Friday, February 17, 2023

VẤN ĐỀ NỔI BẬT KHI CUỘC CHIẾN UKRAINE BẶT ĐẦU BƯỚC SANG NĂM THỨ 2

 

bản đồ cuộc chiến Ukraine ngày 358


bình luận của Đinh Hoa Lư 


Bạn đọc thân mến


TỪ MỨC TIÊU THỤ PHI MÃ ĐẠN PHÁO 155 MM TẠI UKRAINE

báo động cho HOA KỲ VÀ NATO SẢN XUẤT KHÔNG KỊP THEO ĐÀ TIÊU THỤ ĐẠN CỦA UKRAINE


    Cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine tính từ 24/2/2022 đến nay vừa bước qua ngày 358, còn 4 ngày nữa là đến năm thứ hai. Cuộc chiến Putin không tính trước đang sa lầy đến mức độ tai hại như vậy. Sự tai hại này phải tính đến sự tổn thất cả hai phía càng lúc càng kinh khủng chưa hề kết toán được.

    Về phía Ukraine đang và tiếp tục sự tổn thất hết sức to lớn trong tình cảnh toàn bộ đất nước phải duy trì cuộc chiến, tiếp tục phản công giành lại đất đai thành phố, dân chúng trong mưa bom và hỏa tiễn của Putin.



Thế giới tự do đứng đầu là Hoa Kỳ và NATO đang dốc sức quân viện ngày đêm cho Ukraine có đủ sức mạnh quân sự để duy trì cường độ phòng ngự và phản công chống lại sự tấn công liên tục của Putin. Giờ đây Putin như đã lỡ 'phóng lao' nên y phải đánh đổi bất cứ giá nào dù có dốc toàn bộ hỏa tiễn hành trình để chiếm và giữ cho được toàn bộ mạn đông Ukraine để nối liền bán đảo Crimea. Nếu Ukraine không chiếm lại được mạn đông thì Putin sẽ không dừng lại...



Mức độ tiêu thụ đạn dược của Ukraine trước một đế quốc quân sự Nga quả là con số khổng lồ khiến giới lạc quan nhất không khỏi giật mình e ngại.  Sự e ngại này không phải là vô cớ nếu khách quan nhìn lại cuộc đọ sức không công bằng giữa một nước nhỏ Ukraine phải trực diện với một siêu cường quân sự nhất- nhì thế giới là Nga cùng sự chỉ huy tàn bạo nhất của Vladirmir Putin.

Công luận qua một năm trời quen nghe tin chiến thắng và sự quyết tâm kiên cường của một đất nước anh dũng phi thường cùng sự hi sinh vô bờ bến của quân dân Ukraine. Nhưng ngoài các điều nổi bật ra, phải đánh giá cao sự yểm trợ chí tình, đầy quyết tâm của Hoa Kỳ và NATO.

    Hiện nay EU và Hoa Kỳ đang nhìn lại thực tế chiến trường Ukraine để đưa ra giải pháp cấp thời nhất. Thực tế chiến trường tại Ukraine hiện tại sau 358 ngày chiến đấu chống lại đế chế Putin:

·                   BÁO ĐỘNG

:  * Mức Ukraine tiêu thụ ĐẠN DƯỢC CÒN  NHANH HƠN NATO VÀ HOA KỲ SẢN XUẤT

·       *Ngũ Giác Đài đang CỐ SỨC LẤP ĐẦY KHOẢNG THIẾU HỤT TRÊN


Douglas Bush trợ lý Bộ Trưởng BỘ Tiếp Vận Hoa Kỳ chuyên trách TIẾP VẬN & KỸ THUẬT cho Lục quân Mỹ


    Vào một buổi sáng tháng Giêng vừa rồi, Nhà máy Đạn dược Quân đội Hoa Kỳ là Scranton đã cho ra lò khoảng 11,000 quả đạn pháo đây là số lượng một tháng. Số lượng này có vẻ nhiều, nhưng thực tế tại chiến trường Ukraine thường bắn số lượng này chỉ vài ngày mà thôi. Để chạy kịp nhu cầu đó, nhà máy Scranton đang được lệnh mở rộng quy mô đến từ hàng triệu đô la chi tiêu quốc phòng  cung cấp bởi Ngũ Giác Đài. Thời lượng sản xuất 24/7 nghĩa là làm suôt ngày đêm.



một cơ xưởng tại Mỹ đang sản xuất Hệ Thống pháo binh hỏa tiễn cơ động nhanh Himars


    Trong một năm chiến sự, phía Hoa Kỳ và NATO đã chi tiêu tới 50 tỷ USD quân viện mọi thứ cho quân đội Ukraine có sức chống cự lại quân Nga. Việc này lại đưa đến cuộc chạy đua tái vũ trang cho Ngũ Giác Đài với một sự đột biến sản xuất số lượng đạn dược lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Cùng lúc đặt Kỹ Nghệ quốc Phòng Mỹ vào thế như trong tình trạng chiến tranh dù Hoa Kỳ thực ra không trong tình trạng đó. Sự thiếu hụt đạn dược bắt đầu ló dạng cho mặt trận Ukraine chống lại sự tấn công ồ ạt của Putin không phải là điều TT Biden không hề tính trước. Ngũ Giác Đài đã có chi 3 tỷ USD giao cho các đồng minh thân cận nhất sản xuất cùng tăng tốc việc sản xuất ngay trong nước Mỹ mà nhà máy Scranton là một thí dụ điển hình. Có một thứ nay đã thành một món hàng chủ lực trong chiến trận hiện nay đó là đạn pháo 155 milimet như chúng ta thấy vừa qua đã viện trợ ồ ạt cho Ukraine  sử dụng trong các dàn trọng pháo M177 / 155 mm mà theo con số cập nhật hiện nay là 152 dàn trọng pháo chủ yếu đến từ Hoa Kỳ.



    TT Hoa kỳ đã ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng lên kế hoạch gia tăng tới 500% số đạn pháo từ 15,000 viên/ tháng lên tới 70,000 viên/tháng phần lớn từ liên hợp Scranton. Không phải chỉ một mình Scranton, các nhà máy thuộc loại “tay tổ” như Lockheed Martin tại Camden, tiểu bang Arkansas bao thầu các gói sản xuất hàng loạt về hỏa tiễn và rocket khác như Patriot mà Ukraine đang có nhu cầu cao.  Quân đội Hoa kỳ hiện đang xây dựng một nhà máy mới tại Garland tiểu bang Texas cho nhu cầu đạn pháo gia tăng. Trong lúc một nhà máy đã có lại được mở rộng tại Middtown thuộc tiểu bang Iowa có nhiệm vụ lắp ráp đóng gói đạn pháo 155 mm.

    Theo CNN quân đội Hoa Kỳ dự tính sẽ tăng gấp hai lần số lượng hỏa tiễn chống tăng Javelin. Ngoài ra còn tăng 33% loại hỏa tiễn địa đối không tầm trung bình dành cho Hệ Thống Hỏa Tiễn Đa Chiều (GMLRS) tức 60 hỏa tiễn loại này một tháng.  Hai loại hỏa tiễn Stinger và Javelin được xem từng hiệu quả nhất trên mặt trận Ukraine chống quân Nga vừa trên bộ vừa trên không. Ukraine từng cho Hoa kỳ biết rằng họ cần 500 hỏa tiễn đó một ngày.


QUÂN VIỆN CHO UKRAINE THẮNG NGA, HOA KỲ VÀ NATO PHẢI CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN

    GIỜ đây cuộc chiến Nga/Ukraine đang sắp sửa bước vào năm THỨ HAI. Thực tế cho chúng ta thấy rằng Hoa Kỳ và NATO đang đối mặt với một SỰ THẬT CẤP BÁCH nhất

·       SỰ THẬT CHIẾN TRƯỜNG CHO HAY QUÂN ĐỘI UKRAINE ĐANG TIÊU THỤ SỐ LƯỢNG ĐẠN DƯỢC CÒN NHANH HƠN CẢ MỸ VÀ NATO SẢN XUẤT



    Chủ đề cuộc họp của NATO vào ngày 15/2/2023  tại Brussels- đạn dược là vấn đề cấp bách cho Ukraine. Vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine đã được thảo luận một cách thực tế và minh bạch. Trong đó, thách thức có tính thời  gian về chuyện cấp bách và duy trì nguồn cung đạn dược cho Ukraine.

