa trên mặt cái hố bom trước kia tốt hơn so với xung quanh.  Những nhánh lúa nặng hạt hơn chĩu xuống sâu hơn đang đu đưa lúc lắc theo gió. Chỉ còn ít hôm thôi, những gánh lúa mới sẽ về sân nhà vợ tôi. Đụn rơm sẽ cao thêm và thơm mùi rơm mới.


cảnh chợ xế trưa Cam Bình,  vắng  ngắt. Chợ này nay đã xây mới gọi là Chợ Tân Phước

   Chén tạc chén thù... Có dịp đặc biệt như hôm nay trong nhà mới kiếm cho ra ba xị rượu gạo. Cái chai bia con cọp thời xưa còn đó nhưng chỉ để mua rượu. Chai bia này đong đúng ba xị lúc đó. Nó đem ra mua rượu chỉ để vào dịp tết nhất hay liên hoan vui vẻ như hôm đó mà thôi. Một thời, nếu ai còn cái tâm mà nhớ lại thì nấu rượu gạo là điều ‘quốc cấm’ là điều ‘tội lỗi’ ngoại trừ rượu mì là thứ dễ mua dễ làm.
                       
    Tình bạn của ông gia tôi đối với mấy người bạn lối xóm có thể gọi là “tri âm tri kỷ”.  Tôi vẫn nhớ, cứ sáng sớm  tinh mơ ông Hai Than đã gõ cửa nhà ba vợ tôi cùng nhau đối ẩm -uống trà. Trà gì cho cam, chỉ là loại nước hột chè nấu cho đậm thay trà đó thôi.  Chuyện xưa tích cũ đâu từ thời ngoài Quảng Trị, một thuở huy hoàng một thời làm việc và sau hết là nhớ thương bao kỷ niệm vơi đầy...

   Tiếng nói tiếng cười cùng nhau, khật khù, chan hòa, để ngày mai lại là những buổi vác cuốc ra đồng. Ruộng vườn đâu phải là ‘thẳng cánh cò bay’ nên những miếng ruộng hiếm hoi kia nó quý báu làm sao? Người nào cũng phải tém nhặt hay chắt chiu từng bờ mương con nước, thậm chí từng cọng cỏ cọng rơm. Bao sức lực dù muốn hay không ai nấy đều cùng cả gia đình bao tháng ngày miệt mài trên rẫy. Những thời gian một nắng hai sương nhưng hoa lợi chẳng là bao? Những sào đất rẫy, tiếng là rộng nhiều nhưng càng lúc càng bạc màu, chỉ còn trơ cát trắng. Mang tiếng là đất  rẫy nhưng  tranh còn chưa lên nỗi huống gì là bắp và mỳ? Bao nỗi lo toan, tuyệt vọng theo với thời gian với những vồng khoai luống bắp thiếu chất kia mà cùng nhau tạm quên với nhau trong ly rượu trắng hôm nay trong niềm vui cơm mới.

    Đó là giống lúa lạ nhưng nó tồn tại chỉ được một thời gian không bao lâu. Tiếc làm sao, do nó hoàn toàn mất giống khi lúa Thần Nông theo phong trào hợp tác đem về? Người ta cần năng suất, thiên hạ đang cần số nhiều cho no cái bụng hơn là 'thơm và ngon'? . Những cây lúa "Xê Ka" tuy quý thì quý đó, nhưng khó đương đầu nỗi với hàng hàng lớp lớp giống lúa Thần Nông tràn ngập bủa vây xung quanh. Thế ba vợ tôi dần dà mất giống lúa này! Ông không còn sức đâu giữ được cái giống lúa ngắn ngày ngon thơm, một thời gian vang tiếng trong vùng.  

    Người ta đồn rằng, trong nam, châu thổ Cửu Long một đồng bằng bao la bát ngát. Vào thời trước, nổi tiếng không biết bao nhiêu giống lúa ngon thơm? Nào gạo Nanh Chồn, Nàng Hương, Nàng Thơm ...tôi ngày đó có nghe tiếng. Giờ đây những giống lúa quý này cũng 'đội nón' ra đi theo lợi tức canh nông, kinh tế là trên hết. Ngẫm lại trên đời này, con người ta xấu còn tu thân còn tốt lại được. Nhưng của "trời cho" trong đó có những giống lúa quý báu đã lỡ mất giống đi thì xem như vĩnh viễn chẳng còn, không bao giờ với lại được. 

    Chuyện ngày xưa, khi ruộng và người làm nông còn gắn bó trong tình cảm chân thành giữa người và đất. Đất nuôi người và người yêu đất. Từng gánh lúa thơm  từng được người gánh về, vẫy nhịp về nhà nơi miền thôn cũ. Những gánh lúa ngày đó, kỷ niệm một vùng quê một thời gian khó nay đã theo nhạc phụ tôi trôi xa về miền dĩ vãng. Lúa “Xê Ka”, cái tên tôi chỉ nghe chứ chưa hề thấy chữ,  một giống lúa ngắn ngày gắn bó với hình bóng của những người thân thiết, làm tôi cứ mãi nhớ suốt đời./.

