Saturday, June 28, 2025

QUỐC GIA NÀO CÓ VŨ KHÍ HẠT NHÂN ? BÀI HỌC GÌ TỪ UKRAINE?

 



    Vào thuở ban đầu của thời đại Hạt Nhân,  Hoa Kỳ nuôi mộng thủ đắc một mình thứ vũ khí khốc liệt này, nhưng rủi thay nhiều bí mật và kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử đã bị lộ bí mật khá nhanh. Tính từ lúc khởi nguyên vào tháng 7 năm 1945, Mỹ là quốc gia tiên phong thử nghiệm tạo nổ bom nguyên tử (Abomb) và sau đó một thời gian ngắn đã chính thức thả hai trái bom nguyên tử lên  Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Chỉ 4 năm sau, tức là năm 1949, Liên Xô đã thử nghiệm thành công vụ nổ nguyên tử đầu tiên. Tiếp đến năm 1952 là Vương quốc Anh, Pháp năm 1960, Trung Cộng tiếp theo tức là năm 1964.


    Trước tình trạng này Hoa Kỳ liền tức tốc tìm cách ngăn chận sự mở rộng quy mô loại vũ khí có sức tàn phá ghê hồn đó nên tìm cách nối kết thương thảo với các cường quốc có chung ý định. Do đó Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân (NPT) được ký kết với Liên xô cùng nhiều nước khác vào năm 1968 tiếp theo sau khi Liên xô sụp đổ, hai nước Mỹ và Liên Bang Nga lại ký kết thêm Hiệp Ước Cấm thử Nghiệm Vũ Khí Hạt nhân (CTBT) vào năm 1996 cùng các nước khác.


    Ấn Độ, Do Thái và Pakistan (Tây Hồi) không bao giờ đặt bút ký vào các hiệp ước nói trên nhưng lại tự mình thủ đắc các kho vũ khí nguyên tử. Sadam Hussein của Iraq bí mật khởi công xây dựng chương trình vũ khí hạt nhân trước khi xảy ra Cuộc Chiến Vùng Vịnh 1991 vào thời TT Bush Cha. Bắc Hàn từng công bố rút chân ra Hiệp Ước Không PHổ biến Vũ Khí Hạt nhân NPT vào tháng giêng 2003 để sau đó thử nghiệm thành công vũ khí nguyên tử cùng các công cụ liên quan vào thời gian đó. Cho đến nay thế giới chi biết được (không chính xác) Bắc Hàn đang sở hữu 40 vũ khí nguyên tử. Iran và Libya luôn luôn bí mật theo đuổi các hoạt động hầu có vũ khí hạt nhân dù vi phạm thỏa ước. Syria cũng vậy họ bí mật hoạt động tương tự.


Chiến Dịch bất ngờ Búa Đêm của Mỹ bao gồm 7 B-2 xuất kích tấn công 3 căn cứ hạt nhân của Iran, Tổng cộng Hoa Kỳ đã thả 14 quả bom GBU- 57 (loại 30,000 pounds)


 Iran đã làm giàu tới 200 kg Uranium khiến Do thái và Mỹ phải mở 2 chiến dịch Sư Tử Trổi DậyBúa Đêm tấn công trực diện vào các trung tâm tinh chế Uranium. Cuộc chiến khiến Iran tuyên bố rút ra khỏi Công Ước LHQ là International Atomic Energy Agency (IAEA) và đuổi các thanh tra viên không cho thanh sát. 


 Rõ ràng cho đến nay các Hiệp Ước giới hạn vũ khí hạt nhân càng thất bại trầm trọng đưa đến một thực tế rất nguy nan cho an toàn nhân loại. Thực tế có hàng chục nước đang sở hữu trong tay các vũ khí ghê khiếp đó.

 

Cùng thời điểm Hiệp Ước NPT  ký kết, Hoa Kỳ và Liên xô (sau này là Nga) đã có hai kho vũ khí hạt nhân bao gồm hàng chục ngàn đầu đạn nguyên tử. Vào đầu thập niên 1970, các lãnh đạo  Hoa kỳ và Liên xô (sau này là Nga) cùng ký kết nhiều thỏa ước hay sáng kiến song phương cùng tìm cách giới hạn giảm thiểu mức độ to lớn của các kho vũ khí hạt nhân hai nước.


LỊCH SỬ CÁC PHI CƠ PHÓNG PHÁO CHIẾN LƯỢC CỦA HOA KỲ XƯA TỚI HIỆN ĐẠI 



America’s most advanced fighter jet is on its way to becoming the newest addition to the nuclear arsenal.

F 35 đang là loại phi cơ tiêm kích tối tân có khả năng mang vũ khí hạt nhân

Hiện Hoa kỳ đang đưa vào hoạt động 1419 đầu đạn hạt nhân chiến lược, tương ứng phía Nga có 1549 đầu đạn. Chúng được gắn vào hàng trăm phóng pháo cơ cùng hỏa tiễn, tất cả hệ thống phân phối đều được hiện đại hóa. Các điều khoản trong Thỏa Ước New START  cho phép đếm SỐ các đầu đạn hai phe và gia hạn mỗi 5 năm thời gian gia hạn cuối cùng là vào tháng Giêng 2021. Cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine khiến Nga đình chỉ hiệp ước đó vào ngày 21 tháng 2 năm 2023. Đáp trả, Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp đối phó với Nga là giới hạn thông tin cho Nga biết. Tuy vậy, vừa qua hai cường quốc hạt nhân đã cam kết chấp hành các giới hạn cốt lõi nhất vào việc khai triển lực lượng chiến lược hai bên cho đến năm 2026.


BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CỦA UKRAINE 


Trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh  Iraq/Kuwait nổ ra vào năm 1990 do Saddam Hussein muốn sáp nhập Kuwait. Tổng thống George H.W. Bush hay Bush Cha đã ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ đánh ta quân Iraqđó đảm bảo vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong thế giới hậu Xô Viết. 

Ngược lại, khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, thì Mỹ và NATO không dám can thiệp  trực tiếp lại còn mất nhiều năm lượng lự trong vấn đề tranh luận liệu có nên viện trợ cho Ukraine vũ khí hay không. 

Ngược lại thời gian, từ lúc Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine có 130 hỏa tiễn liên lục địa (ICBM)46 hỏa tiễn liên lục địa khác cùng 1700 đầu đạn hạt nhân còn nguyên trên lãnh thổ. Năm 1994, Ukraine nghe lời Nga Anh Mỹ, chấp thuận chuyển giao toàn bộ vũ khí hạt nhân cho Nga để tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, để đổi lấy khoản bồi thường kinh tế và sự đảm bảo từ Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh về việc tôn trọng nền độc lập và chủ quyền của Ukraine trong phạm vi biên giới hiện tại của nước. Nhưng bài học cay đắng nhất cho Ukraine là mất bán đảo Crimea và đất nước bị Putin xâm lăng tàn khốc từ năm 2022 đến nay? Từ kinh nghiệm Ukraine cho đến nay có ai tin vào sự bảo đảm các cường quốc cho nền độc lập của họ?


Phải chăng từ bài học Ukraine thế giới đang đứng trước một chọn lựa khắc nghiệt là nhu cầu thủ đắc vũ khí nguyên tử và toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập tự chủ của quốc gia ?



ĐHL dịch

nguồn 

https://www.armscontrol.org/factsheets/Nuclearweaponswhohaswhat

No comments:

Post a Comment

ĐHL- NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG TẠI SAN JOSE

   CÔNG ĐỨC ÂM THẦM Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng (giữa) được đỡ xuống thang  sau buổi nói chuyện về tôn giáo tại đ...