 Ông Jens Stoltenberg, tổng Thư Ký NATO không ỡm ờ bằng nhiều ngôn ngữ ngoại giao bình thường mà trực tiếp nêu vấn đề. Ông cho biết tỷ lệ sử dụng đạn dược tại Ukraine cao hơn nhiều lần với tốc độ sản xuất của NATO. Đó là điều đang làm cho ‘ngành kỹ nghệ quốc phòng của NATO gặp khó khăn. Ông đưa ra câu hỏi liệu đã quá muộn màng trong giai đoạn quyết định trận chiến quyết liệt này chăng? 

    Ông Michael Kofman – giám đốc nghiên cứu về nước NGA tại Trung Tâm Phân Tích Hải Quân một tổ chức bất vụ lợi nghiên cứu an ninh quốc gia có ý kiến rằng: Đối với Ukraine, có một thách thức cận kề và trung hạn có nghĩa là Ukraine đang CẦN GẤP  trong lúc phần lớn năng lực gia tăng sản xuất thêm nhiều lần theo yêu cầu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là vấn đề của 2 năm tới mới có được kết quả.

Thật vậy, Hoa Kỳ cần từ 12 tới 18 tháng mới có được tốc độ xuất xưởng tời 70,000 quả 155 mm/tháng.

Ảnh minh họa : Quân nhân Anh chuẩn bị đạn pháo tự hành AS-90 trong đợt Huấn luyện mùa đông của NATO kéo dài 2 tuần, có Pháp, Estonia, Đan Mạch và Anh tham gia, gần Tapa, Estonia, ngày 07/02/2023. AP - Sergei Grits


Không riêng gì Hoa kỳ, các nước thuộc khối NATO ví dụ Pháp đang lo ngại các kho vũ khí còn trống 

Người viết xin trích  RFI...

...Thêm một báo động đáng lo ngại về khả năng phòng thủ của Pháp. Paris « bắt buộc phải khẩn cấp » tái lập, bổ sung các kho đạn dược, và « hoạch định một chiến lược mới » từ các khâu sản xuất đến tích trữ các thiết bị quân sự trong bối cảnh xung đột Ukraina và tình hình thế giới hiện nay. Trên đây là kết luận từ hai bản báo cáo của Hạ Viện Pháp công bố hôm 15/02/2023. ..Thêm một khó khăn khác liên quan đến thời gian cần thiết để bổ sung đầy đủ các kho đạn dược và tên lửa  cho nước Pháp. Hiện nay, mỗi ngày Ukraina cần từ 5 đến 6 ngàn quả đạn đại bác để chống chọi với 20 ngàn từ phía Nga bắn sang. Pháp là một trong số các nước phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraina, nhưng cần từ 10 đến 20 tháng, tùy theo khối lượng, để sản xuất đạn đại bác cỡ 155 ly. Các tập đoàn sản xuất vũ khí Pháp cũng cần khoảng 24 tháng để chế tạo tên lửa tầm trung ; cần từ 4 đến 5 năm để chế tạo tên lửa chống hạm Exocet… Điều đó cho thấy khâu sản xuất đòi hỏi nhiều thời gian và thời gian cần thiết này, theo các tác giả bản báo cáo của Hạ Viện Pháp, « sẽ rất dài » trong trường hợp nổ ra chiến tranh  (Trích RFI báo ngày 17/2/2023)

***


NGOÀI CUNG ỨNG CHO UKRAINE, HOA KỲ PHẢI LO BỔ SUNG CHO KHO DỰ TRỮ NỮA

    Qua một năm  quân viện cho Ukraine, TT Biden nhiều lần phải khẩn cấp trưng dụng các kho vũ khí dự trữ của quân đội Hoa Kỳ. Hiện nay vừa phải bảo đảm cho Ukraine có sức chống lại quân Nga vừa phải lấp đầy lại chỗ trống tại các kho võ khí của Hoa Kỳ. Ông Bush- Trợ lý Bộ Trưởng Bộ Yểm Trợ Tiếp Vận Kỹ Thuật cho hay nhiều đồng minh của Mỹ tại Châu Âu lại gia tăng đơn đặt hàng thêm tại Mỹ do các nước đó đã quân viện cho Ukraine nay kho vũ khí của họ cũng lâm vào tình trạng thiếu hụt.  Ông Bush so sánh đơn đặt hàng vũ khí bình thường của các đồng minh là vấn đề Mỹ có thể dự tính trước nhưng đối với nhu cầu chiến trường từ Ukraine thì hoàn toàn khác do nó khó lòng dự đoán tình hình mặt trận sẽ ra sao và cần thứ gì trọng tâm nhất.

    Trước mắt các chuyên gia quân sự, Hoa Kỳ cần phải lấp đầy lại kho dự trữ vũ khí của chính mình trước. Cuộc chiến Ukraine cũng đẩy tình trạng trống của kho dự trữ vũ khí Hoa kỳ rất nguy hiểm. Seth Jone, giám đốc Chương Trình An Ninh Quốc Tế, một nhánh của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) có cảnh báo sự quân viện ồ ạt của Mỹ cho Ukraine đang làm cạn kiệt kho dự trữ cảu Mỹ đối với một số loại quý như hỏa tiễn vác vai Stinger, hỏa tiễn Phòng Không, pháo 155 mm cùng hệ thống hỏa tiễn chống tăng Javelin. 

    Ông Jone cho hay một kịch bản trong "game chơi" về chiến tranh giả như ở Thái Bình Dương chẳng hạn, nếu xảy ra hiện tại thì Mỹ chỉ trong vòng 1 tuần lễ Mỹ sẽ cạn kiệt các vũ khí tầm xa quan trọng, ông đơn cử  như hỏa tiễn chống hạm tầm xa chẳng hạn. Theo biện luận của Ông Jones, Hoa Kỳ muốn răn đe thì các kho phải đầy ắp vũ khí và sẵn sàng bất cứ lúc nào hoàn cảnh nào.

    Ngũ Giác Đài đang dồn hết khả năng để tăng tốc mọi thứ. Việc thay đổi quy cách làm việc của các nhà thầu quốc phòng là công việc của Ngũ Giác Đài đang đề cập. Quân đội Mỹ thường đến năm mới có hợp đồng mới khiến các đối tác trong ngành khó lên trước kế hoạch về sản xuất và tuyển mộ lực lượng sản xuất quốc phòng thích ứng cũng như kịp thời và bảo đảm nhu cầu đề ra. Ý tưởng của ông Jones thì chê về những hợp đồng phản ứng theo ngân sách từng năm nó sẽ làm cho các lực lượng ưu tiên như Thủy Quân Lục Chiến, Không Quân 'kẹt cứng' với những gì được phân bổ trong các gói quốc phòng từng năm. Còn đối với ông Bush, ông có một ý tưởng hay hơn về những hợp đồng DÀI HẠN ví dụ 7 năm chẳng hạn, nó sẽ cho phép các ngành Kỹ Nghệ Quân Sự Hoa Kỳ có khả năng lập kế hoạch dài hạn để bố lực lượng lao động, cơ sở sản xuất lâu dài hơn là thay đổi từng năm.


SỰ THAY ĐỔI CÁN CÂN QUYỀN LỰC TẠI QUỐC HỘI MỸ CHẮC CHẮN SẼ ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ QUÂN VIỆN CHO UKRAINE


Kevin McCarthy 

dân biểu CH trưởng khối đa số Hạ viện hiện nay

    Sau cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 8/11/2022 Đảng Cộng Hòa đã thắng thế đa số. DB Kevin McCarthy  thay bà Nancy Pelosi (DC) cầm đầu Hạ Viện từ tháng giêng 2023 trở đi. Theo thăm dò tại Mỹ công bố vào tháng 12 năm ngoái, sự ủng hộ về quân viện cho Ukraine dành cho TT Zelensky giảm dần trong khối CH.



     Vào tuần trước, DB phía CH là Matt Gaetz có đưa ra một dự luật (bill) đòi chấm dứt hỗ trợ cho Ukraine, đây là sự đe dọa của một số DB cực hữu như Lauren Boebert, Marjorie Taylor  Greene và Paul gosar. Tuy nhiên đây là một nhóm nhỏ cực hữu còn đa số của CH vẫn muốn yểm trợ cho Ukraine đến ngày toàn thắng. Dù sao chăng nữa, trong lý tưởng của đảng CH, thắng Nga vẫn là trọng tâm của đảng chính trị từng xem Nga là kẻ thù của ý thức hệ chống độc tài và Cộng Sản. Ông Kevin McCarthy có lần 'dọa dẫm' cắt giảm  việc tài trợ cho Ukraine nhưng nay dù ông đã nắm chủ tịch Hạ Viện ông đã im lìm rút lại sự dọa dẫm trên do ông không muốn đa số CH "diều hâu" trong đảng tức giận.