Đinh Hoa Lư  12/6/2020 (21/4 Canh Tý)

San Jose USA

EDITION  6/4/2021
 last 18/12/2023


hình phụ:
Nồi bánh tét đón tết 2017 tại Cam Bình còn gặp Nhạc Phụ tôi 










Monday, October 10, 2022

TÂM SỰ NGƯỜI DI DÂN TRONG CUỘC VIỄN HÀNH TÌM VỀ CALIFORNIA

 

 



                            ***


Đoàn xe của người dân phiêu bạt từ bên mép đường bò lên mặt xa lộ lớn xuyên bang để tiếp tục cuộc di dân về miền Tây. Ban ngày họ hối hả vội vàng chẳng khác gì đàn bọ bay về  hướng đó. Khi bóng tối bao trùm họ tụm lại với nhau lại cũng giống một đàn bọ đang tập trung về ổ hay tập trung tìm nguồn nước. Lý do là họ quá cô đơn và rối loạn, do phải ra đi cùng với nỗi buồn, lo, thua cuộc;  họ ra đi  từ sức hấp dẫn của những huy hoàng nơi họ sắp tới. Từ đó họ vội vàng truyền miệng, sẻ chia nhau những gì trong đời sống, cho nhau từng miếng ăn để hi vọng tới cho được một miền đất mới xa xăm.

Một gia đình vừa dựng lều tạm nghỉ gần một con suối lại có ngay một gia đình tới cắm trại gần đó ngõ hầu hợp tác, rồi sẽ có thêm một gia đình thứ ba nữa do hai gia đình kia đã tiên phong dựng trước nơi này do họ biết nơi dựng lều này rất tốt. Cho đến khi mặt trời xế bóng, nơi này có tới hai chục gia đình cùng xe cộ tập trung lại rồi.

Chuyện lạ sẽ xảy ra vào chiều đó: hai mươi gia đình là một nhà, tất cả con trẻ đều trở thành con cái một nhà. Sự mất mát nơi ăn chốn ở nay là sự mất mát chung nhau, và cái giấc mơ “hoàng kim” của một miền tây trước mắt đang trở thành giấc mơ chung.

 Nếu một em bé trong đoàn bị bệnh sẽ gieo nỗi tuyệt vọng chung tới mọi con tim của cả hai chục gia đình đó, cả trăm con người. Nếu có đứa trẻ  sơ sinh nào đó chào đời dưới mái lều đó, cả trăm con người cùng lúc im lặng, nín thở, lo âu suốt đêm. Một niềm vui mừng hớn hở sẽ bùng phát cùng chung lúc trời vừa sáng. Gia đình vừa qua một đêm trong nỗi lo âu sợ hãi đó sẽ tìm lại những đền bù từ cháu bé mới ra đời. Tối đến, họ sẽ cùng nhau ngồi bên đống lửa. Hai mươi gia đình là một. Họ kết đoàn thành một khối qua từng buổi chiều và từng đêm như thế. Cái đàn ghi ta bó kỹ trong tấm mền, được lấy ra; được đàn, được hát- những bài hát quen thuộc mà mọi người từng hát nhiều đêm. Đàn ông hát lời, còn đàn bà thì ngâm nga ậm ừ theo điệu nhạc.

Mỗi một đêm về người ta tạo thêm một thế giới khác với đồ đạc, bạn, thù đủ chuyện; một thế giới tạo lập thêm từ những đứa khoác lác, những tên hèn nhát, hay mấy người kẻ im lìm khiêm tốn, cùng mấy người hảo tâm tốt bụng. Mối liên hệ từng đêm như vậy lại tạo thêm một thế giới lạ lùng cho đến khi sáng dậy cái thế giới đó lại bị lại tan hoang đi chẳng khác gì đám xiệc.

Lúc đầu cái thế giới của mọi gia đình đó  ai ai ban đầu  rụt rè, chậm chạp trong xây và dẹp lán trại, dần dà họ quen dần đi và công việc này trở thành chuyên nghiệp. Họ tạo nên kẻ cầm đầu và nảy sinh ra và luật lệ, rồi lại sinh thêm quy tắc. Cái thế giới đó càng di chuyển về hướng tây càng tinh vi cùng hoàn thiện hơn do người xây ra nó càng lúc càng kinh qua trong quá trình kiến tạo từng ngày.

Mọi thứ quyền đều được mọi nhà công nhận- quyền tư riêng trong lều; quyền giữ những gì  đen tối của quá khứ họ trong lòng; quyền được nói và quyền được nghe; quyền từ chối hay chấp nhận giúp đỡ, cũng như quyền ngỏ ý hay từ chối giúp đỡ; quyền tán tỉnh của con trai hay quyền được tán của con gái; quyền được ăn lúc đói  hay quyền của thai phụ cũng như kẻ ốm đau được ưu tiên vượt lên mọi quyền khác. Mọi gia đình này tuy không ai nói cho nhưng đều học được rằng, có nhiều thứ quyền quái dị phải bị dẹp bỏ: đó là quyền ồn ào khi toàn các lều đã ngủ, quyền dụ dỗ người ta để hãm hiếp, quyền ngoại tình hay ăn trộm cùng sát nhân. Tất cả thứ quyền quái dị đó phải bị nghiền nát do cái thế giới nhỏ bé đó không thể nào tồn tại qua một đêm thôi giá như cho các quyền như thế vẫn hiện hữu.



Rồi khi những thế giới như vậy dịch chuyển về hướng tây, dầu không ai nói với những gia đình đó,  những điều lệ đó sẽ hóa thành luật pháp.   Sẽ trái Pháp luật nếu  ngu dại bén mãng gần các trại đó; cũng trái pháp luật nếu lỡ dại bén mãng vào nước uống dù bất cứ với lý do gì; cũng trái pháp luật nếu ta ăn đồ ăn ngon bổ gần kẻ đói khát trừ phi người ta xin bạn.

Pháp luật đó còn đi kèm với trừng phạt—và chỉ có hai loại trừng phạt—một loại trừng phạt nhanh và một loại trừng phạt bằng đoạn đường phải chiến đấu gian khổ đến chết người hay có thể hiểu đó là lưu đày; mà lưu đày là sự trừng phạt ghê gớm nhất. Lúc này, nếu ai đó đã phạm luật thì xem như tên tuổi và khuôn mặt của họ sẽ theo họ suốt đời. Kẻ này sẽ không còn một chỗ dung thân trong bất cứ nơi nào, dù họ có xây dựng được gì bất cứ nơi đâu.