    Ông trợ lý Bush vẫn tin rằng, Hoa kỳ sẽ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống các kho dự trữ vũ khí, và tỷ lệ sản xuất không bao lâu sẽ đạt đến mức cao hơn nhiều lần so với hiện tại.  Chắc chắn chúng ta không quên trong Thế Chiến Hai, Hoa kỳ đã nhanh chóng gia tăng sản xuất vũ khí đến mức độ “mầu nhiệm”. Nước Mỹ từng nhập cuộc, lao vào cuộc chiến tranh chống Phát xít Nhật và Hitler để cứu nhân loại.

Hôm nay cuộc chiến Ukraine, nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy rằng Hoa kỳ một lần nữa đang lãnh đạo thế giới tự do chống lại một tên phát xít tàn bạo còn hơn cả Hitler là Vladimir Putin.

    Với sự chiến đấu kiên cường của toàn thể quân dân Ukraine, hơn 358 ngày phải đối máu người Ukraine đang quyết tử cho tổ quốc hồi sinh và cứu nền dân chủ cùng tự do thế giới.

       Nếu Putin thắng Ukraine, cuộc chiến không bao giờ dừng lại nơi đó. Gót giày đế chế Putin sẽ tràn ngập Châu Âu và xích hóa hoàn toàn thế giới.  Ngoài kỹ thuật sản xuất nhanh và mạnh tinh xảo nhất thế giới về quân sự ngoài ra theo Ông Bush, nước Mỹ còn có một kho vũ khí tinh thần quý báu hơn nhiều lần để dẫn đường cho các tiểu quốc đang bị gót giày tàn bạo của bọn độc tài phát xít xâm lăng đó là KHO "VŨ KHÍ CỦA NỀN DÂN CHỦ", MỘT THỨ CHỈ CÓ NƯỚC MỸ LÀ NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG TỐT NHẤT MÀ THÔI././.


ĐINH HOA LƯ 17/2/2023

nguồn tham khảo

https://www.cnn.com/2023/02/17/politics/us-weapons-factories-ukraine-ammunition/index.html

https://www.nytimes.com/2023/01/24/us/politics/pentagon-ukraine-ammunition.html


Wednesday, February 15, 2023

F-22 "DẰN MẶT" BẮC KINH TRONG VỤ BẮN RƠI KHINH KHÍ CẦU DO THÁM




Chào bạn đọc


·       Phải chăng dùng siêu tiêm kích tàng hình F-22 để bắn hạ duy nhất 1 chiếc Khinh Khí Cầu Do Thám của Trung CỘng là hành động "dùng dao mỗ bò giết ruồi" hay chăng? Chưa hẳn vậy, TT Joe Biden là đầu tiên đã “tát Tai” vào thói ngạo mạn của Tập Cận Bình vừa là dịp Hoa Kỳ  gián tiếp phô trương sức mạnh của không quân Mỹ trong đó có F-22




One F-22 shot one AIM-9X air-to-air missile to take down the balloon
F-22 Mỹ đã bắn duy nhất 1 hỏa tiễn Không /không AIM -9X bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Cộng


Hoa kỳ sẽ tịch thâu xác chiếc khinh khí cầu do thám của Trung Cộng để nghiên cứu và không trả lại cho Bắc Kinh



TẠI SAO KHÔNG QUÂN MỸ DÙNG F-22


Theo Quora.com F 22 có nhiều tính năng kỹ thuật tuyệt vời nhất mà Hoa Kỳ đang thủ đắc do F 22 mới có khả năng vọt lên cao độ trên 20 km. Tiếp đến nó có khả năng theo dõi được đường rớt của Khinh Khí Cầu sau khi bị bắn hạ. F-22 còn có khả năng ngăn chận tín hiệu từ khinh khí cầu gửi về cho Bắc Kinh...

Nói về Độ cao của khinh khí cầu do thám của Trung Cộng. Nó luôn ở vào tầng bình lưu cao độ từ 24 km (80000 ft) cho đến 34 km (120 000ft) với cao độ này các hỏa tiễn không đối không khó bề tác dụng do không hay hiếm  phi cơ tiêm kích nào trên thế giới có thể đạt được độ cao này để khai hỏa được hỏa tiễn trúng được mục tiêu với một quả duy nhất?


NGOẠI TRỪ F-22



F-22 LÀ PHI CƠ TIÊM KÍCH TÀNG HÌNH THẾ HỆ 5 một niềm tự hào của KHÔNG QUÂN HOA KỲ hiện nay chưa có đối thủ. Mặc dù Putin vẫn khoe khoang Su 57 là phi cơ tiêm kích tối tân nhất tàng hình thế hệ 5 trong thế kỷ 21 này nhưng trong buổi giới thiệu công khai vào năm 2011, 2 chiếc nguyên mẫu bị nứt khung trong khi bay quảng cáo. Vào năm 2014 một chiếc trình làng Su 57 khác bị cháy động cơ, vào tháng 12 năm 2019 một chiếc bị rơi trong quá trình bay thử nghiệm trước khi giao cho quân đội Nga. Su 57 Nga đã xuất hiện sau cuộc chiến xâm lăng Ukraine hai đến ba tuần.


                    Su 57 NGA

Phải chăng TT Biden vừa ra lệnh bắn rơi chiếc khinh khí cầu do thám này để dằn mặt Tập Cận Bình do Mỹ biết Bắc kinh ‘thừa thắng xông lên’ khi quá nhiều khinh khí cầu do thám của Trung Cộng bay la đà trên tầng bình lưu của khí quyển địa cầu mà chưa ai làm gì chúng kể cả thời cựu TT Trump. Người ta tưởng ông Biden chỉ nói suông nhưng ông đã làm thật.


Cái lợi cho làm thật lần này ai biết được Hoa kỳ một công hai việc giới thiệu khả năng “vô địch” của chiếc F-22 Raptor của Không Quân Mỹ.


Thật vậy với cao độ không chiến với cao độ 20 cây số thì khả năng hỏa tiễn không đối không khó có tác dụng với kịch bản giữa Su 57 và F-22. Mặc dù chưa có không chiến xảy ra nhưng chiếc hỏa tiễn không không của F-22 đã hoàn thành nhiệm vụ với cao độ đó.


CHỈ MỘT MÀ THÔI ĐÃ HẠ GỤC QUẢ KHINH KHÍ CẦU VỚI CAO ĐỘ

             hỏa tiễn SIDEWINDER đang được lắp vào F-22

F-22 đã có lần đầu tiên hạ gục khinh khí cầu giám sát bị nghi ngờ của Trung Quốc, đã dành phần lớn thời gian trong tuần trôi nổi trên Hoa Kỳ và Canada ở độ cao 60.000 feet. Quả khinh khí cầu đã rơi xuống Đại Tây Dương Nam Carolina vào chiều thứ bảy 4/2/2023 Chiếc F-22 Raptor thuộc Phi Đoàn chiến Đấu số Một cất cánh từ căn cứ không quân Langley, tiểu bang Virginia và chỉ một hỏa tiễn Không đối Không AIM-9X sidewinder mà thôi. Đây là phát Hỏa Tiễn Không /Không đầu tiên của F-22 của Không quân Mỹ với cao độ non 20 cây số.


F-22 do hãng Lockheed Martin sản xuất là tiêm kích thế hệ 5 tàng hình đầu tiên trên thế giới. F-22 bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1997 và sử dụng vào năm 2005 và ngưng sản xuất vào năm 2011 và chiếc Raptor cuối cùng cho không quân Hoa Kỳ vào năm 2012 để chính phủ Mỹ gia tăng mua F-35.


Không quân Hoa Kỳ hiện có 195 chiếc F-22 và Hoa Kỳ không có kế hoạch bán F-22 ra ngoài.


KHẢ NĂNG VÀ VŨ KHÍ F-22


TỐC ĐỘ TỐI ĐA 2.25 Mach

TẦM HOẠT ĐỘNG 3000 km VÀ NHIỀU HƠN NẾU CÓ 2 BÌNH XĂNG PHỤ

Tầm Chiến đấu 1352 km

Giá mỗi chiếc: 150 triệu USD

Tầm lên Cao Nhất 20 km ( 65,000 ft)

Vũ Khí bao gôm

-Đại bác quay vòng 480 vòng đạn

-6 Hỏa Tiễn Không-Không AIM-120 AMRAAM, 2 hỏa tiễn Sidewinder AIM-9

- Hỏa tiễn Không/ Địa gồm 2 quả (450 kg) JDAM hay 8 quả loại 110 kg

-GBU-39 đường kính nhỏ gồm 2 quả AIM-120 AMRAAM và 2 quả AIM -9 Sidewinder


TÀNG HÌNH


Mệnh danh là “CHIM ĂN THỊT TÀNG HÌNH” F-22 khó bị radar phát hiện và theo dõi.  Nó được chế tạo với kỹ thuật lừa đối phương. Radar khó phát hiện và mắt thường cũng khó thấy. F-22 được thiết kế với kỹ thuật giảm khả năng phát ra bức xạ vô tuyến, âm thanh và tỏa nhiệt ít hơn để ít hồng ngoại tuyến hơn. Kẻ thù của nó khó lòng theo dõi bất cứ chi tiết nào từ âm thanh, bức xạ vô tuyến, hồng ngoại… Ống phản lực của F-22 cũng có khả năng giảm nhiệt từ khí bắn ra làm hỏa tiễn KHÔNG KHÔNG của phi cơ địch khó nhận dạng. Chất liệu hấp thụ sóng radar từ F-22 có hiệu quả rất cao đồi với hệ radar tần số cao từ chiến đấu cơ tàng hình của địch thủ.


Khinh khí cầu do thám của Tập bị bắn hạ, TT Biden nhất cử lưỡng tiện, đây vừa là cái "tát tai" vào bọn CS Trung Quốc vừa cảnh báo với đàn chiến đấu cơ Trung Cộng ngày đêm đe dọa vùng trời Đài Loan, biển Đông và Biển Hoa Đông biết sức mạnh thực sự của không quân Hoa kỳ ra sao./.


ĐHL  8/2/2023 San Jose

nguồn tham khảo

Thingsyou didn't know about the Su-57 fifth-generation fighter (wearethemighty.com)

https://www.com/f-22-first-known-air-to-air-kill-chinese-balloon-2023-2



NGÀY ĐẦU QUA MỸ




Chiếc xe wagon buick 'cà tàng' của tôi theo Freeway 101 đi quá phi trường San Francisco một đoạn rồi quẹo phải. Mừng quá, trung tâm  đứa con trai thứ của tôi nhờ ba nó chở đi thi, giờ này đã tới đúng địa chỉ rồi.


chiếc xe wagon đầu tiên trong gia đình

Mới qua Mỹ, mua được chiếc xe đầu tiên, tôi phải "ký cóp" trả góp tới mấy tháng. Tuy là xe cũ nhưng tôi cảm thấy mãn nguyện do đây là lần đầu tiên tôi có xe. Kể ra cũng 'hách'  thiệt. Tôi có thể tự mình hãnh diện hay cho cuộc đời nay đã "lên hương". 




Nói chi thì nói, xe hơi ở xứ người ta chỉ là phương tiện thôi. Tuy vậy, đối với tôi quả là một chặng "đổi đời" quan trọng. Có xe thì phải có bằng lái. Tôi có được giấy phép lái xe hay thẻ ID cũng "trầy da tróc vảy" do tôi thi tới ba lần mới nhận được cái bằng. Ai mà cho tôi đậu ngay, nhất là một người như tôi chưa bao giờ cầm cái vô-lăng? Tới nước Mỹ, tiếng Anh tôi nói nghe sao 'trọ trẹ'. Vào lần thi thứ hai, bà giám khảo người Mỹ phải "hoảng hồn" vội "kéo" vội tay lái qua lại do tôi đổi làn xe  quá ẩu. Cái lỗi 'to đùng' nên tôi phải thi lần 3 mới đậu. Có thi mấy lần chăng nữa tôi phải đậu bằng lái xe. Cả nhà tôi, nhất là năm đứa con tôi đang cần tay lái ba nó. Trước là đi làm, rồi chở con đi học.Không quên chuyện đi khám bác sĩ, rồi ngay  cả dịp chở con đi thi hôm nay...


Tôi chỉ mong chở con tới nơi, tìm chỗ đậu xe xong là điều mừng trước nhất. Người cha như tôi chỉ mong ngần ấy thôi. Nhớ ngày đó,  đi đâu cũngd lật bản đồ in sẵn.  Thứ bản đồ này tiệm xăng nào cũng có bán; mỗi cái khoảng ba bốn đồng bạc. Tôi thầm thì, định hướng trong đầu:


- Ta theo Freway 101, lên quá Phi Trường SFO, vượt đường X rồi đến Y chẳng hạn, xong quẹo phải gặp đường Z cua trái...v v 


Tôi lẩm nhẩm trong miệng, chẳng khác gì một ông thầy pháp đang đọc "bùa chú". Thật thế, đó là cách tôi từng dò theo bản đồ chỉ dẫn cho khỏi lạc đường. Thời gian này, thật sự tôi rất sợ lạc vào thành phố San Francisco. Mới lái xe, giá như mà đi quá, lạc vào San Francisco có lẽ tôi sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" mất. 


Khác với thời này, đi đâu cũng nhờ vào GPS, tài xế cứ lần theo lời chỉ vẽ trong máy iphone rồi  theo nó là xong.


Thật là một  kỷ niệm đáng nhớ cho tôi. Một gia đình vừa thoát khỏi vùng kinh tế mới: đói- thiếu kinh niên, qua được xứ Mỹ; dĩ nhiên vợ chồng tôi phải mang  'tòn ten'  ước mơ học hành cho con cái trong lòng.


Chiếc xe, tuy gọi 'gà tàng',  thế mà xem lại chính nó giúp cho tôi quá nhiều. Ngoài chuyện hàng ngày đi làm hay những chuyện khác như tôi đã nói, các năm sau chiếc xe còn giúp tôi chở con đi phỏng vấn để vào đại học.
 Khi chúng đã vào đại học, còn chuyện cuối tuần còn bới thêm thức ăn cho con nữa...

Rồi lại hôm nay, tôi thêm một lần nữa mừng rỡ do được dịp chở con tới đúng nơi hẹn thi MCAT, đại khái là khóa thi tuyển sinh vào y khoa sau này.

Tôi mở cửa xe cho con vào, người cha ở lại bên ngoài parking. Tôi chẳng cần tính chuyện  thời gian đợi lâu hay mau, chỉ một lòng khấn nguyện ơn trên.

 Ngày tháng dần qua, tôi không quên được cảnh một người cha kiên trì ngồi đợi suốt buổi dưới parking một hãng hay văn phòng nào đó. Trên căn phòng của công ty lấy hẹn, con tôi đang được phỏng vấn. Lòng tôi cứ mãi lầm thầm khấn nguyện trời phật, ông bà phò hộ cho con mình...mấy đứa con đang được phỏng vấn vào những trường đại học hàng đầu tại đất nước này.


***


hình minh họa: vịnh San Francisco và thuyền buồm du ngoạn thể thao

Ngọn gió biển buổi xế chiều từ vịnh San Francisco khiến tôi cảm thấy mát đến lạnh người. Trung tâm thi sát vịnh nên gió biển thổi vào lồng lộng. Một mình đứng đợi con, tôi có dịp ngắm vài cánh buồm của mấy chiếc thuyền thể thao im lìm lướt sóng. Người chơi thuyền  lập lờ tới lui; tất cả đều lạ lẫm với tôi. Tiếng qua Mỹ nhưng tôi chỉ ru rú ở San Jose chẳng dám đi xa,  ngoài cái việc là LÀM TÀI XẾ CHO CON.


Năm đứa con đang trên con đường học vấn. Tài xế cho con đi học trường này đi thi nơi kia, học thêm học phụ hay làm thiện nguyện làm sao tôi có thì giờ đi đây đi đó được. 


Bao nhiêu ước mơ trong lòng, giờ đây tôi đang thấy hiển hiện. Đó là những phần thưởng làm tôi không bao giờ biết khó nhọc là gì.

***


Buổi thi hôm đó lâu thật. Trời đã về chiều mà con trai tôi chưa ra. Gió biển càng lúc càng lạnh hơn. Tôi có thể vào xe  tránh gió, nhưng tôi muốn ngắm  biển Vùng Vịnh hôm nay bước chân chúng tôi mới lưu lạc tới đây. 


quê cũ ngày hôm nay:  mũi tên hướng vườn điều và mái tranh nghèo gia đình tôi trước đây. Ngày hôm nay thời thế thay đổi, quê nhà nay thật khác xưa, có đường nhựa và cột điện lưu thông cùng tháp sóng ở phía xã Sơn Mỹ trên xa

    Từ biệt quê hương, riêng đối với tôi thì bàn tay tôi giã từ cái rìu cái búa người tiều phu ngày ngày vào rừng đốn củi để kiếm tiền độ nhật. Gia đình tôi đã thoát được một quãng đời tăm tối nơi quê nhà. Nơi quê hương mới này, rõ ràng chúng tôi làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. 