Trong thế giới này, khi người ta quan niệm hạnh kiểm xã hội là những gì cố định và cứng nhắc, đó là lúc họ bắt con người phải nói “Chào buổi sáng” lúc cần thiết để khi ở lại gã ta sẽ có được đàn bà sẵn lòng với gã rồi nếu làm cha cùng bảo vệ những đứa con của nàng. Nhưng người đàn ông không thể mỗi đêm mỗi bà, nếu làm thế tất nhiên sẽ phá hoại thế giới này.

Nhiều gia đình di cư về hướng tây, kỹ thuật kiến dựng thế giới này tiến bộ từng ngày để họ được an toàn trong thế giới của họ; thứ hình thức này phải cố định cho từng gia đình hành xử luật lệ từ đó biết được họ sẽ sống yên nhờ vào luật lệ này.

Từng bước tiến bộ hơn thêm khi họ có chính phủ cho thế giới đó, có lãnh đạo gồm những lão niên. Người thông minh khám phá ra rằng từng trại đang cần thứ thông minh của gã; một đứa ngu không bao giờ thay đổi được gì trong thế giới này do từ cái ngu của hắn. Những đêm dài như thế sẽ phát triển thêm một dạng bảo hiểm. Người có thức ăn sẽ nuôi một người đói, làm như thế gã sẽ bảo đảm chống lạ sự đói khát. Có hài nhi nào qua đời sẽ có một xâu đồng tiền bạc đặt tại cánh cửa, do trẻ sơ sinh đáng được chôn cất tử tế, lý do cuộc đời em bé chưa có mảy may gì cả. Người già thì có thể chôn cất ở nơi dành cho kẻ bần cùng, xa lạ chứ không bao giờ dành cho trẻ sơ sinh được.

Vật chất kiến tạo nên thế giới đó có nước và bờ sông, có dòng suối cả, có con khe con thậm chí có cả vòi nước không có người canh giữ. Còn có những khoảnh đất bằng phẳng cần để dựng lều, một ít củi để làm nên bếp lửa. Có một nơi đổ rác không xa quá, nơi đó lại cần có một ít dụng cụ--vài mặt lò cùng lá chắn lửa, vài cái lon vừa để nấu cũng như dùng để ăn. Cái thế giới đó xây xong trong buổi chiều. Khi người ta từ xa lộ đổ lại, lều trại dựng lên từ con tim và khối óc.

Sáng đến lều trại đều hạ xuống, các tấm bạt dày đều cuốn lại, cọc lều cột chặt từng bó cột theo thành xe, giường ngủ đặt lại trong xe,  nồi song đặt lại đúng nơi. Những gia đình đó tiếp tục đi về hướng tây. Kỹ thuật xây dựng vừa chiều hôm trước, nay tiếp tục tháo ra khi ánh bình minh vừa hé; tất cả phải chính xác không xê dịch, để cho các mái lều cuốn lại vào đúng một nơi, song chảo đếm xong bỏ vào thùng. Rồi khi đám xe bò về hướng tây, mỗi thành viên của gia đình càng lớn thêm trong vai vế và nhiệm vụ thích hợp của mình;  để mỗi thành viên, dù già hoặc trẻ, có được một chỗ trong xe; rồi những buổi chiều nóng bức mệt mỏi khi đoàn xe vào được vị trí dựng trại rồi ai nấy đều biết bổn phận mà làm chẳng cần ai chỉ bảo. Trẻ con đi lượm củi, xách nước; đàn ông dựng lều và đặt giường; đàn bà lo nấu món tối và chăm coi khi gia đình đang ăn. Tất cả đều làm việc mình chẳng ai chỉ huy.

Những gia đình, có nghĩa là từng đơn vị có một thứ ranh giới của một mái nhà vào ban đêm, một nông trại vào ban ngày, sẽ thay đổi ranh giới kia. Dưới ánh nắng nóng bức kéo dài, họ phải im lặng chịu đựng trong xe khi di chuyển chậm chạp về hướng tây; rồi đêm về họ sẽ kết hợp với bất cứ nhóm nào họ thấy.

Điều đó đã thay đổi đời sống xã hội của họ---thay đổi toàn bộ thứ vũ trụ trong đó chỉ có đàn ông có thể thay đổi. Họ không còn là nông dân mà là di dân. Từ đó tư tưởng, kế hoạch, những cái nhìn chằm chặp trong câm nín từng thấy trong cánh đồng nay đã vượt ra ngoài xa lộ những khoảng xa diệu vợi để đi về miền Tây. Con người đó trí óc từng bị ràng buộc với chuyện của từng mẫu đất nay phải sống với từng dặm đường bê tông chật hẹp. Cùng từ đó những ý nghĩ cùng lo toan không còn là chuyện mưa, gió, bụi hay được mất của thu hoạch nữa. Mắt họ giờ chú ý vào bánh xe hơi, tai lắng nghe thật kỹ tiếng động của máy xe, trí óc phải tính toán với chuyện dầu, xăng, lớp lốp ngăn giữa không khí trong bánh xe và mặt đường ra sao?

Rồi tấm bi kịch từ hộp số xe ập đến. Thức ăn trên lửa cả buổi chiều không có nước. Phải cần có sức để tiếp tục cuộc đi, rất cần tinh thần để tiếp nối cuộc hành trình. Ý muốn về hướng tây đang thôi thúc họ vượt bao nỗi sợ nắng hạn thiêu mình hay lũ quét dọc đường, tất cả đều không thể níu chân họ đang cố sức lê lết về hướng tây.