Giã từ một quá khứ "đốt rẫy làm nương" 


     Đứng đợi con thi, tôi có thì giờ thư thả ngó ra biển. Một quá khứ lướt qua như một giấc mơ. Bao nhiêu kỷ niệm lại hiện về trong một buổi chiều. Chính lúc này đây tôi có dịp ngó lại hai bàn tay mình chợt mừng vì những vết chai sần nứt nẻ trong quá khứ gian truân bên trời quê hương nay thực sự đã hết. Đôi bàn tay của người tiều phu bất đắc dĩ ngày đó không bao giờ có thời gian để lành lặn vết thương...nay cũng chấm dứt. Tôi vẫn mãi nhớ hình ảnh cánh rừng thâm u, mịt mờ bụi khói, những ngày đốt rẫy làm nương, lạy trời giờ chẳng còn trở lại. Tôi thật sự xa rời rừng thiêng với tiếng chim kêu, vượn hú, hàng ngày một nắng hai sương, đôi bàn tay và hai vai nhức nhối. Nhớ làm sao, những nhát búa và vết nứt nẻ lòng bàn tay không có cơ hội ngơi nghỉ cho kịp lành lặn, rồi ngày mai phải tiếp tục vào rừng, tiếp tục chặt hạ, đốn củi, và lại thêm một lần trăn trở với đau đớn thịt da...


    Đất nước Hoa Kỳ từng dang tay đón nhận biết bao nhiêu thân phận và hoàn cảnh như tôi. Giờ so lại, nơi đây có gian nan cực khổ gì cũng là thiên đàng nếu so với ngày tháng cũ. Tương lai, chắc hẳn mấy con tôi có thể tự hào hay kiêu hãnh những gì chúng đạt được nơi quê hương thứ hai này. Chắc hẳn, các con tôi sẽ khó tưởng tượng ra những điều cha nó nghĩ- Hãy trân trọng một quá khứ đói nghèo, do nó là sức bật thăng hoa cho một tương lai tươi sáng.


Làn gió biển càng về chiều càng trở nên lạnh buốt khiến tôi như chợt tỉnh trở về với thực tế, vội mở cửa xe quăng mình vào trong. Đứa con trai đã thi xong. Kết quả buổi thi này sẽ quyết định  cho những sinh viên ước mơ vào con đường y khoa bác sĩ


Trên đường về, tôi hồi hộp chẳng dám hỏi con. Nhìn nét mặt phấn khởi của con trai tôi mừng thầm chắc nó đang có gì toại ý. Xa lộ 101 hôm nay dường như vui hơn mọi khi. Chiếc xe hôm nay chạy thật êm; hình như nó cũng biết "hòa chung" niềm vui cùng chủ. Niềm sung sướng trong lòng người cha trào dâng. Một chút gì nao nao trong lòng, khi tôi liên tưởng một tương lai nào đó thật xa có khi nào con tôi chạnh lòng nhớ đến hình ảnh hôm nay. Có thể khi đó tôi hay những lứa bạn H.O những người lính cũ nay đã đi xa về một phương trời nào đó. Một nơi không còn buồn nhớ, trăn trở của những niềm đau mất nước. Ai mà biết được./.


ĐHL Rằm tháng Tư Phật Đản 2022 

edition 11.1/2024 San Jose USA




Tuesday, February 14, 2023

GS NGUYỄN CHÂU- VALENTINE 'S DAY Ngày Của Tình Yêu Thương

 

THÁNH VALENTINE

VALENTINE 'S DAY

Ngày Của Tình Yêu Thương

NGUYỄN-CHÂU

 

Ngày 14 tháng Hai là một ngày rất đặc biệt tại Âu Châu và Mỹ Châu. Trong ngày này, người ta gởi những tấm thiệp chúc mừng gọi là “Valentines” cho những người mình yêu quí, những bạn thân và những thành viên trong gia đình.

Trên những tấm thiệp Valentines người ta thấy có nhiều nội dung với ý nghĩa khác nhau:

– Những thiệp Valentines mang những câu thơ lãng mạn, tình tứ, thiết tha...

– Những thiệp Valentines mang hình ảnh hài hước và lời chú thích tinh nghịch liên quan đến yêu thương....

– Những thiệp Valentines với nội dung nhẹ nhàng:“Be My Valentine.”

Tại Hoa Kỳ, vài tuần hay cả tháng trước ngày 14 tháng Hai, các loại thiệp Valentines và các đồ trang hoàng Valentine đã được bày bán khắp các cửa hàng...

Học sinh tại các trường cũng trang hoàng lớp học với những mẫu giấy hình trái tim, với dây hoa và những lời yêu thương cho thầy, cô giáo, và cho bạn học trong dịp Valentine' s Day.

Vào đúng ngày Valentine, nhiều người tặng hoa, kẹo bánh và quà cho bạn hữu và người thân. Ðây là một truyền thống rất dễ thương, và mang rất nhiều thông điệp từ trái tim yêu thương. Trong ngày này mọi người sẽ nói với nhau, sẽ gửi đến nhau những lời yêu thương, những tình cảm nồng ấm, những tình yêu mặn mà, hoặc những nỗi niềm và ước mơ tha thiết nhất trong cuộc đời hướng về một người nào đó mà lòng mình hằng tưởng nhớ... không nguôi...

Phải chăng cần dành cho thương yêu từ con tim thổn thức, khao khát, ít nhất là một ngày trong năm, để con người có dịp nói với nhau những lời dịu dàng âu yếm giữa biển đời đầy bão táp phong ba, gió thét mưa gào của bất trắc, của hận thù và cay đắng!?

 

LAI LỊCH NGÀY VALENTINE

 

Ngày Valentine đã bắt đầu như thế nào? Do từ đâu? Vấn đề nguồn gốc này đã được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau.

Một số người cho rằng Valentine có nguồn gốc từ thời thượng cổ La Mã. Thời đó, người La Ma ờ có một cuộc lễ gọi là “LUPERCALIA”, một số chuyên gia khác cho rằng lễ hội này có liên hệ đến một hay nhiều vị thánh thuộc Thiên Chúa Giáo sơ thủy. Ngoài ra, còn có người kết hợp ngày Valentine với niềm tin của người Anh thời xưa, cho rằng ngày 14 tháng Hai hằng năm là ngày mà các loài chim “chọn bạn đời” để chắp cánh bay vào cuộc sống lứa đôi.

Như vậy, ngày Valentine xem như có ba nguồn gốc được đưa ra. Chúng ta hãy xem thực chất của ngày dành cho Tình Yêu Thương này như thế nào.

 

Trước hết, ngày lễ Lupercalia của La Mã, có ý nghĩa như thế nào. Người La Mã cổ đại đã cử hành lễ hội Lupercalia vào ngày 15 tháng Hai, với mục đích nhắc nhở mọi người củng cố và bảo đảm công cuộc phòng thủ chống lại sự xâm nhập của chó sói hung dữ. Trong lễ hội này có những hình thức tượng trưng như: những người trai trẻ thì đánh đấu mọi người với những mảnh da thú; còn đàn bà thì dùng những cú đấm vì họ nghĩ rằng sự va chạm sẽ làm cho họ sinh nhiều con cái...

Vào thế kỷ thứ I, năm 43, sau khi Ðế Quốc La Mã chinh phục nước Anh, nguời Anh đã mượn khá nhiều lễ hội của La Mã. Một số văn sĩ đã kết hợp lễ Lupercalia với Ngày Valentine vì có sự trùng hợp về ngày tháng và về ý niệm sinh đẻ nhiều con...

Thứ đến, là sự liên hệ đến một vài vị thánh. Trong Thiên Chúa Giáo sơ thủy, có ít nhất hai vị thánh có tên là Valentine. Có hai truyền thuyết khác nhau.:

1.-/ Thoại thứ nhất kể rằng: Vào năm 200, tức cuối thế kỷ thứ hai, Hoàng Ðế La Mã là Claudius Ðệ Nhị, cấm những thanh niên trai tráng kết hôn. Vì hoàng đế nghĩ rằng những người độc thân sẽ là những chiến sĩ can trường. Một vị linh mục tên là Valentine, vì thương yêu những người trẻ tuổi, đã không tuân lệnh vua, bí mật làm lễ hôn phối cho các cặp vợ chồng trẻ.

2.-/ Thoại thứ hai kể rằng: Valentine là một vị thánh của Thiên Chúa Giáo sơ thủy, ông ta thường kết bạn với nhiều trẻ em. Người La Mã bỏ tù ông, vì ông từ chối không thờ phụng các vị thần La Mã. Khi ông ở trong tù, các em bé nhớ nhung ông và đã nhét những lá thư yêu thương qua cửa sổ phòng giam. Câu chuyện này cho thấy tại sao người ta gửi cho nhau những tín hiệu và thông điệp yêu thương trong ngày Valentine.