Từng lần cắm trại đều y thế--rồi cứ một lần như thế cuộc hành trình sẽ dần thu ngắn lại.

Có nhiều gia đình đã vượt qua hoảng loạn dọc đường, lái xe đêm, ngày. Họ dừng và ngủ trong xe, cùng nhắm về hướng Tây; từng khoảnh khắc như muốn bay cho nhanh trên đường. Lòng ước ao và ham muốn vĩ đại đó đã hằn sâu lên nhiều khuôn mặt dẫn đưa họ lái về hướng tây, ép cho được cụm máy đang kêu than rệu rã trên đường làm theo ý muốn của mình...

Rồi mặt trời lặn, những gia đình đó lại tiếp tục có một đời sống mới về đêm—đó là thời gian tìm chỗ dừng chân tạm nghỉ.

Vài mái lều đã dựng trước. Thấy một số lều dựng lên, chiếc xe vội  tạt qua mé lộ. Người ta ân cần lịch sự tiếp đón nhau. Người đàn ông, chủ gia đình ló đầu ra cửa xe:

-       -Chúng tôi có thể dừng tạm nghỉ ở đây chăng ông bạn?

-       -Sao không? Chắc chắn là được thôi, rất hân hạnh. Các bạn từ Tiểu Bang nào vậy?

-       Từ Arkansas đi một mạch tới đây đó bạn à.

-       Đằng kia kìa, cái lều thứ tư đó, họ từ Arkansas đó bạn.

-       Thật vậy sao?

Rồi một câu hỏi cần thiết khác:

-Còn nước có không?

-Ồ, tuy uống không ngon lắm nhưng khá nhiều đó bạn.

-Tốt quá, cám ơn ông bạn nhé.

- Không dám, đừng nói chuyện cám ơn làm chi.

Người ta ân cần tử tế với nhau như thế. Chiếc xe chồm trên mặt đất hướng về phía cái lều cuối, dừng lại. Một số người mệt mỏi trèo ra khỏi xe, những tấm thân cứng đơ đau nhừ. Rồi thêm một tấm lều mới căng lên; mấy đứa trẻ vội tìm nước, mấy đứa anh thì lo vơ củi. Ngọn lửa nhóm lên, món ăn tối được bỏ vào nước nấu hay chiên. Vài người tới trước mon men lại làm quen, họ hỏi nhau từ tiểu bang nào? Vài người bạn hay bà con nhận ra nhau.

-Oklahoma hả? Quận nào?

-Cherokee.

-Sao, tôi có bà con ở đó. Bạn biết gia đình Allens không? Gia đình Allens ở Cherokee. Bạn biết gia đình Willises không?

-Sao không? Biết chớ.


Cứ thế một đơn vị mới hình thành. Hoàng hôn buông xuống, nhưng gia đình mới tới đã dựng xong lều trước khi màn đêm thực sự bao trùm. Có một ý nghĩa mới hơn đang đến với mọi gia đình lúc này-  họ biết mọi nhà đều là NGƯỜI DÂN LƯƠNG HẢO.


                                    ***




Cả đời ta biết rõ gia đình Allens. Simon Allen và cha của Simon gặp rắc rối với người vợ trước. Bà ta là gốc dân Cherokee. Bà khoan thai rỉ rả chẳng khác gì… con ngựa con đen.

 Simon con, cậu ta lấy con gái nhà Rudolph, phải chăng? Đó là điều ta nghĩ. Họ về sống ở quận Enid và làm ăn tốt—thật sự tốt. Chỉ có gia đình Allen là thành công chưa ai từng có, gia đình này từng có nhà chứa xe.

Trẻ em đi kiếm củi và xách nước, chúng e ngại bước rón rén, cẩn thận len qua mấy mái lều. Mấy em gắng làm quen với cử chỉ chào nhau khá phức tạp. Có cậu bé dừng lại cạnh một cậu  bé khác sau khi chăm chú nhìn một viên đá xong lượm lên săm soi kỹ lưỡng. Cậu ta nhổ nước bọt chùi kỹ viên đá, xong  nhìn thật kỹ lần nữa mới đưa qua đứa bạn cùng xem...

-Bạn được gì thế?

-Chẳng gì cả tình cờ được viên đá này thôi.

-Ô, thế sao, bạn nhìn chăm chú như có gì trong đó vậy hả?

-Mình nghĩ có vàng trong đá này.

-Sao bạn biết? Vàng sao chẳng giống vàng? chỉ một màu đen của viên đá thường thôi?

-Chắc thế, ai cũng biết vậy mà.

-Mình dám cá ai nói vàng là người ngu, bạn cũng nghi nó có vàng hả?

-Không phải vậy đâu.  Ba mình tìm ra chán khối vàng, ông dạy mình cách thức nhìn viên đá như thế nào mà.

-Bạn gắng làm sao nhặt cho ra một viên đá có vàng thật lớn xem nào?

-Nói sao? Mình làm sao nhặt cho ra cục vàng “chó đẻ” lớn như bạn nói được?! nhỏ như viên kẹo chắc bạn cũng chưa bao giờ gặp, huống gì?

-Mình chẳng muốn thề thốt làm gì, nhưng dù sao mình phải thề rằng chưa bao giờ có được như bạn nói cả.

-Mình cũng thế, thôi tới suối kiếm nước đi!

***  

  Mấy thiếu nữ lại tìm nhau, thẹn thùng nói về mấy  lời bàn tán sắc đẹp của các nàng. Mấy nàng còn thổ lộ ước muốn thầm kín trong lòng cho ngày mai nữa. Nhóm đàn bà phải lo nấu nướng, bận rộn trên bếp lửa. Họ phải hối hả nấu cho xong món ăn nào đó phục vụ cho mấy cái bụng xép lẹp của gia đình— Món thịt heo dành cho nhà nào có khá tiền, đã là thịt heo thì phải đi kèm với khoai tây và hành. Món bánh bít- quy làm từ lò nướng Hòa Lan, bánh bột bắp, dùng kèm với nhiều nước sốt rải trên mặt. Thị sườn, thịt băm dùng xong còn có một lon nước trà đen đậm, chát. Nhà nào đồng tiền hạn hẹp, chỉ có bánh bột chiên. Bánh bột chiên giòn cùng một chút nước gì đó màu nâu chan lên trên là xong.


Những gia đình giàu có, có thể họ khá dại dột dùng tiền lúc này để ăn mấy thứ hạng sang, các thứ đậu, đào đóng hộp, mỳ hay bánh ngọt đóng gói. Nhưng họ biết, họ phải ăn kín đáo trong lều thôi, do ăn công khai những thức ngon như thế thật không đẹp chút nào. Bởi sao? Ngay cả lũ trẻ con khi miệng nó ăn bánh nướng nhưng mũi chúng ngửi được món đậu hầm đâu đó bốc lên chúng sẽ buồn tủi vô cùng.

Buổi ăn tối đã xong, chén dĩa rửa rồi thì bóng tối vừa bao trùm tất cả. Lúc này nhóm đàn ông lại ngồi chồm hổm bên ngoài trò chuyện. Họ nhắc lại chuyện đất đai vừa bỏ lại đằng sau.

-Ta chẳng biết những gì sắp đến?

Đó là điều họ thường nói đến. Đất nước này bị chiếm đoạt hết rồi.

Đất nước đó dù có lại dù chúng ta không còn trở về chốn cũ.

Họ lại nói- có thể chúng ta đã phạm tội nào đó mà chúng ta chẳng hề hay biết.

Bạn bè nói với ta, nhóm cầm đầu trong đoàn vừa lập này cho rằng họ chẳng làm gì chúng ta cả do đây là thứ chính phủ thân hữu. Gã còn nói, nếu bạn vượt qua ranh giới nào đó lúc này chính phủ này chẳng nuốt chửng một ai. Chẳng cần thử thách thứ chính phủ này làm gì. Bữa tối vừa rồi cũng chẳng vượt qua ranh giới nào. Dù có ai cố đào bới không ngơi một cái rãnh thật sâu rồi chạy lanh quanh tất cả đều có đấng Jesus Christ chứng minh trong lòng.

Họ trìu mến kể lại chuyện nhà cửa: căn nhà thân thương dưới chân cái cối xay gió. Nhờ ơn một nơi đã từng cho họ sữa làm kem còn cả dưa hấu ngọt ngào. Nửa trưa nóng bức bạn mong một nơi nghỉ ngơi mát mẻ ư, thì hãy vào nhà xong cắt ra một trái dưa hấu, nước chảy ròng ròng, ôi mát mẻ làm sao.

Họ còn kể cho nhau về nhiều chuyện buồn đời họ: Có người em tên là Charley, tóc vàng quăn như râu bắp, nó đã trưởng thành, chơi đàn acordion rất hay. Có một ngày kia thật bi thảm đến với nó, khi đi san luống cày. Ôi, có tiếng vo vo của rắn rung chuông, đàn ngựa bỏ chạy rồi cái bừa đã cày lên Charley. Lạy Chúa Toàn năng,  những mũi cày, lại bừa lên bụng ruột, và kéo phăng khuôn mặt cậu ta!

Họ bàn về tương lai: băn khoăn lo lắng hình ảnh nơi đến ra sao?

Ồ, công việc hái trái cây quá tốt. Ta thấy họ đang cần và khấm khá lắm, vườn hồ đào và dâu lại quá gần nhau- gần như "đít đến gáy" chú lừa vậy. Lại có chóp núi tuyết phủ trắng xóa xa xa. Một phong cảnh trông đẹp làm sao.

Nếu chúng ta có ngay công việc ở đó thì quả là tốt đẹp. Mùa Đông không còn lo chuyện lạnh, con nít đi học không còn chết cóng người. Đám trẻ nào không đi tới trường được, ta có thể dạy do ta biết chữ nhưng bạn làm thế thì chẳng hay chút nào.


                                  *** 




Trước lều có một gã đem ra cây đàn ghi-ta. Gã ngồi trên cái thùng rồi dạo đàn, mọi người từ các lều nghe đàn từ từ lần tới gần gã. Phần nhiều đàn ông đều biết chơi ghi-ta, nhưng người này xem chừng là dân gảy đàn điệu nghệ hơn. Thế đó, bạn có thể gã dạo những hợp âm sâu sắc, có lúc từng giai điệu y những bước chân nhỏ bé lướt trên từng sợi dây đàn. Cũng có lúc mấy ngón tay thô cứng kia lại biết diễu hành trên mọi phím đàn. Tiếng đàn càng hấp dẫn mọi người tiến gần với gã cho đến khi cái vòng người kia chật cứng, rồi gã hát:

-Mười xu bông và bốn mươi xu thịt …

Rồi cái vòng người kia nho nhỏ hát theo gã.

-Hỡi các em gái, sao các em nỡ cắt tóc đi?

Rồi cả vòng người kia tiếp tục hát theo. Tiếng gã như than như khóc, “Ta đang rời xa Miền Texas Xa Xưa” bài hát nổi tiếng đó ngày xưa hát bằng tiếng thổ dân Da Đỏ, từng hát trước khi người Tây Ban Nha đến đó.