Một thoại khác còn kể thêm là trong thời gian ở tù, Valentine đã chữa sáng mắt cho một đứa con gái mù.

Phần lớn các thoại đều nói là Thánh Valentine bị xử tử vào ngày 14 tháng Hai, khoảng năm 269. Và vào năm 496, Giáo Hoàng Gelasius Ðệ Nhất đã phong cho ngày 14 tháng Hai là ngày Thánh Valentine.

Một nguồn gốc khác căn cứ vào ngôn ngữ. Tại Âu Châu, nguời Pháp thuộc vùng Normandie, trong ngôn ngữ nói hàng ngày vào thời Trung Cổ, có chữ “GALANTINE” khi phát âm nghe tương tự như VALENTINE và có nghĩa là “người hào hoa” hay “người yêu” (gallant or lover). Sự tương tự này đã làm cho người ta liên tưởng và nghĩ rằng Thánh Valentine là một vị thánh đặc biệt của những đôi tình nhân, của những người yêu thương nhau.

Về quan niệm của người Anh xưa, cho rằng ngày 14 tháng Hai là ngày các loài chim tìm đôi bạn thì cần phải lưu ý một điều, là vào thời đó, người ta dùng một loại lịch khác với bây giờ: trước năm 1582, ngày 14 tháng Hai là ngày 24 tháng Hai bây giờ.

 

Nội dung của các thoại trên đây tuy cách kể khác nhau, nhưng ý nghĩa chính đều quy về sự tìm bạn, tình thương và tình yêu thương đôi lứa trong vũ trụ thiên nhiên... Như vậy, có thể nói nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Valentine là tổng hợp của tất cả ba nguồn trên, cùng với niềm tin tưởng rằng mùa xuân là mùa của những cặp tình nhân, của những kẻ yêu nhau.

Ngày 14 tháng Hai dương lịch gần với tiết lập xuân trong Âm Lịch. Người phương Ðông cũng quan niệm Xuân là mùa của Tình Yêu. Mùa Xuân là lúc Vũ Trụ khai thái, tất cả vạn vật đều bừng dậy, tràn đầy nhựa sống. Mùa Xuân là mùa của hôn nhân tức là của yêu thương và hòa hợp.

Ðối với dân tộc Việt Nam, ba ngày đầu Xuân, mồng một, mồng hai, mồng ba Tết (thường trùng với giữa tháng Hai dương lịch) là những ngày mọi người đều rất dễ thương với nhau. Những lời chào mừng chúc tụng nhau đầy thiện cảm được trao đổi khắp mọi nơi người ta gặp gỡ nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu:“Tử tế với nhau như ba ngày Tết.”

 

Ý NGHĨA CỦA NGÀY VALENTINE

Tóm lại, có thể nói Ngày Valentine là Ngày Của Tình Yêu Thương. Ðây là loại Tình Yêu bao dung phát xuất từ con tim chân chính, từ lòng vị tha, vì người, vì đời... Một loại “Tâm Vô Lượng” trong tinh thần Phật giáo, Kiêm Ái trong Mặc Tử và Bác Ái của Thiên Chúa...

Có lẽ, mọi thứ trên trần gian rồi sẽ phai tàn theo thời gian vô thường, cái tồn tại là Tình Yêu Thương Ðích Thực (Authentic Love). Vì tình yêu đích thực khác với tình yêu chiếm đoạt, hay Tình yêu tư hữu hóa.

Trong tình yêu đích thực, hai khuynh hướng CHO và NHẬN được hỗ tương hài hòa. Yêu ai là tự nguyện trách nhiệm niềm vui, nỗi buồn của người ấy. Mỗi giọt nước mắt, mỗi nụ cười, mỗi tiếng thở dài, mỗi cái rùng mình hay những trăn trở... băn khoăn... của người mình yêu, đều là những “biến cố”, cần có sự quan tâm đúng mức. Tình Yêu Thương đích thực không phải là những lời tán dương vẻ đẹp tự nhiên hay nhân tạo, không phải là những món quà đắt giá trên thị trường kim hoàn, quần áo, xe cộ... tặng cho người yêu trong các dịp lễ lạc... mà chính là những mối quan tâm nhỏ nhặt tầm thường, trong cuộc sống hàng ngày, cái mà ngưòi Pháp gọi là “les petites attentions”, hoặc người Mỹ nói là”every little thing “on you..”

 

Tình yêu chiếm đoạt là một cách thế tư hữu hóa đối tượng, biến người yêu thành một thứ của cải riêng, không quan tâm đến những tâm tư, tình cảm và khuynh hướng riêng của con người mà mình nói là đã yêu. Các nhà phân tích tâm lý nhận thấy rằng trong thứ tình yêu tư hữu này, người ta nói là yêu người khác, tưởng là yêu người, nhưng sự thật thì họ chỉ yêu bản thân mình mà thôi. Tất cả những hành vi CHO ở đây đều chỉ là một cách “đầu tư” nhằm vào lợi lộc trong tương lai, CHO với mục đích là để “bao vây đối tượng”... kiểu câu cá với ý tưởng NHẬN lại đủ vốn lời khi cá mắc mồi và cắn phải câu.

Vì sao? Vì đối tương yêu đương chỉ là phương tiện làm cho họ thỏa mãn những khát vọng, những ao ước, hoặc khuynh hướng chinh phục của họ mà thôi. Bằng chứng là những người yêu theo lối này thường khoe khoang về thành quả chinh phục được người đẹp hay người hùng ... vân vân, sau bao nhiêu ngày gian khổ... Ðây là “TỰ YÊU” chứ không phải là thực sự yêu người... do đó, tình yêu tư hữu thường đưa đến đổ vỡ hoặc bạo hành... Nhưng thật tội nghiệp cho cuộc đời, bởi loại tình yêu này lại thường xảy ra nhất trong cuộc đời...

Ngưòi ta còn nói đến một loại tình yêu thứ ba nữa, đó là Tình Yêu Lý Tưởng hay Dâng Hiến (Ideal Love / Oblation) chỉ có CHO mà không cần thiết phải NHẬN lại. Yêu là muốn cho người mình yêu được hạnh phúc, kể cả khi hạnh phúc ấy không đáp lại ước mong của bản thân mình. Loại này hiếm nhưng không phải là không có!

 

NGÀY VALENTINE TRÊN THẾ GIỚI

 

Tại Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại, trẻ em trao đổi thiệp Valentines với nhau. Tại một vài trường, học sinh tổ chức một buổi họp mặt cho lớp và để hết các thiệp Valentines vào trong một cái hộp đã cùng nhau trang hoàng. Vào buổi chiều của ngày Valentine, thầy giáo hoặc một học sinh được đề cử ra phát những thiệp Valentines cho mọi người. Các học sinh thường được hướng dẫn tự làm lấy những thiệp Valentines bằng giấy mầu xanh đỏ, vẽ hình lên hoặc cắt từ các tạp chí. Nhiều khi các học sinh mua những vật dụng cần thiết để làm thiệp, rồi chọn những thiệp lớn nhất, ngộ nghĩnh nhất để gửi cho cha mẹ và thầy, cô giáo.

Các học sinh lớn và sinh viên thì tổ chức những buổi dạ hội có khiêu vũ trong ngày Valentine. Họ dọn những rổ bánh kẹo, những khay quà và những tấm thiệp được trang hoàng bằng những trái tim và hình một cậu bé mập mạp, có cánh tay cầm cung tên gọi là CUPIDS tức là Thần Ái Tình (Cupido),

Người trưởng thành thì tặng hoa, những hộp kẹo bánh hoặc những món quà khác cho vợ, chồng, hoặc cho người yêu quí. Hầu hết những hộp kẹo bánh Valentine đều có hình trái tim và buộc bằng dây vải màu đỏ.

Tại Âu Châu, người ta cử hành lễ Valentine theo nhiều lối khác nhau.

Trẻ em Anh Quốc đi hát những bài đặc biệt dành cho Valentine's Day và nhận quà tặng như kẹo, bánh, trái cây, hoặc tiền. Một vài nơi ở Anh Quốc người ta làm bánh Valentine với hạt ca-run thơm, mận hoặc nho.

Tại Ý, người ta tổ chức những bữa tiệc trong ngày Valentine.

Tại Anh Quốc và Ý Ðại Lợi, vào ngày Valentine, một số phụ nữ chưa lập gia đình, thức dậy trước khi mặt trời mọc. Họ đến ngồi bên cửa sổ, có khi hàng giờ, nhìn ra đường, chờ đợi một người đàn ông đi ngang qua. Tục lệ này do sự tin tưởng rằng, người đàn ông đầu tiên mà họ nhìn thấy trong ngày Valentine, chính người đó, hoặc một chàng tương tự, sẽ cưới họ trong vòng một năm. Tục lệ này đã được nhà viết kịch nổi tiếng William Shakespeare mô tả trong kịch bản Hamlet (1603). Cô Ophelia đã hát rằng:

“Good morrow! Tis St. Valentine 's Day

All in the morning betime,

And I a maid at you window,

To be your valentine!”

(Một ngày tươi đẹp! Ðây ngày Valentine

Tất cả trong buổi sáng sớm

Và em là cô gái bên song cửa

Mong sẽ là người yêu dấu của anh!”)

 

Tại Ðan Mạch, người ta gửi những đóa hoa màu trắng ép khô, gọi là “giọt tuyết” cho bạn hữu. Ðàn ông Ðan Mạch cũng gửi một loại thiệp Valentine gọi là “gaekkebrev” một loại thư vui đùa (joking letter).

Các chàng viết một vần thơ nhưng không ký hẳn tên mình ra. Thay vào dó, ký tên bằng những dấu chấm nhỏ, một chấm vào mỗi chữ (letter) của cái tên thật. Nếu các nàng đoán được tên chàng, chàng sẽ thưởng cho nàng một cái trứng Phục Sinh vào Ngày Chúa Sống Lại. Trò chơi này cũng có một số người ở Anh làm trong Ngày Tình Yêu.

 

CÁC TỤC LỆ TRONG NGÀY VALENTINE QUA CÁC THỜI ÐẠI

 

Qua thời gian và không gian, nếp sống và phong tục tập quán đều biến đổi. Các tục lệ về ngày Valentine cũng không thể ở ngoài qui luật. Những tục lệ đầu tiên bây giờ không còn như cũ nữa. Người Anh có lẽ đã cử hành Lễ Valentine từ thế kỷ thứ 14. Mộỳt vài sử gia đã truy tầm nguồn gốc của tục gởi những vần thơ vào Ngày Valentine, và cho rằng do một người Pháp tên là Charles, Công Tước của Orléans đặt ra.

Công Tước Orléans, Charles, bị quân Anh quốc bắt trong trận Agincourt vào năm 1415. Ông ta bị đưa về giam tại Anh. Vào ngày Valentine, Charles đã gửi cho vợ một bài thơ tình từ phòng giam tại nhà tù Tower of London.

Nhiều tục lệ bao gồm việc những người phụ nữ độc thân phải tìm cách biết được chồng tương lai của mình là người như thế nào. Ðàn bà Anh Quốc thế kỷ thứ 17, viết tên người đàn ông trên những mảnh giấy nhỏ, cuốn quanh một viên đất sét rồi thả chúng vào nước. Tờ giấy đầu tiên nổi lên trên mặt nước, sẽ được xem như có tên của một người tình đích thực.

Cũng trong thập niên 1700, những phụ nữ chưa lập gia đình kết năm lá nguyệt quế vào gối kê đầu của mình, vào buổi tối, trước Ngày Valentine. Một lá ở chính giữa và bốn lá ở bốn góc. Nếu loại bùa phép này linh, thì những phụ nữ này sẽ thấy người chồng tương lai của mình trong giấc mộng.

Tại miền trung nước Anh, quận Derbyshire, có tục lệ: các phụ nữ trẻ đi vòng quanh giáo đường từ ba đến 12 lần vào lúc nửa đêm, vừa đi vừa đọc những câu thơ như sau:

I sow hempseed

Hempseed I sow.

He that loves me best,

Come after me now.

(Em gieo hạt giống mê say

Hạt giống mê say em gieo.

Chàng, người yêu em nhất,

Hãy đến bên em lập tức.)

 

Người ta tin rằng sau khi lặp lại nhiều lần bài thơ trên, tình yêu trung thực sẽ hiện ra với những người thành tâm.

Một trong các tục lệ lâu đời nhất, đó là tục viết tên những người phụ nữ trên những mảnh giấy, gấp lại, bỏ vào một cái bình. Mỗi người đàn ông sẽ bốc ra một mảnh giấy. Người phụ nư ờ có tên trên giấy ấy sẽ trở thành “Valentine” tức “người yêu quý” của anh ta, và sẽ được chàng dành cho sự quan tâm đặc biệt...

Nhiều người đàn ông đã tặng quà cho các Valentine của họ. Một vài nơi, các chàng trai trẻ tặng cho “người yêu quý” một đôi bao tay. Các chàng giàu có sẽ tổ chức những buổi dạ vũ linh đình để vinh danh Valentine của mình.

Vào thập niên 1700, có tục lệ vào ngày Valentine, các nhóm bạn hữu họp mặt để rút thăm tên người Valentine của mình. Khi đã rút được tên Valentine của mình, vài ba ngày sau, người đàn ông sẽ mang tên người phụ nữ trên tay áo của mình. Ðây là nguồn gốc của câu tục ngữ “mang trái tim mình trên cánh tay” (Wearing his heart on his sleeve).

“Mang trái tim mình trên cánh tay” là câu nói có ý nghĩa rất thâm thúy. Tên người phụ nữ Valentine được xem như trái tim mình và mang trên cánh tay. Như vậy có nghĩa là trong tình cảm nói chung, trái tim là quan trọng hơn hết, mọi thứ khác chỉ là phụ tùy. Trong tình yêu nam nữ trái tim là chính, tâm hồn là quan trọng nhất. Ngược lại thì không phải là tình yêu thực, mà chỉ là tình dục trá hình...

 

Các phong tục của Ngày Valentine đã biến đổi qua thời gian. Vào các thập niên 1700 và 1800, tục lệ gửi những thông điệp tình yêu lãng mạn đã dần dần thay thế tục lệ gửi quà. Nhiều nơi đã bán những cuốn sổ tay gọi là “Valentine Writers” trong đó có in những bài thơ trữ tình, lãng mạn có thể chép lại để gửi đi, và những chỉ dẫn cùng gợi ý về việc sáng tác những vần thơ tình...

 

NHỮNG TẤM THIỆP VALENTINE CÓ TỪ BAO GIỜ?

 

Mãi đến đầu thập niên 1800, người ta mới thấy những tấm thiệp đầu tiên. Hầu hết đều để trắng bên trong cho người ta viết những điều muốn viết.

Bà Kate Greenway, một họa sĩ người Anh đã trở thành nổi tiếng nhờ những tấm thiệp Valentine của mình. Phần lớn các tấm thiệp của Kate đều vẽ những bức tranh duyên dáng, dễ thương với chủ đề các trẻ em vui chơi hạnh phúc và những khu vườn êm ái, tươi vui...

Tại Mỹ, nhà sản xuất thiệp Valentine đầu tiên là một phụ nữ có tên là Esther A. Howland, thuộc thành phố Worcester, tiểu bang Massachusetts. Vào năm 1847, sau khi nhìn thấy thiệp Valentine tại Anh Quốc, bà đã quyết định tự làm lấy cho mình một vài cái. Bà đã làm ra những tờ mẫu và đã nhận đựợc đơn đặt hàng từ các cửa hàng. Sau đó bà thuê một số người trẻ tuổi để tiến hành việc sản xuất thiệp Valentines. Xí nghệp của Howland đã bành trướng rất mạnh và nhanh chóng, số thương vụ mỗi năm lên tới một trăm ngàn Mỹ kim đầu tư. Nhiều tấm thiệp của thập niên này được vẽ bằng tay. Một số thiệp vẽ hình thần Ái Tình hiện thân trong một cậu bé mập mạp tay cầm cung tên nhắm bắn xuyên một trái tim... Phần lớn các thiệp đều có thắt dây bằng lụa, một số được trang trí bằng hoa khô, lông chim, nữ trang giả, vỏ ốc xa-cừ, vỏ ốc biển, hoặc tua chỉ. Một số thiệp tốn kém đến khoảng 10 Mỹ kim.

Vào giữa thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ 19, người ta thường gửi những thiệp Valentines hài hước gọi là “đồng xu đáng sợ” ( penny dreadfull) vì những thiệp này chỉ bán có một xu mà thôi. Nội dung chứa những câu thơ nguyền rủa như:

“Tis all in vain your simpering looks,

You never can incline,

With all your bustles, stays, and curls,

To find a valentine.”

(Tất cả đều vô ích

Những cái nhìn ngờ nghệch của bạn

Bạn sẽ chẳng khi nào có thể thuyết phục được

Bằng tất cả những hối hả rộn ràng, viếng thăm và quay quắt

Ðể tìm được một người tình yêu quí.)


Ngày nay những cái thiệp loại này đã trở thành đồ cổ trong các bộ sưu tập...