Giờ thì mọi người kết hợp với nhau thành một thứ, một đơn vị. Rồi trong bóng tối các đôi mắt đều trầm mặc, hướng nội. Tâm trí họ để dành chuyện vui chơi vào dịp khác cốt làm sao để các nỗi buồn cùng được ngơi nghỉ, ngủ yên. Gã đàn ghi-ta lại hát bài “ Những Màu Xanh của Nhà Tù McAlester” và một bài khác dành cho người già, bài “Jesus Gọi Ta Về Phía Người”.

Trẻ con thiu thỉu ngủ gật theo tiếng nhạc, chúng bèn mò vào trong lều. Ngoài kia tiếng hát đang đưa đám người dần dà vào giấc mơ êm đềm. Chợt gã buông đàn đứng dậy, ngáp dài:

-Thôi Chào các bạn, chúc ngủ ngon nhé!

Mọi người thì thầm:

-Chúc ông bạn ngủ ngon!

Ai cũng mong gã lo cầm cây đàn cất đi, cây đàn  lúc này chẳng khác gì của quý. Mọi người tìm giấc ngủ, khu lều chìm trong yên lặng. Có tiếng cú kêu đêm, xa xa tiếng sói hoang tru lên từng hồi, vài con chồn hôi đang mò tìm thức ăn rơi rớt trong bóng tối—thứ chồn hôi đuôi bông, chúng đã tinh lại còn tự phụ chẳng sợ thứ gì trong đêm đen cả.

Đêm dài qua đi, ánh bình minh từ từ hé dạng, đàn bà lo bước ra lều, nhóm lửa, lo đun cà phê. Đám đàn  ông tiếp tục lòn ra sau, thầm thì nói chuyện với nhau khi ánh sáng ban mai ló dần:

-Khi các bạn vượt  Sông Colorado, người ta nói chúng ta sẽ qua sa mạc. Rất mong chúng ta gặp lại nhau và không ai bị mắc kẹt tại đó. Các bạn nhớ mang nhiều nước phòng lỡ khi kẹt giữa sa mạc nhé.


-Ta chắc phải lái  xe xuyên đêm.


-Ta cũng thế: nó là cuộc sống của chúng ta mong Jesus giúp bạn.


Mọi nhà ăn nhanh, rửa sạch dĩa chén. Lều trại đều dẹp xuống. Họ hối hả lên đường. Cho đến khi mặt trời vừa ló dạng, bãi đất dựng trại nay chỉ còn bãi trống không, chỉ còn một ít rác rưởi do đám người bỏ lại.

Dọc theo xa lộ, đoàn xe của di dân giống một đám bọ đang bò theo con đường bê tông chật hẹp, tất cả cùng nhau tiến về phía trước./.


John E. Steinbeck 1939 


DỊCH THUẬT ĐHL 


Sunday, October 9, 2022

HẢO TÂM CỦA NỮ TỶ PHÚ ĐÔ LA HÃNG "BIKINI AIRLINES" THẬT HAY GIẢ

các hãng hàng không đều có đồng phục riêng cho tiếp viên. Chỉ đợi cho đến thời của một nữ doanh nhân VN có tên là Nguyễn thị Phương Thảo mới có một loại 'đồng phục gợi dục' điển hình có một không hai trên thế giới mà thôi. Và cũng từ lý do độc đáo này VN mới có nữ tỷ phú đô la đầu tiên là bà Phương Thảo. Sự độc đáo và có thể lập dị càng nổi bật hơn thêm khi nữ tỷ phú này hứa tặng cho một đại học Anh Quốc thuộc nhánh Oxford có tên là Linarcre College 155,000 Bảng Anh với điều kiện là tên của college này đổi thành THẢO COLLEGE.  


MỘT CHÚT LICH SỬ CỦA ĐẠI HỌC HARVARD  

Tượng đồng John Harvard nằm tại sân Harvard Yard/ Cambridge MA

Trước thời gian LẬP QUỐC Hoa Kỳ tại vùng New England tức vào năm 1636 có khoảng 17 ngàn người dân Anh Giáo (puritans) di cư từ Anh sang vùng này. Theo bầu cử của nhà cầm quyền thuộc địa Massachussettes, tại đây họ muốn đào tạo một số giáo sĩ tại vùng đất mới nên trường tiên khởi của Harvard được thành lập. Cho đến năm 1639 trường mới đổi tên là Đại Học Harvard theo tên của một Giáo Sĩ  tên là John Harvard một cựu sinh viên của Đại Học Cambridge và là người đã di chúc lại cho ngôi trường này 779 bảng Anh và một thư viện khoảng 400 cuốn sách...


MỘT CHÚT LỊCH SỬ ĐẠI HỌC STANFORD

Gia Đình ông bà thống đốc California, Leland Stanford chỉ có một con trai duy nhất Leland Stanford, Jr. Người con này qua đời sớm vào nam 184 do chứng  thương hàn

Vợ chồng Ông trùm đường sắt và cũng là cựu thống đốc California có tên là Leland Stanford  cùng vợ là Janse Lathrop Stanford có người con trai độc nhất tên là Leland Stanford, Jr qua đời do chứng thương hàn vào năm 1884. Quá đau khổ, họ quyết định biến khu trang trại có diện tích hơn 8100 mẫu anh tại Palo Alto vùng Bắc California trở thành một trường đại học lấy tên con ông vừa giúp ích cho dân vừa là một đài tưởng niệm truyền đời để  sau này người dân Mỹ còn nhớ đến con ông. Đại học Stanford khai giảng vào ngày đầu tiên là 1/10/1891 với cái tên hợp pháp là Leland Stanford Junior cho đến bây giờ. ..