Valentine 's Day là một truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Âu, Mỹ. Họ đã dành một ngày riêng cho Tình Yêu Thương, như đã dành một ngày cho Mẹ, cho Cha và các tình cảm cao quí khác...

Dĩ nhiên, tình yêu thương phải hiện diện thường trực trong cuộc sống để con người có đủ niềm tin, niềm an ủi và niềm vui để dìu nhau vượt qua những chặng đường đời đầy gai góc và gian khổ. Nhưng vì những thúc bách của cuộc sống, tình yêu thương chỉ hiện diện một cách tiềm tàng, thầm lặng... Tiềm tàng và thầm lặng đến nỗi những người trong cuộc, đôi khi không còn cảm thấy chút gì ấm nồng, tha thiết của tình yêu nữa... rồi đâm ra buồn chán cho nhịp đơn điệu, tẻ nhạt... Một số người đã đi tìm cảm xúc và cảm giác mới, thay vì tìm lại “người yêu dấu xưa”, “ tìm lại Valentine của một thuở một thời”... Trong tình cảnh này, Ngày Valentine sẽ là dịp giúp cho người đời hâm nóng lại những tình cảm đã cơ hồ như nguội lạnh vì hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho những người yêu nhau ôn laị cuộc tình đầy kỷ niệm buồn vui, cho tình lên men thắm... Valentine cũng sẽ là cơ hội tốt cho những chàng, những nàng còn quá rụt re,ợ e thẹn trước ngưỡng cửa tình yêu, nhân dịp này mà bạo dạn bày tỏ lòng mình.

Hỡi những kẻ từng yêu mà không dám tỏ, hãy nương theo Valentine 's Day. Ngày của Tình Yêu Thương để nói lên tất cả những tình cảm chân thành đang rạo rực, xao xuyến và thiêu đốt trong tim. Hỡi những ”lòng son đang cháy ước mơ!” Hãy tin rằng trên cõi đời ngắn ngủi này, sẽ không có một người nhan sắc nào là vô tình cả! Chỉ là do không gõ đúng cửa mà thôi!

 

Hãy gọi đi! thế nào cũng sẽ có lời đáp lại!

Hãy gõ cửa đi! thế nào cũng sẽ có người mở cửa ra!

Hãy bước đi! thế nào cũng có lúc đến!

Hãy nhắm mắt lại, và mở lòng ra... Với tình yêu thương, tất cả mọi sự việc đều có thể đến!

“With Love All Things Are Possible”


Hãy tin đi! Happy Valentine!

 

NGUYỄN CHÂU

 


MỘT CUỘC GIẢI PHẪU U BƯỚU ‘PHI THƯỜNG’: 3 BÁC SĨ TẠI CHATTANOOGA trong đó có một bác sĩ gốc gác QUẢNG TRỊ

BÁO CHATTANOOGA TIMES

‘Extraordinary’: Chattanooga doctors remove rare 34-pound tumor

MỘT CUỘC GIẢI PHẪU ‘PHI THƯỜNG’: 3 BÁC SĨ TẠI CHATTANOOOGA trong đó có một bác sĩ gốc quê QUẢNG TRỊĐinh Trọng Trữ Khang , ĐÃ CẮT BỎ KHỐI U NẶNG 34 POUND CHO BỆNH NHÂN ĐANG CÓ NHIỀU BỆNH MÃN TÍNH KHÁC



Elizabeth Fite

Báo TimefreePress / Chattanooga Tiếu bang Tennessee

Ngày 12 tháng 2 năm 2023


*

TRÁI QUA: BS ĐINH TRỮ-KHANG (con cháu Quảng Trị), BS Justin Wilkes, BS Rishabh Shah đang đứng trước Trung Tâm Ung Bướu CHI Memorial's Rees 

Staff Photo by Olivia Ross / Doctors Tru-Khang Dinh, Justin Wilkes, and Rishabh Shah stand in front of CHI Memorial's Rees Skillern Cancer Institute on Friday.


    Các bác sĩ phẫu thuật của BV CHI MEMORIAL đã loại bỏ thành công một khối u hiếm gặp nặng 34 pound dài 29 inch khỏi một bệnh nhân 67 tuổi tên là Swason. Sau ca giải phẫu, bệnh nhân cho biết hiện nay ông  cảm thấy khỏe hơn khi không còn khối u này trong người nữa. Cách đây vài năm khối u đã phát triển mà không bị phát hiện.


Ông có tên khá dài là Maurice "Sonny" Swanson ở McDonald, 67 tuổi người dân tiểu bang Tennessee. Qua điện thoại vào hôm thứ Sáu 10/2/2023, ông Swanson cho hay “Tôi còn sống QUẢ là một điều kỳ diệu,”. Bệnh ung thư của ông là trường hợp hiếm gặp. Khối u mỡ của Swanson vượt xa kích thước điển hình và lớn hơn bất kỳ khối u nào mà các bác sĩ của ông  tại Trung Tâm Y Tế CHI Memorial từng gặp. Theo hồ sơ của bệnh nhân u mỡ ở vùng bụng có kích thước lên tới 60 cm dài 73 cm.


Ngoài khối u ra, các bác sĩ phẫu thuật cần phải cắt bỏ thận trái, lá lách, một phần ruột, tuyến thượng thận trái và đuôi tụy để loại bỏ tất cả các mô ung thư. Ngoài ra Swanson cũng mắc một số bệnh mãn tính khác, bao gồm cả bệnh tim, khiến ca phẫu thuật trở nên phức tạp khó khăn và đầy áp lực hơn.

CHI Memorial Hospital Chattanooga

 2525 de Sales Avenue Chattanooga, TN 37404


Theo BS Wilkes cho biết, ông đã sử dụng một LẬP TRÌNH để đánh giá rủi ro cho ca phẫu thuật này.  Các tính toán cho thấy tỷ lệ Swanson tử vong do phẫu thuật là khoảng 8% hoặc 9%, với 40% nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và gần như chắc chắn sau khi xuất viện phải vào nursing home. BS Wilkes thường không thực hiện phẫu thuật với tỷ lệ tử vong 8 đến 9% nhưng ông không có chọn lựa nào khác trong trường hợp của Swanson. Điều kiện loại bỏ mô mỡ của Swanson đúng ra phải ở một trung tâm chuyên biệt hơn nhưng nhờ có kinh nghiệm qua 2 năm nghiên cứu sinh BS Wilkes quyết định thực hiện tại trung tâm này.


 THÁCH THỨC KỸ THUẬT



                    khối U sau khi phẫu thuật

    Nhóm điều trị ung thư cho ông Swanson gồm có ba bác sĩ:  Đinh Trữ-Khang (Quảng Trị),  Justin Wilkes, và Rishabh Shah. Ba bác sĩ này đã dành nhiều giờ để chuẩn bị và tham khảo ý kiến của các chuyên gia khác để phát triển kế hoạch điều trị cho Swanson.


Trước khi tiến hành phẫu thuật, Swanson đã được xạ trị để giảm khả năng khối u phát triển trở lại. Bác sĩ Đinh Trữ Khang  thuộc Trung Tâm U Bướu Tennessee Oncology có nhiệm vụ thực hiện xạ trị cho bệnh nhân.


Qua phỏng vấn điện thoại, BS Khang cho hay do khối u quá lớn, bs Khang cho biết có những nơi trong bệnh nhân mà ngay cả những bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất cũng có thể vô ý để lại "mảnh vụn" của các tế bào cực nhỏ liên quan đến Khối U đó. BS Khang giải thích tiếp, nội dung của sử dụng  bức xạ là tiệt trùng ở mép phẫu thuật để bảo đảm không có tế bào nào phát triển trở lại. Lý do chỉ một tế bào cancer của khối u đó còn sót lại theo thời  gian sẽ phát triển trở lại thành  khối u khác.


Về phần bệnh nhân Swanson cho biết ông quyết định ở lại địa phương, sau này không còn muốn đi đâu xa hơn nữa do ông  đã quen thuộc với bệnh viện và tin tưởng vào khả năng của các bác sĩ tại thành phố Chattanooga./.


Lược dịch by ĐHL 

theo 

‘Extraordinary’: Chattanooga doctors remove rare 34-pound tumor | Chattanooga Times Free Press



NGẮM LẠI HÌNH CÁI LÔ CỐT và CÁNH ĐỒNG XƯA CỦA QUÊ HƯƠNG KỶ NIỆM

     HÔM NAY nhờ vào thời đại Internet qua Google Map tôi ngắm lại hình ảnh cái lô cốt xưa chợt trong lòng dâng lên hình ảnh cũ ngày RA ĐƠ...