Lịch sử thành lập hai trường đại học nổi tiếng Harvard và Stanford nó gắn liền với những kẻ hảo tâm sống và xây dựng cùng là con dân Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng có một điều chẳng có một người nước ngoài nào lại đi vào nước Mỹ để xây dựng trường ốc cho người Mỹ ngoại trừ chính người Mỹ. Đây chính là hảo tâm thật cùng lòng yêu nước thật tình không chút phù phiếm giả nhân giả nghĩa nào cả. Ít nhất họ cũng là người Mỹ có lịch sử và tương lai con cháu họ sau này là Hoa Kỳ.


Chúng ta có thể tin đây là HẢO TÂM  THẬT


*


CHUYỆN KHÁC THƯỜNG TRONG LÚC NÀY TẠI VIỆT NAM TA, MỘT NƯỚC NGHÈO NHƯNG ĐI XÂY DỰNG ĐẠI HỌC CHO NƯỚC GIÀU CÓ HƠN TA GẤP CẢ NGÀN LẦN?


Linacre College được thành lập vào năm 1962 và được đặt theo tên của học giả và vật lý gia nổi tiếng của thế kỷ 16 - Thomas Linacre (theo viethome.com.uk)

CHUYỆN NÀY ĐẾN TỪ LÒNG HẢO TÂM CHĂNG?


Giáo Sư Nick Brown, đại diện Linacre College và bà Nguyễn Thị Phương Thảo trao biên bản ghi nhớ nhân sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Scotland tháng 11/2021. (theo viethome.com.uk)
---------------- 

NHƯNG CHO ĐẾN HÔM NAY 10/10 /2022 TIỀN VẪN CHƯA CÓ MẶC DÙ THẨM ĐỊNH XONG???

ghi chú riêng về LÒNG TỰ TRỌNG 

BÀI HỌC NHỚ ĐỜI CHO ĐẠI HỌC OXFORD
KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN LÀ CHÌA TAY RA NHẬN?
Anh Quốc là một cường quốc lâu đời, một đất nước có nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới.
Tiền thì cần ai cũng ham nhưng lòng tự trọng cũng cần. Có đôi lúc có kẻ biếu tặng ta cũng ko nên nhận mà khéo léo từ chối
Bức hình trên đây là một bài học rất 'đau và rát' cho các nhà trí thức khoa bảng xứ Ăng Lê
155 triệu bảng ANH lớn quá và hấp lực của nó khiến họ cúi đầu chấp thuận mọi điều kiện kể cả xóa đi tên của một Học Giả một Khoa hoc gia nổi tiếng của nước Anh để 'trịnh trọng' treo lên một cái tên lạ hoắc...
Giờ biên nhận ghi nhớ đã ký rồi nhưng chờ 'dài cổ' chưa thấy đồng xu nào ?...
Trước 'bá quan văn võ cùng tai to mặt lớn' đã 'tề tựu' đông đủ, thiên hạ đều thấy nhưng TIỀN ĐANG NẰM NƠI NÀO?

Nghe rằng ông chủ College đó đã mấy lần mua vé máy bay đi đi về về VN hối thúc bà Tỷ Phú Đô La nói trên?

Theo tờ Người Việt tại Nam California xem chừng bà chủ hãng "bikini Airlines" này hiện đang muốn XÙ 186 triệu USD NHƯ ĐÃ HỨA trên?


ÂU CŨNG LÀ BÀI HỌC VỀ LÒNG TỰ TRỌNG

--------------- 

***

Đồng ý bà tỷ phú Nguyễn thị Phương Thảo giàu có thật. Bà Thảo còn có nhiều lý do như bà nói là bà thích các "ưu điểm nổi trội" của một nhánh của đại học Oxford này mà đem một số tiền lớn như thế nhất là đối với một quốc gia nghèo như VN để hiến tặng cho Anh quốc.

Theo bà Thảo “ đại học Oxford là cái nôi của tri thức, góp tiền cho trường là cơ hội tốt nhất mang giá trị đóng góp của mình đi nhanh hơn, gần hơn cho cộng đồng nhân loại, trong đó có người dân Việt Nam. Bà cũng cho rằng đó là sự may mắn khi được đóng góp một phần trong lịch sử phát triển của trường đại học nổi tiếng thế giới…


Bà cho rằng sự đóng góp như thế của bà là thiết thực có tác dụng đến cả “cộng đồng nhân loại và trong đó có người dân Việt Nam…” như thế sự đạo đức của bà quá bao trùm và quá lớn. Cho đến lúc nào sự hảo tâm này mới tác động đến đám dân nghèo Việt Nam.


Chuyện này có thể quá bao la và viễn tưởng thiếu thực tế chẳng? nghe qua khác gì chuyện ta  "rừng hết củi" vậy?


Chắc hẳn bà tỷ phú này cũng hiểu rằng bình quân GDP đầu người VN ta đang phấn đấu đạt cho được 3,900 USD. Trong lúc này bình quân GDP đầu người của Anh Quốc là 42,230 USD.


Bà tỷ phú VN đi giúp một nước có lợi tức đầu người gấp VN hơn 11 lần?


Có thể người dân Anh Quốc họ nhận tiền (nhưng chưa đến tay) nhận xong rồi họ lại cười thầm trong bụng.

Có thể họ cho tầng lớp  TRƯỞNG GIẢ  VN đang HỌC LÀM SANG  tại nước Anh rồi chăng.


Trường Linarce College tại Anh đang đợi số tiền ứng trước 50,000 bảng Anh với hạn kỳ 30/6/22 vừa qua nhưng đến này cái tên và cái bảng trường cũ chưa dám gỡ xuống do tiền chưa đến?


Có thể trục trặc vì lý do nào đó? Biên nhận và Ghi Nhớ có "ông to bà lớn" nước Anh "hồ hởi phấn khởi" đứng chụp chung với bà Tỷ Phú của hãng máy bay "Bikini Airline" kia mà?

 Nhưng cái trục trặc lớn nhất cho một trường đại học danh tiếng của Cường Quốc tây phương thấy tiền là “tối mắt” lại? Rõ ràng có hơi đồng là họ chìa tay ra thôi?

*

Trong tâm lý học, thứ tâm lý Vĩ Cuồng cũng có khi đi từ tâm lý TỰ TI MÀ RA. Người có mặc cảm tự ti thường hay muốn làm "việc lớn hơn hẳn thiên hạ"


Có một tầng lớp mới giàu, có cơ hội họ luôn làm những chuyện lạ đời, thế gian còn gọi là ‘CHƠI TRỘI’ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH MÌNH. Nhìn kỹ lại hành động "chơi nổi chơi trội" đó đều đi từ tâm lý "muốn ngoi lên"  mà ra.   


Giàu như ông Chủ FB là Mark lúc nào cũng cái áo thun giản dị, như ông chủ hãng Apple như Steve Jobs lúc nào cũng cái áo thun và cái quần Jean đơn điệu...


VN dù có giúp cho Oxford xây thêm hai, ba college chăng nữa thế giới cũng không khen VN giàu có, cường thịnh. Nói cách khác,  một bà chủ, ông chủ VN nào đó giàu có nhưng so trên lợi tức bình quân đầu người dân còn quá thấp; nhưng họ làm hành động trên thì người ta chỉ biết lắc đầu, không ai khen được?


Dĩ nhiên thiên hạ sẽ thắc mắc: "nước quý vị nghèo dân còn đói sao đi cho thằng giàu, dân  quý vị chưa thương, đi thương dân nước khác làm sao tin được?"


Quả vậy, với lợi tức đầu người chưa tới 4000 USD nước VN còn quá nghèo và cần những lòng hảo tâm thật sự từ những con dân trong nước họ. Trong lúc các nước giàu có nhất nhì thế giới chưa có tỷ phú nào đi xây dựng trường cho ngoại quốc ngoại trừ họ giúp đỡ cho trường học cho chính nước họ thì chỉ có một nữ tỷ phú VN lại đi xây trường đại học cho một quốc gia giàu có gấp ngàn lần nước mình?


LÒNG HẢO TÂM THẬT-GIẢ NẰM Ở ĐIỂM NÀY




Nói là điểm trường nhưng thực chất chỉ có một lớp học nhỏ được xây dựng từ nguồn kinh phí của một tổ chức từ thiện của Hoa Kỳ hỗ trợ năm 2001. 

Ông Lê Mạnh – Trưởng thôn 2 Thuận Quang cho biết: “Thôn có  26 hộ với 145 nhân khẩu nhưng mất 70% là hộ nghèo và cận nghèo. Cuộc sống ở đây khó khăn lắm, người dân chủ yếu làm nghề chài lưới sống qua ngày, nhưng công việc không mấy ổn định. Trẻ em không có điều kiện như tiền học phí, sách vở, áo quần…nên nhiều học sinh không được đi học hoặc học giữa chừng phải nghỉ là rất nhiều”.

Do đường xá đi lại khó khăn nên hiện tại toàn bộ học sinh cấp tiểu học trong thôn đang học tại một điểm trường thuộc trường Tiểu học Hà Trung (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang)  

https://vtc.vn/ky-la-lop-hoc-5-trong-1-o-mien-que-ngheo-xu-hue-ar288412.html

*

Hàng ngày có nhiều trẻ em VN vùng thượng du phải đu dây ròng rọc qua suối qua khe để tới trường kiếm “đôi ba chữ”. Hàng ngày có nhiều cô thầy và trò phải học trong những lớp học thiếu thốn vách lá tan hoang. Các cháu đi học nhưng thiếu cái ăn và bồi dưỡng trong người.
Người Việt Nam ta rất sáng dạ và cần cù chỉ thiếu sự đầu tư thực tế của chính phủ và các tỷ phú như bà Thảo? 155 ngàn bảng Anh có thể xây dựng đầu tư bao nhiêu lớp học tại các vùng thôn quê xa xôi nghèo khổ tại đất nước ta. 

Giá như có sự đầu tư 155 000 bảng Anh của bà tỷ phú này, hi  vọng sẽ có nhiều nhân tài  mầm non VN tiềm năng sẽ có cơ hội phát triển và nảy nở. 


Người viết tin rằng nếu các doanh nhân giàu có tỷ phú đô la VN có lòng hảo tâm đầu tư vào cho các thế hệ mầm non thất học thiếu học VN hiện tại sẽ thực tế gấp nhiều lần đầu tư vào "cái nôi trí thức" Oxford như bà Thảo minh định ở trên.


Nếu trong ngày mai số tiền 155 ngàn bảng Anh kia có đến (?) tay trường Linarce College để cái bảng hiệu kia gỡ xuống thế vào cái tên lạ hoắc là THAO COLLEGE đi chăng nữa thì người dân Anh vẫn ‘phớt tỉnh ăng lê". Nếu có người Ăng Lê nào đó hiểu ra cớ sự thì chắc người này sẽ biểu lộ một thái độ nhún vai trề môi cho việc làm đạo đức giả của một nữ doanh nhân mới nổi ở vùng đông dương nghèo khó mà thôi.


Đinh Hoa Lư 10/10/2022

 

https://viethome.co.uk/giao-duc/anh-quoc/64190-ty-phu-vietjet-air-giai-thich-ly-do-tang-200-trieu-usd-

HỐ ĐEN CÓ THẬT CHĂNG? HỐ ĐEN LÀ GÌ?

 HỐ ĐEN LÀ GÌ? HỐ ĐEN HAY LỖ ĐEN theo định nghĩa của THIÊN VĂN HỌC là một vùng không gian có lực hấp dẫn quá lớn không có thứ vật chất nào h...